Sài Gòn: Ăn cháo trắng tuyệt ngon ở ngã tư Hàng Xanh
Thỉnh thoảng tan giờ làm, tôi lại lóc cóc chạy xe ra Hàng Xanh ăn cháo. Bởi ngồi giữa ngã 4 đông đúc, ồn ào của phố thị, chậm rãi nhai từng muỗng cháo nhỏ mới thấm hết vị bình yên giữa Sài Gòn hoa lệ.
4 giờ chiều, nắng tắt, Sài Gòn trở nên dịu dàng và thoáng khí hơn. Lúc này, dân công sở chúng tôi cũng sắp tan giờ làm, bụng thì đói meo vì suất cơm trưa ăn lúc 11 giờ đã không còn. Khi ấy tôi lại thu xếp công việc sao cho nhanh gọn, ra bãi đỗ xe thẳng tiến về ngã tư Hàng Xanh. Ở nơi ấy, cháo trắng và cháo đậu đỏ cùng mắm kho, dưa cải, tôm đất, trứng vịt muối… hấp dẫn đang chờ tôi.
Cháo trắng lá dứa với hạt gạo nở bung như bông hoa
Tôi nhớ ngày sống ở miền Bắc các bà, các mẹ vẫn thường nấu cháo trắng mịn như bột, rồi có thêm sườn non hay trứng gà, hoặc sang hơn nữa là thịt gà xé phay thêm hành hoa, tiêu hạt cho thơm nồng ấm áp. Nhưng cháo miền Nam, hay nói chính xác hơn là cháo trắng Sài Gòn lại không có những thứ đó.
Cháo trắng ở đây thơm mùi lá dứa, hạt gạo được nấu khéo để nở bung như những bông hoa trắng phau mịn màng dưới mặt nước xâm xấp vừa đủ. Có như vậy mới gợi đủ đầy cái khéo léo, tỉ mẩn của người nấu. Nên ăn một muỗng cháo người ta sẽ thấy đượm vị thơm bùi của gạo quê, tình người dịu dàng.
Không chỉ có cháo trắng lá dứa, cháo đậu đỏ thêm nước cốt dừa sánh đặc, mềm mịn thêm hạt mè rắc lên trên cũng là một lựa chọn thú vị cho những người thích thay đổi. Cháo đậu đỏ dễ ăn, ngọt dịu nên thường được các mẹ mua về “dụ” con nít. Tuy nhiên cháo này ăn nhiều dễ gây ngán vì nước cốt dừa được bỏ khá nhiều.
Vì thế, những bạn thích ăn đồ ít béo hay muốn ăn nhiều đậu đỏ nên bảo trước chủ quán không cho nước cốt dừa hoặc bỏ ít để vừa miệng hơn. Một chén cháo đậu đỏ lưng chừng tô to vừa như vậy có giá 10.000 đồng, riêng cháo trắng lá dứa thì rẻ hơn, giá 5.000 đồng.
Ảnh sưu tầm
Các đồ ăn kèm giá 10.000/chén gồm mắm kho, củ cải, cá cơm, tôm rim…
Ăn kèm cháo trắng hay cháo đậu đỏ đều là những lựa chọn thú vị cho buổi chiều mát Sài Gòn nắng gió. Các đồ ăn như mắm kho, tôm rim chua ngọt, củ cải muối giòn, cá cơm… đều được đựng trong chén nhỏ xinh xắn. Mỗi chén thức ăn như vậy có giá đồng loạt là 10.000 đồng/chén.
Thông thường mỗi người thường gọi một chén cháo kèm một chén nhỏ đồ ăn là vừa bụng. Nhưng với đàn ông hay thanh niên trai tráng như thế là chưa đủ, nên họ thường phải ăn thêm 1 chén cháo nữa mới đủ no và bớt thòm thèm.
Đồ uống thêm khi ăn cháo thường là sữa đậu nành, nước sâm… có giá 5.000 đồng/ly, mùi thơm ngon và mát nên ăn cùng cháo rất hợp.
Video đang HOT
Quán không có chỗ trông xe, chỉ là để xe trên lề đường, và ăn vào lúc chạng vạng tối (7-8h) thường rất đông, vì thế thực khách nên lưu ý coi xe cẩn thận. Đây cũng là khu vực rất đông xe qua lại hàng ngày, nên vừa ăn vừa hít khói bụi chắc chắn sẽ hơi khó chịu với những người thích không gian sạch sẽ.
Tuy nhiên, cháo ngon, bổ, rẻ, đồ ăn kèm phong phú, phục vụ nhiệt tình nên cháo trắng ngã tư Hàng Xanh vẫn là điểm đến thu hút nhiều tín đồ ẩm thực. Thế nên Sài Gòn ngày nắng, đêm lạnh, người ta vẫn đi tìm chút cháo ăn cho ấm bụng, nhẹ tiền.
Theo Afamily
[Chế biến] - Vịt nấu khoai môn
Vịt nấu khoai môn với vịt thấm gia vị, khoai môn bùi, kết hợp với vị thơm của chao, lạ lạ mà hấp dẫn tạo nên một hương vị độc đáo thú vị khi lần đầu thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Nửa con vịt
- 300g khoai môn cao
- 2 viên chao đỏ, 2 viên chao trắng, bạn có thể mau chao tại siêu thị hay ở quầy gia vị bán đồ khô
- Muối, nước mắm, hạt nêm, hành khô, tỏi, hạt tiêu
- Nước dừa
- Bún, rau xà lách ăn kèm, hành lá
- Gừng, rượu trắng để rửa vịt
- Phần nước chấm ăn kèm: 2 viên chao trắng, đường, chanh
Cách làm:
Bước 1:
- Gừng rửa sạch, giã gừng, trộn chung với rượu trắng.
- Vịt rửa sạch, chặt nhỏ, chà hỗn hợp gừng và rượu trắng lên khắp thân vịt, để khoảng 20 phút sau đó rửa lại cho thật sạch, để vịt lên rổ cho ráo nước.
Bước 2:
- Phần vịt sau khi ráo nước cho ra âu lớn, thêm hành khô và tỏi đã giã nhỏ, thêm chao trắng, chao đỏ, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 2-3 tiếng.
Bước 3:
- Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho hỗn hợp thịt vịt đã ướp vào nồi, đun lửa lớn đến khi sôi bùng lên thì bạn đun lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 20 phút.
Bước 4:
- Khoai môn cao gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 5:
- Bạn pha 2 viên chao trắng với một thìa nhỏ đường, vài giọt chanh, tán nhuyễn chao, để ra bát riêng dùng kèm với bún.
Bước 6:
- Nồi thịt vịt đun 20 phút bạn cho thêm nước dừa tươi hay nước sôi nóng vào cho ngang với mặt thịt, đun lửa nhỏ nêm gia vị vừa ăn, đun tiếp khoảng 30 - 45 phút.
Bước 7:
- Cho khoai môn vào đun cùng.
Bước 8:
- Đun đến khi khoai mềm, nêm nếm lại tùy khẩu vị, tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào.
- Bạn có thể giữ nóng nồi trên bếp, cho bún ra tô, khi dùng thì chan hỗn hợp nước dùng và vịt lên, dùng kèm với rau xà lách, hay cho vịt ra nồi lẩu chuyên dụng khi dùng thì nhúng thêm rau muống, dùng kèm với nước chấm đã pha.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Cháo thập cẩm Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó thông tin, khi con người ta phát minh ra đồng hồ, từ đồng hồ đo bằng bóng nắng của mặt trời, đến đồng hồ cát, rồi đồng hồ cơ khí vặn dây cót, đồng hồ quả lắc và cuối cùng là đồng hồ điện tử, thì được coi như tuyệt đỉnh của phát minh về đồng...