Sài Gòn FC – làn gió mới cho V-League?
Dù chịu tác động lớn từ Covid-19, sự trở lại cuối tuần này của V-League 2021 vẫn đáng được kỳ vọng, nhất là từ những chuyển biến dữ dội của Sài Gòn FC.
Sài Gòn FC, với chiến lược Nhật hóa, là một nét mới ở V-League 2021. Ảnh: Đức Đồng.
Trong thời gian nghỉ tránh dịch và nghỉ Tết vừa qua, Sài Gòn FC đồng loạt làm được một số việc lớn. Từ thay HLV trưởng, công bố chiến lược mua lại một CLB ở giải J-League 3, đưa cầu thủ sang J-League 2 rồi nhận chuyển giao Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF (đơn vị đứng ra nhận là Tập đoàn Văn Lang – một trong những nhà đầu tư lớn của Sài Gòn FC).
Các bước đi của Sài Gòn FC về lý thuyết là tin vui, vì nó thể hiện được cam kết đầu tư của họ, nhất là sau một mùa giải rất thành công với HC đồng V-League 2020. Bóng đá Việt Nam từng đưa cầu thủ sang châu Âu du học với trường hợp của cầu thủ HAGL, hay thành lập các cơ sở đào tạo liên kết với những CLB hàng đầu thế giới. Nhưng chưa ai nghĩ đến việc tạo cơ sở phát triển cầu thủ Việt Nam ngay ở nước ngoài như Sài Gòn FC. Các động thái của họ gợi mở về một công thức: Đào tạo cầu thủ ở PVF, sau đó đưa sang Nhật Bản để tiếp nhận môi trường chuyên nghiệp, khi đủ tuổi thì đưa về Việt Nam chơi V-League. Nếu thuận lợi hơn, các cầu thủ đó có thể chơi bóng và được các CLB Nhật Bản mua lại, tức một kiểu “xuất khẩu tại chỗ”.
Cách làm của Sài Gòn FC được xem là đột phá, bởi nó tạo ra một vòng tròn khép kín từ đào tạo đến thi đấu và tiếp cận gần hơn với thị trường chuyển nhượng quốc tế. Vòng tròn ấy sẽ giúp cho hoạt động đào tạo không bị lãng phí, khi cầu thủ dù tốt hay không, vẫn được sử dụng, phần nào đó cũng giúp cho ngân sách đầu tư của Sài Gòn FC được hiệu quả.
Nhưng cũng chính vì chiến lược của Sài Gòn FC quá tốt, nên mới gây băn khoăn . Dù cách làm của Sài Gòn FC có tiến bộ cỡ nào, họ vẫn là một CLB tại V-League, nơi các CLB phát triển tính chuyên nghiệp không đồng đều. Cũng như một con thuyền lớn, đóng bằng sắt, nhưng lại chỉ đánh bắt trên sông thay vì đi ra biển lớn. Mô hình của J-League mà Sài Gòn FC đi theo có thể chỉ phát huy tác dụng nếu như V-League cũng được vận hành theo kiểu của J-League. Nhưng trên thực tế, trong 14 đội bóng hiện nay, không dưới năm đội vẫn thuộc dạng “vỏ bưởi, lòng cam” – mang tiếng doanh nghiệp nhưng vẫn lệ thuộc vào nguồn ngân sách hay cơ chế của địa phương. Đa số CLB không tự kiếm được tiền, làm ra tiền, mà vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh của đơn vị sở hữu.
Video đang HOT
Hơn 10 năm trước, HAGL từng có những bước đi đột phá với tham vọng rất lớn. Nhưng đến giờ, chưa có mục tiêu nào của bầu Đức thực sự đạt được kết quả mỹ mãn. Dàn cầu thủ khóa 1 của Học viện HAGL từng ra nước ngoài thi đấu, nhưng xét về trình độ, chưa vượt trội mặt bằng chung. Các khóa đào tạo sau đó cũng chưa tốt hơn, không tạo ra một nhóm cầu thủ đủ cho bộ khung của đội bóng.
Bán cầu thủ không xong, thành tích thi đấu của HAGL cũng chưa có gì đặc biệt. Lần gần nhất họ vào top 3 V-League là từ 2013, khi vẫn còn cách làm cũ. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng quan trọng nhất là V-League chưa thực sự cải thiện về chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp, nên dù có đột phá về cách nghĩ, thì kết quả mà bầu Đức nhận được vẫn không rõ ràng. Ngay việc “triệu hồi” Kiatisuak về làm HLV mùa này cũng mang hơi hướng thương mại nhiều hơn, dù được kỳ vọng bước đi này sẽ là “dấu chấm trên đầu chữ I”.
Giống HAGL giữa những năm 2000, Sài Gòn FC đang đột phá về cách nghĩ và cách làm so với mặt bằng bóng đá Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng
Trở lại với Sài Gòn FC, những toan tính kinh doanh bóng đá của họ có thể tốt, nhưng ở một môi trường mà việc bán áo đấu, bản quyền truyền hình, thu nhập từ bán vé… vẫn rất sơ khai, nỗ lực của CLB này sẽ khó thành công trong thời gian sớm. Nếu cả 14 CLB V-League đều có cùng một cách hoạt động, tạo ra được một thị trường mà người hâm mộ sẵn sàng bỏ tiền mua vé trọn mùa, săn lùng các vật phẩm lưu niệm chính hãng, trả tiền để xem trực tiếp truyền hình, thì chiến lược của Sài Gòn FC rất đáng học hỏi. Nói cách khác, các CLB phải cùng tạo ra một môi trường để kinh doanh, có khách hàng và có những thứ để bán. Nếu không có những nguồn thu ấy, nỗ lực đầu tư nào rồi cũng đều đến lúc mệt mỏi, chán nản.
Điều này cũng giống việc một đội như Hà Nội FC ra đấu trường châu Á chơi tốt, nhưng các đại diện Việt Nam khác lại thi đấu cẩu thả, vô trách nhiệm, bị loại từ sớm. Khi đó, dù Hà Nội FC có nỗ lực đến đâu, số lượng suất dự AFC Champions League cho bóng đá Việt Nam cũng khó mà tăng được. Bởi nói cho cùng, khi đánh giá trình độ của một nền bóng đá, không chỉ lấy một CLB hay thành tích của đội tuyển quốc gia làm thước đo. Nước lên thì thuyền mới lên, các cầu thủ Việt Nam vô cùng chật vật trong việc tìm chỗ đứng khi ra nước ngoài thi đấu, khác hẳn với cầu thủ Thái Lan đang nhận được sự tín nhiệm nhờ vào tính chuyên nghiệp của Thai-League, cho dù về khía cạnh chuyên môn, chưa chắc họ đã hơn cầu thủ Việt.
Dù sao, Sài Gòn FC cũng không đơn độc như HAGL của 15 năm trước. Hà Nội, Bình Dương, Viettel hay CLB TP HCM đang được vận hành theo mô hình của các công ty bóng đá có tham vọng. Nhưng con số ấy vẫn chưa đủ nhiều.
12 đội tranh vòng chung kết giải vô địch U.19 quốc gia tại Bình Dương
Ban tổ chức giải bao gồm Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần CLB bóng đá Becamex Bình Dương đã quyết định chọn Bình Dương là nơi đăng cai vòng chung kết giải vô địch bóng đá U.19 quốc gia 2021 từ ngày 21.3 đến 6.4 tới
U.19 Hoàng Anh Gia Lai, một ứng viên nặng ký có mặt tại vòng chung kết
Tuần rồi, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã có thông báo gửi các đội về 2 phương án kết thúc vòng loại giải vô địch U.19 quốc gia 2021 sau khi giải bị tam ngưng 1-2 lượt trận cuối vì đại dịch covid khi ấy đang có diễn biến phức tạp trở lại. Kết quả là hơn 20 lá phiếu trong tổng số 28 đại diện cho các đội dự tranh vòng loại đã chọn phương án 2 là công nhận kết quả thi đấu và xếp hạng các đội ở thời điểm tạm dừng. Ngoài 10 đội nhất nhì các bảng là Hà Nội, PVF (bảng A) SLNA, Học viện NutiFood (bảng B), Quảng Nam, HAGL (bảng C), Bình Dương, Sài Gòn FC (bảng D), Đồng Tháp, An Giang (bảng E) chính thức lọt vào VCK, còn có 2 chiếc vé dành cho đội xếp thứ 3 có thành tích phụ tốt nhất. Kết quả là Khánh Hòa là đội thứ 3 ở bảng D có chỉ số phụ tốt nhất và Bình Định đội thứ ba bảng C vượt qua Kon Tum là đội thứ 3 bảng B về hiệu số bàn thắng bại để trở thành đội có hiệu số phụ tốt thứ 2 lọt vào vòng chung kết. Tiếc cho Viettel dù xếp thứ 3 bảng A nhưng điểm số thấp nên không thể góp mặt trong top 12 đội xuất sắc của giải U.19.
Sau khi có danh sách 12 đội vào vòng chung kết, một vấn để đau đầu nữa của BTC là chọn địa phương đăng cai. Trước tết, 2 đơn vị sốt sắng nhất là PVF và Kon Tum. PVF là nơi từng tổ chức vòng chung kết U.19 năm rồi quá đầy đủ điểu kiện để tiếp tục tổ chức. Tuy nhiên việc chuyển giao bất ngờ từ Vingroup về Tập đoàn Văn Lang của PVF cũng phần nào ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của đơn vị đào tạo trẻ hùng mạnh này. Thêm vào đó dịch covid vẫn còn diễn biến phức tạp ở khu vực Hải Dương- Hưng Yên mà các đội đều ở ngoài PVF phải di chuyền từ các khách sạn lân cận cách 10-15 km đến nên BTC đã phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Còn với Kon Tum, sân chính tuy đảm bảo nhưng lại thiếu sân phụ đủ tiêu chuẩn để thi đấu khi xảy ra 2 trận cùng giờ. Phương án kết hợp với Gia Lai để đồng tổ chức cũng bị vướng do sân Pleiku thời điểm diễn ra vòng chung kết U.19 không chỉ phải đảm bảo cho Hoàng Anh Gia Lai thi đấu V-League mà cả Công an Nhân dân thi đấu giải hạng nhất, nên về mặt chuyên môn chưa đảm bảo.
Bảng D có đến 3 đội góp mặt ở vòng chung kết là Bình Dương, Sài Gòn và Khánh Hòa
Cuối cùng đơn vị sốt sắng thứ 3 là Bình Dương đã được chọn. Thứ nhất là sân bãi đủ điều kiện khi ngoài sân chính, sân phụ đủ tiêu chuẩn còn có 2 sân Thành phố Mới nếu cần tổ chức vẫn đảm bảo. Thứ hai lịch đấu của U.19 không quá đụng với lịch V-League của Bình Dương. Cụ thể chỉ có 1 ngày diễn ra trận Bình Dương- Sài Gòn FC (24.3) là U.19 không đá, còn lại từ 21.3 đến 6.4 gần như tất cả các trận đều diễn ra liên tục trên sân Bình Dương và sân phụ ngay bên cạnh sân chính. Thứ ba, thời gian qua tỉnh Bình Dương phòng chống dịch covid rất tốt, việc mở cửa đón khán giả đến sân cổ vũ có thể sẽ được áp dụng cho cả V-League lẫn U.19 trong thời gian tới, nên người hâm mộ Bình Dương sẽ có dịp đến sân đông đảo để cổ vũ cho các cầu thủ trẻ được xem là thế hệ tương lai nhắm đến mục tiêu World Cup 2030. Thứ tư là sự nhiệt tình của Công ty cổ phần CLB bóng đá Bình Dương và phía sau là Tổng công ty Becamex IDC nhận đồng hành về nhiều mặt cho BTC giải với mong muốn góp phần trong việc tạo sân chơi nâng tầm chất lượng cho tất cả các đội bóng về dự vòng chung kết.
Dựa vào sự phân tích đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đã quyết định chọn Bình Dương là nơi đăng cai vòng chung kết giải vô địch bóng đá U.19 quốc gia 2021 từ ngày 21.3 đến 6.4 tới. Văn bản đề nghị đăng cai cũng đã được Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên gửi đến lãnh đạo tỉnh và đơn vị đăng cai.
Thầy Giôm và Học viện NutiFood sẽ có mặt tại Vòng chung kết giải U.19
Theo đó vòng chung kết giải vô địch U.19 quốc gia có tổng cộng 25 trận (hơn lần trước 10 trận) và sẽ thi đấu dài ngày hơn (18 ngày so với 13 ngày trước đây), đặc biệt VFF cũng đã sắp lịch thi đấu vòng loại bảng khá thoải mái cho tất cả các đội khi mật độ sẽ là 2 hoặc 3 ngày/ trận, thay vì chỉ cách một ngày một trận như trước đây. Điều này sẽ giúp cho các đội tích lũy và hồi phục thể lực tốt, chuẩn bị chu đáo các phương án chiến thuật, có nhiều thời gian nghiền ngẫm, đánh giá, theo dõi các đối thủ để đưa ra đối sách phù hợp..Tuy nhiên càng vào sâu thì mật độ thi đấu sẽ tăng dần khi chỉ còn khoảng cách 1 ngày/ trận nên càng đòi hỏi các đội mạnh, nhiều tham vọng phải tính toán đường dài, phân phối sức cho hợp lý.
Theo dự kiến của VFF, 12 đội sẽ chia làm 3 bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 6 đội nhất nhì 3 bảng và 2 đội thứ ba có chỉ số phụ tốt vào tứ kết. Từ tứ kết sẽ đấu loại trực tiếp theo mã số đã định sẵn nên các đội sẽ phải theo dõi đầy đủ các bảng để tính mã số cho phù hợp. Nếu không có gì thay đổi buổi họp báo và bốc thăm xếp lịch thi đấu vòng chung kết sẽ diễn ra vào ngày 20.3 tại Bình Dương.
Khi Sài Gòn FC 'J-League hóa' Việc quyết định thay đổi hàng loạt nhân sự thời gian gần đây cho thấy quyết tâm của Sài Gòn FC trong việc "J-League hoá" CLB này. Chủ tịch Trần Hoà Bình vốn rất ưa thích cách làm việc của người Nhật nên ông không ngại mạnh dạn chuyển mình. Nhưng câu trả lời về hiệu quả thì vẫn... bỏ ngỏ! Sài Gòn...