Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản mang nội dung gì?
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 28/7 nêu rõ 7 lĩnh vực chính mà chi tiêu quốc phòng cần được mở rộng, nhấn mạnh việc cải thiện những lĩnh vực là cần thiết để củng cố năng lực phòng thủ của đất nước.
Cụ thể, trong 5 năm tới, chi tiêu quốc phòng sẽ cần 43.500 tỷ yên (tương đương 322,2 tỷ USD) để đạt được mục tiêu. Con số này tăng đáng kể so với 17.200 tỷ yên trong giai đoạn 2019-2023.
Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm tới, đề xuất tăng chi tiêu trong phát triển các tên lửa độc lập với tầm bắn tăng lên đã tăng từ 200 tỷ yên lên 5.000 tỷ yên; chi tiêu cho phát triển máy bay không người lái được đề xuất tăng gấp 10 lần, từ 100 tỷ yên lên 1.000 tỷ yên. Bên cạnh đó, Sách Trắng đề cập đến 3.000 tỷ yên tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không nhằm bảo vệ bầu trời Nhật Bản khỏi nhiều mối đe dọa, gấp 3 lần so với 1.000 tỷ yên trong giai đoạn 2019-2023. Để đảm bảo an toàn trong các lĩnh vực không gian và không gian mạng, chi tiêu quốc phòng dự kiến tăng từ 3.000 tỷ yên lên 8.000 tỷ yên.
Sách trắng Quốc Phòng Nhật Bản 2023. Ảnh: NHK
Video đang HOT
Tài liệu cũng được đề xuất tăng chi tiêu tăng cường chỉ huy và kiểm soát liên quan đến tình báo từ 300 tỷ yên lên 2.000 tỷ yên. Các quỹ quan trọng được lên kế hoạch phân bổ để duy trì và tăng cường khả năng phòng thủ, bao gồm 2.000 tỷ yên cho đạn dược, 9.000 tỷ yên để bảo trì và sửa chữa thiết bị quân sự và 4.000 tỷ yên để tăng cường cơ sở vật chất. Khoảng 1.400 tỷ yên cũng được đề xuất chi cho việc củng cố lĩnh vực quân sự và công nghiệp cũng như nghiên cứu quốc phòng, 6.600 tỷ yên khác cho “các nhu cầu khác”.
Sách Trắng cho rằng, Trung Quốc có thể thúc đẩy kế hoạch xây dựng “lực lượng tầm cỡ thế giới vào giữa thế kỷ XXI”, đồng thời bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga. “Những chuyến bay ném bom chung lặp đi lặp lại và những cuộc điều hướng chung của các tàu” thuộc Trung Quốc và Nga “rõ ràng là nhằm biểu dương lực lượng chống lại Nhật Bản”, theo tài liệu. Về Nga, Sách Trắng đánh giá sức mạnh quốc gia của nước này có thể sẽ suy giảm “trong trung và dài hạn, do thương vong đáng kể của các lực lượng thông thường” trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Liên quan đến Triều Tiên, Sách Trắng viết: “Các hoạt động quân sự của Triều Tiên đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách hơn bao giờ hết đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản. Nhiều người tin rằng Triều Tiên có khả năng tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân được gắn trên tên lửa đạn đạo”. “Cộng đồng quốc tế đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến II và chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên khủng hoảng mới”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yasukazu Hamada cảnh báo trong sách trắng.
Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng phòng thủ trong 5 năm tới
Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với các thành viên lực lượng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tại Yamato, tỉnh Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản, ngày 28/8/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 26/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới sau khi chính phủ nước này đã cập nhật ba văn kiện quan trọng về quốc phòng vào cuối năm ngoái.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quốc phòng ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo, Thủ tướng Kishida nói: "Chúng tôi sẽ củng cố hoàn toàn năng lực phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới." Nhiệm vụ này "sẽ chỉ hoàn thành sau khi các biện pháp được nêu ra trong ba văn kiện về quốc phòng được triển khai thực hiện."
Theo Thủ tướng Kishida, chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Trước đó, vào tháng 12/2022, nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi ba văn bản quan trọng về quốc phòng, gồm bản cập nhật Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.
Trong chiến lược mới sửa đổi, chính phủ Nhật Bản khẳng định Nhật Bản đang phải đối mặt "với môi trường an ninh phức tạp và xấu nhất" kể từ Thế chiến Thứ hai. Vì vậy, việc phòng thủ tên lửa là chưa đủ để đối phó với "sự tăng cường đáng kể các lực lượng tên lửa" của các quốc gia láng giềng.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong NSS, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh nước này cần sở hữu năng lực "thực hiện các cuộc phản công hiệu quả vào lãnh thổ của kẻ thù như một biện pháp tự vệ tối thiểu."
Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong thời hậu chiến, vốn trước đó chỉ tập trung vào phòng vệ. Để tăng cường năng lực quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hằng năm lên tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào tài khóa 2027./.
Lực lượng phòng không Mỹ đang 'căng như dây đàn' Phòng không là một trong những đơn vị làm việc quá sức nhất trong quân đội Mỹ khi phải vận hành các hệ thống ở nhiều nơi để sẵn sàng ngăn chặn 24/24. Binh sĩ Mỹ nghỉ ngơi trên bệ phóng tên lửa Patriot. Ảnh: CNN Kênh CNN (Mỹ) ngày 2/7 cho biết tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức vào năm...