Sài Gòn “ăn quận 5, nằm quận 3″: Quận 4- Giang hồ khét tiếng một thời
Quận 4 chỉ cách quận 1 đúng một con rạch Bến Nghé. Qua cầu Calmette, cầu Ông Lãnh… là cả hai thế giới khác biệt trái ngược nhau hoàn toàn: Giàu có và nghèo khó, sang trọng và bần hàn, màu sắc và u tối…
Từ quận 1 xa hoa, tráng lệ với những đường phố rộng lớn, những tòa nhà cao tầng đẹp đẽ, chỉ cần phóng tầm mắt về phía nam, người ta đã thấy cả một sự khác biệt.
Quy hoạch thờ ơ
Trong các bản quy hoạch về Sài Gòn, từ tháng 6-1923 của kiến trúc sư (KTS) Hébrard cho đ?n ến khi Toàn quyền Decoux cử hai kỹ sư Pugnaire và Cerutti lập quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn từ năm 1940 đến 1954 nhằm dãn dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành và làm nền tảng cơ sở cho các quy hoạch Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn sau này đều không nhắc gì đến khu vực quận 4, ngoại trừ việc nhấn mạnh nơi đây là nơi phát triển hải cảng.
Đến năm 1960, chính quyền giao cho KTS Ngô Viết Thụ làm quy hoạch tổng mặt bằng Sài Gòn – Chợ Lớn. Quy hoạch này tập trung vào không gian của khu vực giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với khu dân cư cao tầng.
Cho đến trước năm 1972, các chuyên gia Mỹ và Tổng cục Gia cư đưa ra phương án quy hoạch định hướng cho TP Sài Gòn với quy mô và hướng phát triển chủ đạo của không gian TP cho 10 triệu dân trong tương lai.
Tuy nhiên, các phương án đều nhấn mạnh đến việc phát triển TP về phía bắc và đông bắc với tây và tây bắc là nơi có nền đất cứng và cao ráo. Còn khu vực phía nam hạn chế phát triển vì là vùng kênh rạch và vùng đất trũng, đất đã thấp còn là nơi thoát triều của Sài Gòn.
Vì vậy trên bản đồ xưa, quận 4 chỉ có rẻo đất ven sông Sài Gòn là nơi xây dựng cảng Sài Gòn. Ngoài trục đường Trịnh Minh Thế và Hoàng Diệu vuông góc với nhau tạo chữ L là có nhà phố đàng hoàng, còn những khoảng trống trong ô vuông đó mặc sức phát triển tự do với những khu ổ chuột lụp xụp.
Video đang HOT
Nhà không số, phố không tên
Quá trình đô thị hóa ở quận 4 bắt đầu từ sau năm 1954, khi chiến tranh ngày càng lan rộng khắp miền Nam, nhiều nông dân mất nhà cửa vì bom đạn hay lo sợ đã ùn ùn kéo lên Sài Gòn kiếm sống. Họ chỉ còn cách chạy đến vùng đất quận 4 trú chân để hằng ngày bươn chải kiếm sống, chiều tối về lại trong những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp thuê mướn rẻ tiền được gá tạm bợ bằng tôn hay ván cũ chỉ đủ che mưa nắng. Những khu nhà ổ chuột như thế mọc lên dày đặc ven các kênh rạch chằng chịt ở quận 4. Mỗi căn nhà chỉ độ hơn chục mét vuông có khi ở cả một đại gia đình chung nhau. Mọi sinh hoạt đủ kiểu, từ ăn uống đến yêu đương đều diễn ra trong không gian chật hẹp đó, tối nằm ngủ xếp lớp cạnh nhau theo kiểu cá mòi đóng hộp mà chỉ mơ ngủ quơ chân tay là đụng ngay vào người khác.
Những khu nhà ổ chuột trên kênh rạch quận 4. Ảnh tư liệu
Không có quy hoạch, không quản lý xuể, người ta thi nhau chiếm đất, cất chòi, nhà nọ nối nhà kia rẽ ngang rẽ dọc, không biết bao nhiêu “xuyệt”. Tốc độ đặt tên đường và số nhà không thể nào theo kịp tốc độ cất nhà. Nên ở quận 4 mới sinh ra những “nhà không số, phố không tên” có khi kéo dài rất nhiều năm. Ngày còn học cấp III, tôi có một cô bạn cùng lớp nhà đâu đó trên đường Tôn Thất Thuyết. Một hôm cô bệnh, xin nghỉ cả tuần. Tôi định đi thăm cô thì mấy cô bạn khác cũng ở quận 4 ngăn lại, nói “ông chỉ có đợi khi nào người nhà nó dẫn ông đi theo vào nhà thì được, còn số nhà trên học bạ có đấy nhưng ông tìm cả ngày cũng không ra được nhà đâu”.
Nhà văn Từ Kế Tường đã từng có tuổi thơ sống trong các khu nhà ổ chuột ở hẻm Nam Tiến, quận 4 kể lại về nơi sinh sống của mình lúc đó: “Hẻm Nam Tiến chia nhiều ngóc ngách chằng chịt và dân cư tứ xứ hầu như ở nhà mướn cất trên kênh rạch nước ra vô mỗi ngày nhưng có những con rạch nước tù đọng, cực kỳ dơ bẩn, bốc mùi hôi kinh khủng cả mùa mưa lẫn mùa nắng. Và nhà nào cũng có cầu tõm ở phía sau, thải thẳng xuống kênh rạch, thậm chí là mương, nếu nhà không có cầu tõm riêng thì cả xóm đi cầu tủm công cộng năm ngăn hoặc bảy ngăn mà người ta gọi đùa là nhà hàng năm căn hoặc bảy căn”. Dù đi vệ sinh “sinh thái” như thế nhưng người ta vẫn múc nước kênh lên dùng (!).
Lâu lâu các xóm ổ chuột lại bị cháy ban đêm. Nhà vật liệu rẻ tiền dễ cháy, lại sát nhau, cứ mỗi trận cháy có khi cả trăm căn nhà thành tro bụi. Người ta đồn là chính quyền giải tỏa đất không được nên các nhà thầu xây dựng thuê người đốt để lấy mặt bằng xây “buyn đinh” kiếm lợi. Thực hư ra sao không biết, chỉ biết cứ mỗi một trận cháy lớn là hàng trăm đến hàng ngàn con người lại nheo nhóc không có chỗ ở, lại ùn ùn kéo nhau đi tìm cất nhà ổ chuột chỗ khác.
Đất dữ quận 4
Sống trong chốn nghèo khổ, túng bấn như thế, tệ nạn liên tục diễn ra, trộm cắp, cờ bạc, đĩ điếm, ma túy rồi cướp giật mặc sức tung hoành. Với địa thế phức tạp, dân bất hảo tứ xứ kéo về nương náu, nhiều băng đảng cướp giật đặt nơi đây làm sào huyệt. Tính xấu lan nhanh, quận 4 bùng lên là đất dữ. Ở đây người ta học móc túi trước khi biết mặt chữ. Học cách cầm dao chém người trước khi nói tiếng yêu thương. Trai tứ chiếng gặp gái giang hồ. Đàn bà con gái có chút nhan sắc dễ bị dụ dỗ đi bán trinh, bán xong rồi thì tiếp tục bán dâm. Không có nhan sắc thì học nghề móc túi hoặc chôm chỉa. Sáng sáng, những đệ tử của nghề “hai ngón” trang điểm, ăn mặc lộng lẫy cứ như tiểu thư hay mệnh phụ nhà giàu ngồi lên xích lô rảo sang quận 1 ăn hàng. Chủ cửa hàng nào sơ ý là mất cả mớ đồ, khách đi đường mất cảnh giác với bóng hồng bên cạnh là bóp tiền trong túi không cánh mà bay.
Nhiều đại ca lừng lẫy Sài Gòn có gốc gác từ quận 4. Trước năm 1975, có Đại Cathay xưng hùng xưng bá qua tận quận 1 đánh dẹp các băng đảng khác, thâu tóm địa bàn. Sau năm 1975 có ông trùm Năm Cam vươn tay khắp cả Sài Gòn. Ở quận 4 có những tướng cướp sẵn sàng đâm người không ghê tay, xong vào ngồi điềm nhiên nhậu tiếp, ăn cơm tù nhiều hơn ăn cơm nhà. Hình xăm đầy người, ngoài hình đầu lâu, quan tài, gái gú… còn xăm những câu chữ đã thành kinh điển, đi vào sân khấu mà người Sài Gòn không thể quên như Một đi không trở lại, Chịu chơi chơi tới cùng, Xa quê hương nhớ mẹ hiền…
Người Sài Gòn nhìn về quận 4 như một sự hãi hùng, những địa danh như Kho 5, khu Hai mươi thước, hẻm 148 Tôn Đản, xóm Oxi Gạch, xóm Dừa, hẻm chùa Giác Quang, Ô Cầu Dừa, hãng Phân, xóm Dừa, khu sân banh Gò Mụ, Viện Bài Lao, hẻm Hiệp Thành… là những địa danh một thời chỉ gắn với tai tiếng.
Nỗi oan người quận 4
Chỉ một số nhỏ dân giang hồ, gái điếm tung hoành ở quận 4 nhưng đã làm cho không biết bao nhiêu người dân lương thiện ở đây bị mang tai tiếng. Đã có thời người ta dị ứng gay gắt với dân quận 4, không cho lấy vợ gả chồng, thậm chí không cho con cái chơi với bạn học quận 4. Lý do rất đơn giản: Sống trong cái chốn đấy, không đầu trộm đuôi cướp thì cũng là dạng nghèo rớt mồng tơi, cả đời không mở mặt lên được.
Nghèo là cái số cái phận, không phải là cái tội cái tình chi hết… tôi đã nghe nhiều người quận 4 nói như vậy. Họ là những người lao động nghèo khổ, có thể không có trình độ văn hóa, không có tiền bạc, hằng ngày mưu sinh vất vả với những giấc mơ nho nhỏ. Có rất nhiều câu chuyện về tình người ấm áp trong các khu xóm nghèo quận 4 đùm bọc nhau khi khó khăn, tai họa…
Với việc đô thị hóa, hầu hết các hộ dân trên những khu nhà ổ chuột tại quận 4 đã đồng ý bán đất, dời đi nơi khác. Những đường phố, khu dân cư mới được xây dựng đẹp đẽ trên nền đất ổ chuột năm xưa, quận 4 là quận thay đổi nhiều nhất, từ cả hình thức đến tính chất xã hội so với ba quận còn lại của loạt bài này.
Tôi có một cô bạn học khác, gia đình giáo viên vì gia cảnh khó khăn phải bán nhà bên quận 1, qua mua nhà quận 4 trong hẻm. Sống trong khu lao động thường xuyên nghe cãi lộn, chửi thề… nhưng con cái đều hết sức ngoan ngoãn, dịu dàng, thùy mị, các con gái đều trở thành giáo viên giỏi. Gia đình cô ấy là một bông sen như rất nhiều bông sen khác ở quận 4 không bị bùn lầy làm mất đi hương thơm và sự tinh khiết.
Theo PHẠM TRƯỜNG GIANG ( Pháp luật TP.HCM)
Ông David Dương "trả lại" TPHCM 2 nghìn tấn rác
Chiều 5/10, ông David Dương- Tổng giám đốc Cty xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, cho biết đã gửi công văn tới Thường trực Thành uỷ, UBND và HĐND TPHCM đề nghị tạm ngưng tiếp 2 nghìn tấn rác tăng thêm từ bãi rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi chuyển về đây thời gian qua.
Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của ông David Dương đang bị truyền thông công kích gần một tháng nay.
Theo công văn được lãnh đạo VWS gửi đi, công ty này cho rằng thực hiện theo yêu cầu chủ trương của Thường trực HĐND tại các Quyết định số 07/Nq/HĐND ngày 11/7/2014 và thông báo số 756/TB-VP ngày 19/9/2014 của Thường trực UBND TPHCM, đơn vị chúng tôi đã tiếp nhận khối lượng rác tăng thêm là 2 nghìn tấn/ngày bắt đầu ngày 30/11/2014 từ Công ty Môi trường đô thị TPHCM.
VWS cho rằng để thực hiện được yêu cầu trên, đơn vị này đã hết sức nỗ lực, đầu tư thêm nhiều thiết bị mới, xây dựng nhà máy xử lý nước mở rộng và tuyển dụng thêm nhân công...
"Việc làm trên của chúng tôi là hoàn toàn tuân theo các quyết định chỉ đạo của lãnh đạo TPHCM. Tuy nhiên, quá trình thực hiện yêu cầu này chúng tôi đã gặp phải tình huống khó khăn, phức tạp bởi những định kiến sai lệch của không ít cơ quan truyền thông dẫn đến sự hiểu sai về bản chất của sự việc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, làm hoang mang tinh thần làm việc của chuyên gia và công nhân cũng như uy tín cho thành phố trong một tháng qua."- công văn gửi đi trình bày.
VWS cũng cho rằng ngoài áp lực của dư luận hiện nay, đồng thời cần giảm thiểu khối lượng nước mưa, nước mưa pha lẫn với nước rỉ rác tăng lên đột ngột do ảnh hưởng hai trận mưa lớn ngày 26-27/9 vừa qua và trong lúc chờ nhà máy xử lý nước thải hoàn tất xây dựng mở rộng lên 2000m3 đưa vào hoạt động thử nghiệm tháng 2/2017 nên VWS quyết định trên.
"Việc làm này là cần thiết để đảm bảo quy trình vận hành và tránh gây ra sự cố"- bà Huỳnh Thị Lan Phương- Phó Tổng giám đốc VWS nói với Tiền Phong đồng thời bác bỏ thông tin VWS trả lại bãi rác cho thành phố như đồn đoán trước đó.
Theo bà Phương, thời gian xin được ngưng tiếp nhận 2 nghìn tấn rác tăng thêm bắt đầu từ ngày 10/10 /2016. "Về khối lượng rác được giao cho đơn vị tiếp nhận bấy lâu nay vẫn thực hiện bình thường mỗi ngày từ 18h đến 6h sáng"- bà Phương nói và cho biết sẽ tiếp nhận lại lượng rác trên khi nhà máy xử lý nước thải mở rộng đi vào hoạt động trở lại vào 2/2017.
Chiều tối nay, một lãnh đạo UBND TPHCM nói đã nhận được đơn của VWS song ông này không bình luận về thông tin có chấp nhận yêu cầu này hay không.
Theo Lê Nguyễn (Tiền Phong)
TP.HCM: Xe buýt sụp "hố tử thần", hành khách khóc thét Đang lưu thông trên đường, chiếc xe buýt buýt bất ngờ sụp "hố tử thần" ở quận 12 (TP.HCM) khiến xe chao đảo, hàng chục hành khách trên xe nháo nhào. Chiếc xe buýt buýt bất ngờ sụp "hố tử thần" ở giao lộ Nguyễn Ảnh Thủ - Tô Ký khiến nhiều hành khách khóc thét. Sự cố xảy ra vào sáng 3.10...