Sách viết về MH370 bị ‘ném đá’
Telegraph đưa tin cuốn sách viết về máy bay mất tích MH370 của Malaysia đã bị gia đình nạn nhân chỉ trích nặng nề vì tác giả viết rằng máy bay đã tình cờ bị bắn hạ.
Cuốn sách viết trên giả thuyết cho rằng chiếc máy bay Boeing đã bị bắn hạ trong một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Thái Lan.
Máy bay của Malaysia
Gia đình của các nạn nhân trên MH370 cho rằng cuốn sách viết như vậy là rất non nớt và việc giả định máy bay vô tình bị bắn hạ chỉ là phỏng đoán thiếu căn cứ.
Theo nội dung cuốn sách có tựa đề &’Chuyến bay bí hiểm MH370′ do tác giả Nigel Cawthrone (sinh sống tại London, Anh) viết, máy bay của Malaysia có thể đã bị bắn hạ trong cuộc tập trận của Mỹ và Thái Lan trên Biển Đông, và công việc tìm kiếm máy bay có thể đã bị đánh lạc hướng để che dấu vụ việc.
“Cuộc tập trận có sự tham gia của các lực lượng trên đất liền, trên biển và trên không, trong đó có thể có bắn đạn thật” – trích nội dung cuốn sách.
Video đang HOT
“Có khả năng MH370 đã bị bắn hạ. Những sự việc như vậy vẫn xảy ra. Không ai muốn có một vụ Lockerbie nữa xảy ra, do đó những ai liên quan tới vụ việc hẳn là có lý do để giữ kín chuyện này”.
Cuốn sách được nhà xuất bản John Blake cho in ấn vào tháng này, tức là chỉ chưa đầy 11 tuần sau khi MH370 mất tích cùng với 239 người trên máy bay.
Bất chấp mọi nỗ lực tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không quốc tế, không có dấu tích gì về mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, gần Australia.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Malaysia 'không hề có dữ liệu' máy bay mất tích
Ai đang nắm trong tay dữ liệu mà các nhà điều tra sử dụng để định hình chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia mất tích, và tại sao dữ liệu lại không được công bố?
Câu trả lời cho những thắc mắc trên phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai.
Đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ giới khoa học và người nhà nạn nhân muốn biết tại sao lực lượng tìm kiếm lại lục tung vùng biển phía nam Thái Bình Dương để tìm MH370, một quan chức vận tải cấp cao của Malaysia hôm 15/5 khẳng định nước ông không có dữ liệu thô về liên lạc vệ tinh với máy bay khi chiếc Boeing 777 chở 239 người này bay hàng nghìn dặm khỏi hành trình đã định hôm 8/3.
Mọi nỗ lực tìm kiếm MH370 đến nay vẫn chỉ là "công cốc". (Ảnh: Getty)
Dữ liệu mang tính quyết định bởi nó dẫn dắt các nhà điều tra tới khu vực mà họ đang tìm kiếm máy bay. Và trong những ngày gần đây, một số nhà khoa học bên ngoài bắt đầu nghi ngờ phân tích dữ liệu của những người trong cuộc, thậm chí còn có người cho rằng việc tìm kiếm chưa chắc đã đúng chỗ.
"Dữ liệu thô là của Inmarsat (hãng vệ tinh), chứ không của Malaysia, cũng không của Australia, không phải của Malaysia Airlines. Vì vậy nếu có đề nghị nào đòi công khai dữ liệu này thì phải được gửi tới Inmarsat", Quyền Bộ trưởng Vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein giải thích.
Các quan chức Malaysia dẫn đầu cuộc tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương cũng nói với hãng tin CNN rằng họ không có dữ liệu thô.
Tuy nhiên, hãng vệ tinh Inmarsat lại khẳng định dữ liệu đã được cung cấp cho các nhà điều tra.
"Dữ liệu thô của Inmarsat đã được cung cấp cho nhóm điều tra ngay giai đoạn đầu tìm kiếm MH370", CNN dẫn lời Chris McLaughlin, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại của hãng. "Chúng tôi có sự tin tưởng rất lớn vào phân tích dữ liệu này, nó đã được đánh giá độc lập bởi các nhóm quốc tế tham gia cuộc điều tra chính thức".
McLaughlin cho biết thêm, các nhà điều tra là người quyết định họ muốn công bố những gì và khi nào. Công ty nhấn mạnh, Công ước về Hàng không dân sự quốc tế không cho phép tiết lộ những phát hiện của một cuộc điều tra mà không có sự đồng ý của nước tổ chức điều tra.
"Tôi không biết phải tin ai nữa", nhà phân tích hàng không Miles O'Brien của CNN nói. "Nhưng rõ ràng là có ai đó đang nói dối ở đây, phải không? Ai đó đang dối gạt. Chúng ta đang nói đến những gì liên quan tới một máy bay mất tích, giờ đã 70 ngày rồi. Mạng sống đã mất. Các gia đình thì đảo lộn. Và có người lại đang dối trá về điều này. Thật đáng trách. Tôi thậm chí không thể tin nổi...".
Do không có bằng chứng rõ ràng về MH370 nên sau hơn 2 tháng tìm kiếm, các nhà chức trách vẫn chưa thể đưa ra một manh mối nào về máy bay này. Và giờ đây, họ đang kêu gọi các công ty thương mại giúp đỡ.
Thêm nhiều thiết bị đặc dụng sẽ được cần đến trong giai đoạn tìm kiếm tiếp theo. Các nhà điều tra cũng phải tập trung phân tích lại dữ liệu để xác định đúng khu vực tìm kiếm, vẽ bản đồ lòng đại dương và triển khai nhiều thiết bị chuyên dụng tự động dưới nước (AUV).
Bộ trưởng Hishammuddin cho biết, hiện Chính phủ Malaysia đang trong tiến trình thu gom thiết bị từ các hãng như Petronas, Sapura Kencana, Boustead và DEFTECH. Nhiều nước khác có thể cũng gửi thêm tài sản tham gia tìm kiếm MH370.
Australia ước tính giai đoạn mới sẽ ngốn khoảng 60 triệu USD.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Sẽ tái triển khai tàu ngầm tìm MH370 trên Ấn Độ Dương Một tàu ngầm mini sẽ được tái triển khai tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích tại Ấn Độ Dương, một quan chức hải quân Mỹ khẳng định. Cuộc tìm kiếm MH370 dưới đáy biển sắp được nối lại Trước đó tàu hải quân Ocean Shield của Úc đã mang tàu ngầm mini không người lái Bluefin-21 của hải...