Sacombank: Lợi nhuận sụt giảm, các nhóm nợ xấu tăng mạnh trong quý 3
Với việc tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020.
The đó, tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 3,036 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank ghi nhận một số hoạt động kinh doanh sụt giảm như lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (-21%), lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (-79%).
Do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng qúy này tăng cao hơn 102%, chiếm 1.287 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ còn 897,2 tỷ, sụt giảm 12%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt 8.512 tỷ, tăng 15% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm nhẹ 6% còn 2.325 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng chiếm 2.852 tỷ đồng, tăng 69% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của Ngân hàng tăng 7% so với đầu năm, đạt gần 485,213 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 3%, các khoản lãi, phí phải thu giảm 6%, trong khi tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay TCTD khác tăng 39%. Đáng chú ý, cho vay khách hàng tăng 8% so với đầu năm, đạt gần 320,215 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước.
Video đang HOT
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Sacombank tăng 19% so với đầu năm, lên mức hơn 6,837 tỷ đồng. Trong đó các nhóm nợ tăng mạnh, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 2 lần, nợ nghi ngờ tăng 72%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 2.14% so với mức 1.94% hồi đầu năm.
Ngân hàng rầm rộ báo lãi, vẫn lo nợ xấu tăng
Các ngân hàng rầm rộ công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận hết sức khả quan. Tuy nhiên, số nợ nhóm 2, nhóm 3 đột ngột tăng mạnh.
Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế với ngành ngân hàng thường trễ hơn các ngành khác. Ảnh: Đức Thanh
Đối mặt với nỗi lo rất lớn
Dù rầm rộ công bố lợi nhuận, song nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng, có thể thấy, các ngân hàng đang phải đối mặt với nỗi lo rất lớn khi nợ xấu có dấu hiệu dềnh lên rất nhanh.
Vietcombank báo lãi gần 11.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Song tính đến cuối tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietcombank tăng từ 0,79% lên 0,83%. Đáng lo là tỷ lệ nợ đáng chú ý (nợ nhóm 2) tăng gấp 3 lần so với đầu năm và đã chiếm tới 1% tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ bao nợ xấu của Vietcombank lên tới 254%, song nếu tính cả nợ xấu lẫn nợ có nguy cơ trở thành nợ xấu, số nợ xấu được bao phủ của Vietcombank không quá dư giả.
Tương tự, tại Sacombank, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cũng cho thấy, thu nhập lãi thuần tăng tới 30%, song doanh thu từ dịch vụ giảm 6%, lãi từ hoạt động khác giảm 74% so với cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lỗ hơn 50,5 tỷ đồng. Việc tăng trưởng dựa nhiều vào tín dụng cũng khiến ngân hàng này đang phải đối mặt với nợ xấu có nguy cơ tăng lên rất nhanh. Cụ thể, nợ cần chú ý của Sacombank tăng tới 63%, trong khi nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) cũng tăng gần 3 lần. Điều này khiến Ngân hàng phải tăng mạnh 50% trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm.
Không chỉ Vietcombank hay Sacombank, báo cáo tài chính quý II/2020 của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều cho thấy, nợ xấu tăng lên rất mạnh, đặc biệt là nợ nghi ngờ. Tuy nhiên, con số nợ xấu và lợi nhuận được ghi nhận trong báo cáo tài chính bán niên của các ngân hàng chưa hẳn chính xác.
Theo các chuyên gia phân tích của FiinGroup, kết quả lợi nhuận các ngân hàng trong 2 quý đầu năm là các con số kế toán theo quy định của Việt Nam. Cụ thể, dư nợ được cơ cấu lại vẫn được tính là nợ đạt tiêu chuẩn, nhà băng không chuyển nhóm nợ, cũng chưa phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ này. Chính vì vậy, khi chính sách thay đổi (hết hạn cơ cấu nợ), thì nợ xấu có nguy cơ ập đến, bào mòn nợ xấu lợi nhuận ngân hàng.
Cũng theo tính toán của FiinGroup, tác động của Covid-19 đối với chất lượng tín dụng - cũng tác động tới nợ xấu, lợi nhuận - thường có độ trễ nhất định. Như khủng hoảng 2008, chi phí dự phòng có độ trễ khoảng 4 quý. Chính vì vậy, chi phí dự phòng cho các khoản nợ tiềm ẩn được phẩn bổ vào các quý trong tương lai và tùy theo các thay đổi của chính sách hạch toán của ngân hàng.
Đầu tư cổ phiếu: Không chỉ nhìn vào lợi nhuận ngân hàng
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Giám đốc một công ty chứng khoán cho hay, thời gian gần đây, công ty này không khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, do nợ xấu ngân hàng đang là ẩn số rất khó lường.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, so với các ngành khác, ngân hàng vẫn là ngành hiếm hoi sinh lời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy giảm với ngành ngân hàng thường trễ hơn các ngành khác, nên con số lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng hiện nay có thể không thực chất.
"Ngân hàng khi cho vay đã thẩm định kỹ, lường trước rủi ro và có trích lập dự phòng với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, Covid-19 là sự cố không thể lường trước, nên không loại trừ nợ xấu của nhiều ngân hàng sẽ tăng mạnh", PGS-TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định.
Con số lợi nhuận trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm nay chỉ là tạm tính, chưa phản ánh hết bức tranh tài chính của các ngân hàng năm nay.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, cả con số nợ xấu lẫn lợi nhuận ngân hàng 2 quý đầu năm đều không đáng tin cậy. Thông tư 01/2020/TT-NHNN ban hành tháng 3/2020 đã tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng và cả doanh nghiệp, người dân, song cũng khiến bức tranh nợ xấu và sức khỏe nhà băng trở nên khó đánh giá hơn.
"Lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được cơ cấu lại là rất lớn, nếu sau này Thông tư 01 hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng mạnh, những ngân hàng chưa chuẩn bị nguồn dự phòng sẽ trở tay không kịp", ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, dù Thông tư 01 cho phép nhà băng không phải chuyển nhóm nợ, không phải trích lập dự phòng, song các ngân hàng nên tự chuẩn bị dự phòng. Tuy vậy, giải pháp này chỉ phù hợp với những ngân hàng dồi dào tài chính.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, con số lợi nhuận trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm nay chỉ là tạm tính, chưa phản ánh hết bức tranh tài chính của các ngân hàng năm nay.
"Thông thường, các ngân hàng trích lập dự phòng mạnh nhất vào quý IV hàng năm. Hơn nữa, ngành ngân hàng thường chịu tác động muộn bởi các khó khăn kinh tế. Vì vậy, báo cáo tài chính 2 quý tới có thể sẽ ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận do ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Theo tính toán của chúng tôi, lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm nay sẽ giảm 30.000 - 34.000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, tức giảm 20 - 25%", ông Cấn Văn Lực cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, nợ xấu nội bảng năm nay có nguy cơ lên tới 4%. Đáng lo là, đã có hiện tượng một số doanh nghiệp, người dân lợi dụng Covid-19 để lấy cớ chây ỳ trả nợ.
Vướng nợ xấu, nhiều ngân hàng không thể chia cổ tức Dù lợi nhuận giữ lại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, song nhiều ngân hàng không thể chia cổ tức cho cổ đông do vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Sacombank chưa thể chia cổ tức cho cổ đông, cho dù có tới 4.000 - 4.500 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại. Tại Đại hội đồng cổ...