Sacred 3 Ánh sáng và bóng tối
Deep Silver và Keen Games bắt tay vào dự án Sacred 3 nhằm không phụ lòng mong đợi của các “tín đồ”.
Cũng đã gần 4 năm trôi qua kể từ khi các fan của dòng game Sacred được thỏa sức khám phá xứ sở Ancaria huyền bí trong Sacred 2: Fallen Angel. Mặc dù người hâm mộ vẫn có thể bước vào vùng đất Ancaria thêm lần nữa thông qua Sacred Citadel, nhưng với nhiều người thì đây phải là “lối vào” mà họ mong muốn và đó có thể là lí do chính để Deep Silver và Keen Games bắt tay vào dự án Sacred 3 mới.
Phần thứ 3 của dòng game Sacred sẽ vẫn lấy bối cảnh ở thế giới Ancaria quen thuộc, nơi vốn từ lâu rất yên bình và tĩnh lặng. Truyền thuyết kể rằng, tại xứ sở này tồn tại một vật thiêng liêng – nếu bất kỳ ai có trong tay thứ này sẽ nhận được sức mạnh vô song, đồng thời có quyền lực quyết định số phận của thế giới, gọi là &’Heart Of Ancaria’. Do những đặc tính “ghê gớm” vốn có, Heart of Ancaria đòi hỏi phải luôn ở trong sự an toàn cao nhất và những vệ binh thiên sứ Seraphim là người được giao cho trọng trách đó.
Hàng thế kỷ dần trôi qua, Seraphim cũng dần bị rơi vào quên lãng và như một nổ lực cuối cùng của mình, họ đã đưa Heart Of Ancaria tới một nơi an toàn và kín đáo. Cùng với tình hình này, không ít các thế lực đã tranh nhau tìm kiếm thứ “đầy cám dỗ” đó. Nổi bật hơn hết là &’Ashen Empire’ được Zane Ashen lãnh đạo. Hắn là kẻ đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” mưu đồ thống trị thế giới.
Bám sát các thế lực đen tối, gian ác ấy, một tổ chức anh hùng đối lập đã hình thành và dần lớn mạnh. Người chơi sẽ “hóa thân” thành một thành viên trong tổ chức anh hùng này và có trách nhiệm cùngđồng minh tìm ra Heart of Ancaria trước Zane Ashen đồng thời ngăn chặn hắn mở cánh cổng thông với địa ngục.
Có thể thấy, Sacred 3 sẽ đi theo một kiểu cốt truyện thường gặp trong các trò chơi nhập vai (RPG) – cái thiện chiến đấu với cái ác, ánh sáng đối lập với bóng tối và như một chân lý, người chơi luôn đứng về phía chính nghĩa, bảo vệ công lý, lẽ phải.
Với một nhà phát triển mới “cầm lái”, Sacred 3 dù lấy bối cảnh vẫn là vùng đất huyền bí Ancaria, vẫn có những nhân vật và vương quốc quen thuộc, nhưng hầu hết các yếu tố trong trò chơi đã được thay đổi và xây dựng lại từ đầu.
Được công bố từ năm 2010, phải cho đến tận năm nay 2012, cộng đồng game thủ mới có thể có được một cái nhìn tổng thể về những gì đang được thực hiện đằng sau bức màn bí mật đó, và dường như nhà sản xuất đang hình thành nên một Sacred 3 hết sức sự tỉ mỉ và trau chuốt – dù rằng trò chơi vẫn còn đang trên chặng đường dài phát triển đến năm 2013. Công việc đầu tiên mà Keen Games thực hiện sau khi mua lại tựa game Sacred từ Ascaron Entertainment là thận trọng dừng lại và nhìn nhận xem “thương hiệu” Sacred thật sự cần những yếu tố gì trước khi bắt tay vào công việc. Dựa vào những hồi đáp từ phía game thủ, nhóm thiết kế cho biết sẽ xây dựng trò chơi dựa trên những gì vốn đã tạo ra thành công cho series này chứ không phải chỉ xem xét để tạo ra những chi tiết mới mà quên đi “bản chất” vốn có của trò chơi.
Khác với Sacred 2, trong phần 3 này, người chơi sẽ có thể được “gắn bó” với thế giới Ancaria lâu hơn cùng bạn bè thông qua mục chơi co-op online tối đa 4 người.
Nhà sản xuất mong muốn có thể mang thể loại nhập vai hành động chặt chém (hack &’n’ slash RPG) vào trò chơi, mang lại một cách chơi đặc biệt sáng tạo và đậm chất “nghệ thuật”. Sacred 3 hứa hẹn sẽ “lột xác” cùng những bước tiến mạnh mẽ mà game thủ có thể được “tận hưởng” trong suốt quá trình chơi game. Điển hình cho các bước tiến đó là các chủng tộc trong trò chơi. Đã có 2 chủng tộc được nhà sản xuất công bố đó là “Safiri” và “Ancarian”.
Safiri là chủng tộc có đặc điểm thiên nhiều về sức mạnh, họ là những chiến binh thật sự đến từ bên kia đại dương, gác lại mối thù của mình sang một bên để có thể bảo vệ thế giới. Còn Ancarian sử dụng nhiều ma thuật hơn, họ là những chiến binh đánh du kích điêu luyện từ xa xưa và vì thế họ sử dụng sức mạnh từ tự nhiên (đất, nước, khí, lửa,…) để hỗ trợ cho chiến đấu.
Video đang HOT
Lớp nhân vật được người chơi chọn trong trò chơi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ cuộc chơi. Mỗi lớp nhân vật sẽ cho phép người chơi tiếp cận đến màn chơi cũng như cho phép người chơi mở rộng khám phá màn chơi với mức độ khác nhau. Một số lối đi bí mật sẽ chỉ mở ra bởi đúng một lớp nhân vật nhất định. Rõ ràng, nhà sản xuất đã dành rất nhiều “ưu ái” cho mục chơi mạng (multiplayer).
Để tạo ra những thay đổi trong cách chơi, các chiêu thức chiến đấu (Combat Arts) trong trò chơi đã được chú ý và có một chút cải tiến. Cũng giống như trong Sacred Citadel, bạn có thể kết hợp các chiêu thức với người bạn cùng chơi qua phần chơi co-op để có thể tạo ra một sức sát thương “khủng khiếp”, càng nhiều đòn đánh kết hợp được bạn sử dụng, sức mạnh của chúng sẽ càng được tăng thêm nhờ vào chế độ tính thành tích khen thưởng cho người chơi. Thêm vào đó, các chiêu thức trong trò chơi rất đẹp mắt và uyển chuyển, có thể đây sẽ chính là một trong các yếu tố mà Sacred 3 mang lại cảm hứng cho người chơi.
Nhóm phát triển cũng nổ lực để đem lại nhiều yếu tố nhập vai hơn vào trò chơi. Người chơi có thể sử dụng môi trường xung quanh như một loại vũ khí lợi hại. Với rất nhiều cạm bẫy tự nhiên, game thủ có thể “dụ” địch vào đó để tiêu diệt chúng dễ hơn. Nhưng với điều kiện tự nhiên như thế, giống như người chơi, địch thủ cũng “đủ” thông minh để có thể lợi dụng các yếu tố trong môi trường nhằm tối ưu hóa sức mạnh của mình. Điều này đồng nghĩa với người chơi phải để ra một phương án chiến đấu hết sức thận trọng và phải có một chiến thuật đối đầu hợp lý nếu không muốn rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, rơi vào bẫy lúc nào không hay biết.
Cơ chế chiến đấu theo “đội hình” từ các trò chơi bắn súng và chiến thuật cũng được áp dụng trong Sacred 3. Các nhóm đối thủ khác nhau cũng sẽ tấn công “thông minh hơn” theo một thứ tự nào đó chứ không “chạy đâm đầu” một cách điên loạn. Ví dụ, khi người chơi đối đầu chống lại một nhóm lớn kẻ địch, cả cận chiến và tầm xa. Nhóm đánh cận chiến sẽ chạy thẳng đến người chơi để “xáp lá cà”, nhóm đánh tầm xa thường nấp sau lá chắn, giữ khoảng cách và dùng vũ khí bắn hoặc ném lại người chơi để gây ra sát thương.
Một điểm quan trọng nữa là nếu để ý quan sát kỹ, người chơi sẽ có thể nhận biết được chủng loại và vai trò của đơn vị địch thủ mà bạn cần phải hạ. Vận dụng một chút tư duy chiến thuật, người chơi có thể “xử lý” chúng một cách hợp lý, không cần phải tốn nhiều công sức. Ví dụ, khi gặp một toán địch chứa một nhóm pháp sư – có nhiệm vụ hồi sức và tăng sức mạnh cho đồng đội, chúng ta nên tách chúng ra riêng để tiêu diệt vì nếu không, khi chúng ta hạ xong chúng, đối thủ xung quanh thấy đồng đội của mình bị giết sẽ “nổi điên” và chiến đấu mãnh liệt hơn.
Hệ thống vũ khí “kỳ cục” trong Sacred 2 đã được chỉnh sửa lại, và với phần 3 này, vũ khí nhân vật bây giờ chỉ tập trung vào một loại. Điều này đồng nghĩa với việc nhân vật của người chơi sẽ theo hệ thống kỹ năng đặc thù để phù hợp với vũ khí mình chọn. Hệ thống kỹ năng trong trò chơi cũng sẽ mang tính tùy biến khá cao, vì thế người chơi cần phải suy tính kỹ trước khi quyết định chọn một kỹ năng nào đó, thứ mà người chơi nghĩ là sẽ phù hợp với thói quen chiến thuật của mình. Rõ ràng, dù nhà sản xuất dường như chú trọng nhiều vào phần “đánh đấm”, hành động nhưng tính nhập vai trong trò chơi vẫn rất được quan tâm.
Chúng ta vẫn chưa biết rõ về thế giới trong Sacred 3 sẽ có đặc điểm như thế nào, nhưng dường như thế giới mở của Sacred 2 đã… hoàn toàn bị biến mất trong phần tiếp theo này. Theo nhà sản xuất, họ làm thế là vì có khá nhiều game thủ đã quá “đắm chìm” vào các nhiệm vụ phụ mà quên mất để hoàn thành trò chơi thì họ phải thực hiện hết nhiệm vụ chính, do đó họ chẳng thể kết thúc được trò chơi. Cùng với thay đổi này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, Sacred 3 đã trở nên khá tuyến tính về mặt nội dung và đối với các fan trung thành của dòng game nhập vai thì đây chắc chắn phải là một lỗ hỏng to tướng, một sự hụt hẫng đáng kể.
Thông thường trong các trò chơi cùng thể loại, góc quay camera là cố định và không thể tùy biến, tuy nhiên trongSacred 3, nhóm phát triển trò chơi muốn dùng môi trường xung quanh để nói lên diễn biến câu chuyện, vì vậy tại một số địa điểm cố định trong trò chơi, góc quay camera sẽ biến thành góc quay “động”, có góc nhìn rộng và linh hoạt hơn. Sự thay đổi này có thật sự mang lại những kết quả tích cực, đem lại sự dễ chịu cho người chơi hay không, chúng ta vẫn chưa thể biết được ít nhất là đến khi chúng ta có thể có được những bước chân đầu tiên đặt lên vùng đất Ancaria huyền bí đó.
Về mảng đồ họa trong Sacred 3 dường như kết hợp màu sắc của Torchlight và phong cách thiết kế hiện thực của Diablo. Thêm vào đó, trò chơi còn thể hiện khá tốt với những hiệu ứng chi tiết, sinh động và các mô hình nhân vật tỉ mỉ. Tóm lại, về phần hình ảnh, Sacred 3 thể hiện “khá”.
Từng có nhiều lỗi lớn nhỏ cùng hệ thống vũ khí “kì quặc”, cộng với vẻ ngoài ít được trau chuốt, Sacred 2 đã từng làm không ít game thủ phải thất vọng và đã không dành nhiều thời gian cho xứ sở Ancaria. Nhưng với lần ra quân sắp tới, dù thế giới mở trong các phần trước đã bị loại bỏ, Sacred 3 vẫn còn rất nhiều đặc điểm “ăn tiền” khác để “níu chân” người chơi ở lại với Ancaria lâu dài. Nhóm phát triển cho biết, Sacred 3 sẽ làm cho game thủ phải “mất ăn mất ngủ” trong hơn 100 giờ chơi để khám phá hết cái hay của nó. Với những gì đã được thấy, chúng ta hoàn toàn có lí do để hi vọng và chờ đợi vào một trò chơi hành động RPG có chiều sâu và đáng để chơi.
Phát triển: Keen Games
Phát hành: Deep Silver
Hệ máy: PC, Xbox 360, PS3
Thời gian phát hành dự kiến: 2013
Thể loại: Nhập vai hành động
Theo Game Thủ
Đánh giá "Chuột sắt" - Game thuần Việt trên iOS
Cuối năm 2011 vừa qua, studio Emobi Games đã dám mạnh dạn tấn công thẳng vào thị trường game offline nội địa vốn vẫn còn rất sơ khai với tựa game lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp mang tên7554. Vì nhiều lý do khách quan, mà trò chơi không giành được thành công về mặt tài chính như mong đợi, ngay cả khi tựa game đã cập bến thị trường bên kia bờ đại dương vào cuối tháng 7 vừa qua.
Không hề nản lòng, đội ngũ Emobi Games vẫn tiếp tục thực hiện những dự án tiếp theo. Bên cạnh 2112, tựa game MMO lấy mốc thời gian tương lai xa, thì studio game Việt Nam mới đây còn tung ra 2 tựa game trên nền di động, cụ thể hơn là dành riêng cho những thiết bị sử dụng iOS. Một trong số đó là Marble Z, một game giải đố có gameplay gần giống như Bejeweled. Còn trong bài viết ngày hôm nay, GameK xin gửi tới độc giả tựa game mới ra mắt của Emobi trên nền iOS mang tên Iron Mouse.
Concept không quá "độc"
Trong Iron Mouse, bạn sẽ vào vai một chú chuột máy ở một thế giới nào đó ngoài hành tinh, với nhiệm vụ cực kỳ đơn giản: Thu thập đầy đủ 3 miếng pho mát trong mỗi màn chơi. Nghe qua có vẻ giống như Cut The Rope, tuy nhiên nhà sản xuất đã "chế" lại gameplay để không bị rơi vào lối mòn như tựa game của Chillingo.
Thay vì ngồi "im thin thít như thịt nấu đông" như chú ếch xanh Omnom trong Cut The Rope, chú chuột máy của chúng ta sẽ phải di chuyển trên những khối hình vật lý được đặt trong màn chơi để có thể chạm tới 3 miếng pho mát được đặt trong mỗi màn (dù là chuột máy nhưng "tình yêu" của chú với pho mát vẫn không hề thay đổi!).
Khi đứng trên những khối hình, chú chuột của chúng ta sẽ di chuyển liên tục, và chú cũng có khả năng tạo ra những cú nhảy đôi. Vì vậy, để thu góp những miếng pho mát, bạn sẽ phải chạm vào màn hình để chú chuột nhảy khỏi vị trí đang di chuyển để đáp tới vị trí tiếp theo trên bản đồ.
"Khó nhăn răng!"
Thú thực, khi đọc dòng giới thiệu của Emobi về trò chơi, "Iron Mouse rất có thể sẽ là game khó nhất mà bạn đã từng chơi", người viết đã có đôi chút chủ quan khi nghi ngờ về mức độ khó của Iron Mouse. Chỉ đến khi bắt đầu chơi những màn chơi đầu tiên, người viết mới giật mình nhận ra: Game thật sự rất khó!
Cách điều khiến có thể nói là đơn giản, với chỉ một động tác duy nhất là nhảy khỏi vị trí di chuyển. Thế nhưng để nhảy đúng theo ý mình thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt. Chỉ 1 bước lỡ đà, chú chuột máy có thể không chạm đất mà rơi xuống khoảng không vô định bên dưới, đồng nghĩa với việc bạn phải chơi lại màn.
Thử thách còn trở nên khó khăn gấp bội khi những khối hình ở những màn chơi kế tiếp không phải là hình chữ nhật như cũ, mà đã trở thành những khối hình tròn hay tam giác. Quy luật vật lý được Emobi tuân thủ nghiêm ngặt, vì thế gameplay lại trở nên khó khăn hơn gấp bội. Có thể nói, mỗi màn chơi, mỗi cú nhảy bạn chỉ có cơ hội thực hiện một lần duy nhất, nếu không muốn restart lại màn chơi.
Ở những màn chơi kế tiếp, thử thách sẽ còn "ảo" hơn khi trên đường "nhảy" của chú chuột là vô số các cạm bẫy như bẫy chuột hay là những chú mèo máy chạy loanh quanh để tóm chú chuột máy đang cố gắng "kiếm ăn". Tuy nhiên, nhà sản xuất hoàn toàn không để chú chuột phải "tay không bắt giặc". Trên đường đi, chú có thể thu thập những món vũ khí như tên lửa để hạ gục những chú mèo hung hãn hay cỏ 4 lá giúp chú không "dính đòn" khi vô tình đi qua một chú mèo máy.
Nghe và nhìn
Nhìn chung, phần đồ họa của game được thể hiện tương đối ổn. Những khối hình 2D được trau chuốt bóng bẩy, đặc tả bản chất của từng mẫu vật như chú chuột máy với cái bụng lép kẹp, hay những chú mèo béo "đặc sệt" chất cơ khí.
Âm thanh của game lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Mặc dù bản soundtrack trong game khá lôi cuốn, thế nhưng nó được lặp đi lặp lại một cách liên tục, dễ gây nhàm chán. Cộng thêm việc người chơi "lỡ tay" nhảy hụt với tần suất khá nhiều, bản soundtrack tưởng chừng vui nhộn này sẽ có nguy cơ gây khó chịu.
Một điểm yếu nữa của game nằm ở góc nhìn. Nhiều màn chơi sở hữu kết cấu khá "dị", vị trí 2 điểm "đáp chân" cách nhau khá xa, nhưng góc nhìn của Iron Mouse không cho phép người chơi quan sát trước mọi thứ được đặt trong màn chơi, vì thế việc định hình lối chơi của một màn sẽ chỉ được thực hiện sau ít nhất là vài lần nhấn nút replay.
Cuối cùng là game vẫn còn tồn tại 1 lỗi khó chịu, đó là đôi khi chú chuột của chúng ta "lỡ bước" vì những chú mèo, màn chơi không hề reset. Mỗi khi người chơi nhấn nút replay thì lại... xuất hiện thêm 1 chú mèo nữa trong màn! Hy vọng Emobi sẽ giải quyết vấn đề này trong bản patch tới đây.
Có thể nói, Iron Mouse là một tựa game phù hợp cho những game thủ "cứng" và có sở thích chinh phục những thử thách khó nhằn. Còn với những người tìm kiếm một tựa game để giải trí trong lúc rảnh rỗi, thì GameK rất hy vọng bạn sở hữu tính kiên trì ở mức tương đối. Game được phân phối trên AppStore với giá 0,99 USD.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hình ảnh và trailer những tựa game được mong đợi nhất tại E3 E3 hay còn gọi là Electronic Entertainment Expo là hội chợ thương mại hàng năm cho ngành công nghiệp máy tính và sản xuất game tổ chức tại Los Angeles. E3 đã kết thúc ngày đầu tiên với những màn trình bày đầy ấn tượng của những đại gia trong ngành công nghệ game như Ubisoft, Microsoft, EA, Sony. Rất nhiều những tựa...