Sacombank lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng
Chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh khiến lợi nhuận Sacombank giảm mạnh trong quý III/2020. Nợ xấu tại thời điểm 30/9 của ngân hàng cũng có xu hướng đi lên, trên mức 2%. Đáng chú ý, quá trình xử lý nợ xấu, trong đó có việc phát mại các tài sản thế chấp lớn để thu hồi nợ xấu của Sacombank dường như vẫn chưa tìm được lối thoát.
Dù nỗ lực nhưng xử lý nợ xấu vẫn là câu chuyện dài của Sacombank
Chi phí dự phòng tăng mạnh kéo lợi nhuận giảm
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với mức tăng rất mạnh. Theo BCTC hợp nhất quý III/2020, Sacombank ghi nhận thu nhập lãi thuần 3.036 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 67% lên 1.248 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 22%, xuống 159,3 tỷ đồng, trong khi, lãi từ hoạt động khác tăng 2 lần lên 358,2 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thuần trước trích lập đạt 2.184 tỷ đồng, tăng 31% so với quý III/2019. Tuy nhiên, do chi phí dự phòng gấp đôi cùng kỳ, khiến lãi trước thuế giảm 13%, còn 897 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, lãi trước thuế đạt 1.845 tỷ đồng, giảm 6%. Lãi sau thuế giảm tương đương, còn 1.845 tỷ đồng.
Tổng tài sản đến cuối tháng 9, ở mức 485.212 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,2% lên 320.214 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại ngày 30/09/2020, nợ xấu nội bảng là hơn 6.837 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn 5.490 tỷ đồng, chiếm 80% tổng nợ xấu. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 2,13% so với mức 1,9% hồi đầu năm.
Gian nan phát mại tài sản thu hồi nợ
Dù nỗ lực nhưng xử lý nợ xấu vẫn là câu chuyện đau đầu của Sacombank. Trong đó, nhiều tài sản đảm bảo bằng bất động sản giá trị lớn mà Sacombank bán đi bán lại và đại hạ giá vẫn “ế”.
Đáng chú ý là Khu công nghiệp Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Trong 2 năm qua, tài sản này 4 lần mang ra đấu giá nhưng đều bán không thành công dù liên tục giảm giá từ 9.000 tỷ đồng về 6.600 tỷ đồng.
Ngoài dự án Phong Phú, Sacombank còn nhiều bất động sản giá trị lớn khác chưa thể phát mãi để thu hồi nợ, nhất là sau khi sáp nhập thêm SouthernBank.
Trước đó, tại ĐHCĐ hồi giữa năm, Tổng giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm thừa nhận, tiến độ thu hồi và xử lý nợ xấu phụ thuộc vào thị trường bất động sản và các vướng mắc pháp lý tài sản đảm bảo chưa được tháo gỡ. Với việc xử lý nợ xấu liên quan đến tài sản thế chấp khu công nghiệp Phong Phú mà cổ đông thắc mắc, bà Diễm lý giải ngân hàng đã tiến hành đấu giá, song UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu dừng để kiểm tra cơ sở pháp lý. Sacombank đã rất hợp tác gửi hồ sơ pháp lý, khi Ủy ban thông qua sẽ tiến hành bán đấu giá lại.
Sacombank: Lợi nhuận sụt giảm, các nhóm nợ xấu tăng mạnh trong quý 3
Với việc tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020.
The đó, tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 3,036 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank ghi nhận một số hoạt động kinh doanh sụt giảm như lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (-21%), lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (-79%).
Do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng qúy này tăng cao hơn 102%, chiếm 1.287 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ còn 897,2 tỷ, sụt giảm 12%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt 8.512 tỷ, tăng 15% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm nhẹ 6% còn 2.325 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng chiếm 2.852 tỷ đồng, tăng 69% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của Ngân hàng tăng 7% so với đầu năm, đạt gần 485,213 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 3%, các khoản lãi, phí phải thu giảm 6%, trong khi tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay TCTD khác tăng 39%. Đáng chú ý, cho vay khách hàng tăng 8% so với đầu năm, đạt gần 320,215 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước.
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Sacombank tăng 19% so với đầu năm, lên mức hơn 6,837 tỷ đồng. Trong đó các nhóm nợ tăng mạnh, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 2 lần, nợ nghi ngờ tăng 72%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 2.14% so với mức 1.94% hồi đầu năm.
Ngân hàng đau đầu với phát mãi tài sản Năm 2020 là thời điểm đến hạn tất toán trái phiếu VAMC, nhưng các ngân hàng đang gặp khó trong việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các dự án bất động sản thường có giá trị lớn nên khó phát mãi Hạ giá hàng nghìn tỷ đồng... vẫn "ế" Một trong những tài sản đảm bảo bằng bất...