Sài Gòn nướng muối ớt
Ở Sài Gòn mà nói muối ớt nhiều người lắc đầu. Nhất là những ông bà chuyên viên dinh dưỡng nhìn đâu cũng thấy phản dinh dưỡng, lắc càng mạn h.
Họ chẳng những khuyên giảm muối mà có kẻ còn coi muối như kẻ thù của loài người. Tính đến chuyện muối bị tình nghi là kẻ thù – tác nhân làm tăng huyết áp, phải kể từ thuở loài người thời chiến tranh nguyên sơ, đã biết lợi dụng tiền sử huyết áp của đối phương để kích báng đối phương tức đến hộc máu mà chết, như Lượng kích Du thời Tam Quốc. Nhưng tới nay chưa có toà nào lên án được muối vì không đủ chứng cứ kết nó là nguyên nhân trực tiếp.
Triết lý của nhà dinh dưỡng là thà lầm còn hơn sót.
Với những con người khẩn hoang Nam bộ, rõ ràng muối và ớt là hai thứ gia vị rất sẵn có và đeo cứng cuộc đời họ như đỉa dưới đồng sâu. Sự thật này đã được khẳng định khắp nơi: “bữa ăn nghèo nàn nhất và đơn điệu nhất của các nước kém phát triển lại càng cần gia vị nhất,” theo sử gia Pháp F. Braudel, tác giả cuốn Những cấu trúc sinh hoạt hàng ngày.
Người ta lại nói muối Bạc Liêu ngon nhứt. Mà Bạc Liêu chỉ có sở muối Gành Hào. Dân Gành Hào khẳng định, muối ở đây ngon nhất. Nhưng cả mấy ông làm công ty muối Bạc Liêu lẫn diêm dân Gành Hào không ai biết tại sao nó ngon. Mà còn khăng khăng muối đen ngon hơn muối trắng. Muối đen lại bị công nghiệp tẩy chay. Nội cái chuyện tiếp thị hột muối cũng kiểu “hữu xạ” bảo sao người dân muối không vô vọng…
Muối hột với ớt – ớt chim ỉa mọc hoang đâu đó gần gò mối, miếng ruộng biền, càng nồng nàn – giã dập dập, ướp con cá câu cắm, con chuột chận ngách, con lươn ống trúm trên đồng, rồi bó lá chuối, tóm mớ rơm nướng trui lên thì mười “barbecue” của Tây theo cũng chẳng kịp. Vì chẳng qua là barbercue nặng mùi son phấn, mà lại thiếu đi cái tươi ngọt, do nguyên liệu nằm trong hầm đá quá lâu. Vả chăng, so với dân Á, dân Tây rất ư là vô cảm với vị “ngọt” trong thực phẩm mà người Nhật khám phá ra đầu tiên từ tảo biển, đặt tên là umami…
Sài Gòn gần đây, khi những viên gạch mộc xù xì thô ráp quay trở ra nằm e ấp trên mấy cái mặt tiền nhà lai thuộc địa (coloniale), những làng nướng tấp tểnh mọc lên. Muối hột giã ớt lại quay về. Nhưng không phải làng nướng nào cũng đúng là muối hột, đúng là ớt hiểm chim ỉa, đúng là muối hột Gành Hào – vùng đất nuôi con cá-kèo-lọ-lem tự nhiên và bán tự nhiên ngon đến dẹo lưỡi người Sài Gòn. Hột muối ở đây ngon cũng vì lẽ này chăng?
Kể từ Sài Gòn sinh nhật 300, những khu nướng khẩn hoang nổi lên, nướng muối ớt làm cho lũ chuột đồng miền Tây điêu đứng (nhưng không sao, hồi tháng 10 vừa rồi, con người đã công bố nhân bản chuột đồng được rồi). Món ngon bao giờ cũng có hàm lượng quá khứ hoặc hàm lượng, xin lỗi,… nước bọt (quảng cáo của nhà hàng)… cho những người (trẻ) thiếu đi thứ “muối mắm” quá khứ: chuột bắt được lột da, ướp muối ớt – muối ớt đồng bao giờ cũng có thêm một hai thứ lá rau mùi như é, lốt hoặc mãng cầu, ổi, bó chuột lại hoặc giã dập trong muối luôn. Và nổi lửa ở một góc ruộng. Cơm trắng với bữa thịt chuột nướng bốc mùi thơm lừng ngon – một sự tương phản giữa cơm lạt ngon ngót bột đường và vị mặn, cay, béo, mùi thơm, khen khét quyện lấy nhau, “âm dương giao hoà, vạn sự (ngon) sinh sôi” (Khổng Tử). Phiên bản ấy được bê về Sài Gòn đã bị vặt trụi lủi nhiều chi tiết. Nhưng nhiều người ăn vẫn cứ ăn giặm phiên bản trụi lủi ấy với mắm-muối-xửa-xưa. Thật hồn hậu. Thật đã.
Bởi thế cho nên, chuột đồng nướng muối ớt thường đứng đầu bảng-sạch-bách trong thực đơn buffet của các chương trình ẩm thực khẩn hoang.
Với một số người ngại chuột, các món nướng muối ớt khác cũng không kém hương sắc. Bạn có thể đọc trong thực đơn: cu muối ớt nướng mọi, cá lóc nướng muối ớt, lươn nướng muối ớt, cánh gà ta nướng muối ớt, ếch nướng muối ớt, dông nướng muối ớt, v.v. Nói chung, những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên xi… Công thức điều vị mộc mạc này còn đứng vững tới nay, nói như một nhà văn hoá, là được bình chọn rất dân chủ bởi lá phiếu của từng cái lưỡi.
Muối ớt như những thứ công thức gia vị “trầm tích” từ đời sống của những người dân chân lấm tay bùn. Họ làm việc nặng, mồ hôi ra nhiều, muối cơ thể mất theo mồ hôi, nên muối ớt trở thành nguồn cung cấp bù muối. Chẳng nhà dinh dưỡng nào phản đối được điều này. Ngay cả trong các món canh, như canh cải tàu bay hái trên đồng, canh chua lá vang, muối ớt cũng là thứ điều vị chính. Bạn có thể thể nghiệm điều đó khi so với nêm các thứ khác. Muối mặn thường làm tim đập nhanh, kháng được cái lạnh buổi đầu ngày, nên củ khoai cũng có gói muối ớt kèm theo.
Video đang HOT
Về lại Sài Gòn, những món nướng thô mộc này, như giòng phù sa nặng “quặng” thương nhớ. Mỗi lần ăn là mỗi lần chở ta về một nơi chốn đã sống đã lớn lên, đã giữ lại ta là ta chứ không phải là ai khác.
Theo PNO
Săn món 'độc' cho những ngày nghỉ
Nếu trước đây, các loài côn trùng như: rắn, rết, bò cạp, gián, kỳ nhông, sâu dừa, giun, ve sầu... là nỗi ngại ngần của nhiều người thì hiện nay chúng trở thành món khoái khẩu của giới sành ăn ở Sài Gòn.
Có mặt tại quán Thu Hiền (Thủ Đức), thực khách tên Tâm cho biết, những nhà hàng có các món lạ như thế này ở Sài Gòn không nhiều nên phải chịu khó "lùng" nếu muốn thưởng thức.
Theo khảo sát của VnExpress.net, một số địa điểm khác cũng có bán các món này như: làng nướng Đồng Quê (đường Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP HCM); quán nướng trên đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp; một số quán ăn bình dân trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân.
1. Đuông dừa (sâu dừa):
Đuông dừa giống như sâu khoai, sống ở trong lõi cây dừa và thường to bằng một ngón tay người. Đuông bắt đầu được ưa chuộng rộng rãi và trở thành đặc sản ở Việt Nam từ khoảng chục năm nay. Con vật này sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Người ta thường nướng muối ớt và ăn sống (để con vật bơi trong chén nước mắm cho thấm rồi đưa lên miệng ăn).
Thịt đuông rất ngọt, thơm, dai. Giá bán khoảng 5.000 đến 10.000 đồng một con. Riêng các món nướng, chiên, hấp lá chanh, sâu xiên nướng, chiên nước mắm với giá khoảng 150.000 đồng một kg.
Đuông dừa nướng ăn rất bùi, béo và thơm là món đặc sản của miền Tây. Ảnh: Thi Trân.
2. Kỳ nhông (Giông):
Kỳ nhông phổ biến ở Bình Thuận. Thịt con vật này ăn rất thơm, dai và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Người ta thường chế biến kỳ nhông thành các món như gỏi kỳ nhông lá me, nướng, canh chua lá me, nướng muối hoặc hầm thuốc bắc.
Món kỳ nhông nướng. Ảnh: bayduckynhong.blogsport.com.
3. Bò cạp, bọ hung, bọ xít:
Thịt bò cạp giàu protein và axit amin giúp làm tăng sức đề kháng. Người ta thường chế biến thành món nướng hoặc xông khói. Giá bán khoảng 50.000 đồng một đĩa chừng 5, 6 con. Tương tự như bọ cạp còn có các món: bọ hung nướng, bọ xít nướng.
Một đầu bếp có kinh nghiệm cho biết, đối với các loại bọ này chỉ cần ngâm vào nước sôi một lúc rồi hút chất hôi trong cơ thể chúng ra là sẽ rất thơm ngon, bổ dưỡng và khi ăn sẽ thấy được sự ngọt, giòn và thơm riêng của từng côn trùng.
Món bò cạp nướng nguyên con. Ảnh: Thi Trân.
4. Ve sầu, cào chào, châu chấu, gián:
Ve sầu giòn, bùi và thơm thường được chế biến thành món nướng hay chiên giòn với giá 50.000 đồng một đĩa khoảng 60 con. Bên cạnh đó, các món châu chấu rang, cào cào rang hay đặc biệt là móm súp gián cũng được nhiều người ưa chuộng.
Trong số các loại côn trùng này thì gián là khó ăn nhất vì có mùi hôi khó chịu. Theo các đầu bếp ở đây cho biết, để không bị hôi thì khâu chế biến phải làm thật kỹ. Gián được hút chất hôi ra rồi đem lên nấu với cải trắng hoặc cải thảo, thêm chút trứng và gia vị sẽ thành món súp là "cực đỉnh".
Ve sầu, món ăn đặc sản, phổ biến nhất vào mùa hè. Ảnh: Thi Trân.
5. Giun đất, giun biển (sá sùng):
Người ta chọn những con giun to bằng ngón tay, càng to càng tốt. Món này thường được các đầu bếp ngâm trong nước muối rồi đưa ra cho khách ăn sống. Khách chỉ cần đưa lên miệng, con giun sẽ tự chui vào giống như món thằn lằn sống. Thịt giun có thể chữa bệnh được sốt rét và hiện nay cũng phổ biến ở nhiều vùng quê, người ta bắt đem về làm sạch và nấu canh. Trong y học cổ truyền Việt Nam, giun đất cũng được dùng để trị suy nhược cơ thể, cao huyết áp, sốt rét, sốt nóng...
Món giun biển rất phổ biến ở Khánh Hòa chế biến thành món nướng hoặc nấu lẩu. Cách làm thịt sá sùng rất công phu, cẩn thận, ruột phải làm thật sạch, nếu không sẽ rất tanh. Thịt giun biển giòn, dai, ăn sần sật, có vị béo, ngọt và thơm thường ăn kèm với xoài xanh, tỏi, sả, rau thơm, ớt. Giá món này khoảng 65.000 đồng một dĩa.
Món giun biển nướng. Ảnh: vuontinhnhan.net.
6. Rết:
Rết thường được chế biến làm gỏi với bắp chuối hột, đu đủ xanh, ngó sen, bắp cải, dưa leo, cà rốt. Lúc ăn, chấm với nước mắm hòn với tỏi, ớt, chanh. Ngoài ra còn có món rết chiên giòn hoặc nướng mọi ăn rất bùi và thơm.
Rết chiên giòn. Ảnh: Thi Trân.
7. Chuột đồng:
Loài gặm nhấm này được nhiều người sành ăn ưa chuộng vì mùi thơm như thịt gà nhưng mềm và dai hơn. Thịt chuột đồng được chế biến thành các món như: nướng muối ớt, xào dưa.
Một chủ quán ở đây cho biết, các loại côn trùng, động vật ở đây thường được lấy mối từ các tỉnh miền Tây lên, song nguồn cung đang ngày càng khan hiếm. Đặc biệt là vào các dịp lễ lớn khách đến ăn rất đông nên nhiều người phải gọi điện đặt hàng trước cả tuần mới có.
Chuột đồng nướng được đông đảo thực khách ưa chuộng. Ảnh: Thi Trân.
Theo VNExpress
Những Món Ăn Đặc Sản Nam Bộ Những món đặc sản Nam Bộ như ba khía, chuột đồng úp trách, nhộng ong... không những ngon, bổ mà còn làm phong phú ẩm thực Việt Nam... Từ xa xưa vùng đồng bằng sông Cửu Long rừng hoang đầy dẫy thú dữ, dưới sông đặc nghẹt cá sấu , ngư kình. Tiến trình cải tạo thiên nhiên đã được lưu giữ trong...