Sách lược Trung Đông “trỗi dậy” của Mỹ: Nga đặt cược sát ván?
Nhóm đại diện cho kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Trump cho biết, hòa bình bình Trung Đông không phải để làm hài lòng Israel hay Palestine.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ
Theo nhóm đại diện cho kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Trump, cộng đồng quốc tế đang chờ đợi các thông tin chi tiết cho kế hoạch hòa bình Trung Đông từ lâu của Mỹ. Thỏa hiệp sẽ là con đường chung duy nhất tìm thấy hòa bình lâu dài tại khu vực này.
Ảnh minh họa
“Không ai hoàn toàn hài lòng với đề xuất của chúng tôi. Tuy nhiên, đây là cách mà Mỹ phải thực hiện nếu muốn đạt tới hòa bình thực sự. Hòa bình chỉ có thể thành công nếu điều đó dựa vào thực tế”, tuyên bố nêu rõ. Đây là thông điệp của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Israel – ông David Friedman và cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner đưa ra về kế hoạch hòa bình cho Trung Đông.
Chính quyền Tổng thống Trump cho biết, họ đã hoàn thành kế hoạch này nhưng hiện tại vẫn chưa công bố chính thức. Các chi tiết vẫn giữ bí mật và thông tin duy nhất có thể nhận biết là thông qua truyền thông về kế hoạch Trung Đông trong một nguồn tin bí mật. Giới quan sát cho rằng, kế hoạch hòa bình của Mỹ nhằm gây áp lực cho Israel.
Chính quyền Palestine liên tục bày tỏ chỉ trích đối với Mỹ, từ chối bất kỳ đàm thoại nào kể từ sau khi Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán của Mỹ về đó. Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump đã thực hiện các nỗ lực nhằm hỗ trợ nhân đạo dải Gaza. Tuy nhiên, vào ngày 15/8, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ cho rằng Mỹ không đáng tin cậy.
Video đang HOT
Các quan chức Nhà Trắng cho biết, kế hoạch hòa bình Trung Đông sẽ là báo cáo chi tiết nhất từng thấy và bao gồm một số các dự án kinh tế nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân Palestine tại Bờ Tây và Gaza. Giới chuyên gia cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump sẽ dựa vào các ưu đãi tài chính đề lấy lại niềm tin từ Palestine. Các báo cáo ngầm định, cố vấn cấp cao Nhà Trắng Kushner đã từng đưa ra cho người Palestine rằng “hãy lấy nó hoặc từ bỏ nó” trong đề xuất như vậy. Cùng với liên minh mới nổi Mỹ -Saudi- Ả rập- Ai Cập nhằm kiềm chế ảnh hưởng lan rộng của Iran, Nhà Trắng cho rằng, Palestine không còn lấy hỗ trợ quốc tế hay trong nước để đổi lấy bất kỳ sự nhượng bộ nào trong bối cảnh hiện tại.
Nga phản đối kế hoạch hòa bình từ Mỹ
Thực tế, các báo cáo cho biết, trong chuyến thăm Mỹ vào tháng Tư, Thái tử Saudi Mohammed bin Salman đã nói với các nhà lãnh đạo Do Thái rằng Palestine nên chấp nhận đề xuất hòa bình hoặc chấm dứt nó ngay lập tức. Saudi Arabia liên tục là một đồng minh trung thành truyền thống của Palestine.
Thái tử Mohammed bin Salman cho biết, các nhà lãnh đạo Palestine đã thất bại gắn kết nỗ lực ngoại giao trong nhiều thập kỷ và cho rằng, đây là khoảng thời gian mà người Palestine nên chấp nhận yêu cầu và đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Đồng thời Palestine cũng nên đưa ra quyết đoàn sẽ chấm dứt hay tiếp tục hòa đàm cho vấn đề hòa bình Trung Đông.
Vào tháng Sáu, ông Kushner đã có cuộc phỏng vấn trên tờ báo Al Quds của Palestine: “ Thế giới luôn vận động trong khi bạn lùi lại phía sau. Đừng để cho mâu thuẫn thế hệ cha ông lại ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ”.
Giới chuyên gia cho rằng, nỗ lực hòa bình cho Israel và Palestine đã diễn ra trong hàng thập kỷ. Tất cả chỉ là khẩu hiệu. Không ai hiểu những gì mà cả Israel và Palestine cần phải cố gắng vượt qua trong bối cảnh lo lắng về an ninh cho Israel vẫn tiếp tục.
Định hướng của chính quyền Tổng thống Trump đối với Israel vẫn luôn được lưu ý. Việc mở đại sứ quán tại Jerusalem, các quan chức Nhà Trắng liên tục từ chối là nguyên nhân gây ra thảm họa thương vong tại khu vực. Một số người cho rằng chính Palestine gây nên vụ việc nhưng dường như không ai nhận lỗi về mình.
“Nga luôn là trung tâm cho các vấn đề Trung Đông cùng với các liên quan trong khu vực từ Israel, Palestine cho đến vấn đề của Iran. Đó là lý do tại sao Moscow liên tục đưa ra các đề xuất giải quyết đối với các vấn đề toàn cầu, bao gồm vấn đề nhân đạo hay động thái ngoại giao mà Mỹ cố gắng tiến tới các đàm phán hòa giải Hamas – Fatah”, một quan chức giấu tên cho hay.
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã khiến Tehran thậm chí còn gần gũi hơn với Nga, đồng minh lâu năm của họ. Iran đang dựa vào Nga để giúp giảm bớt thiệt hại từ trừng phạt của Mỹ và ngăn chặn bất kỳ khả năng hành động quân sự nào chống lại họ. Nga đã cung cấp cho Iran tên lửa S-300, và bán các máy bay chiến đấu, xe tăng và trọng pháo khi các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an nhằm vào Tehran được dỡ bỏ. Nga cũng đã thành công trong việc phát triển mối quan hệ ngày càng gần gũi với Israel. Việc Mỹ giảm sự hiện diện tại Syria và việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã có ảnh hưởng thực tiễn khiến Nga trở thành một thế lực quan trọng đối với Israel.
Tuy nhiên, quan chức này cho rằng, Moscow vẫn có thể tham gia vào hai vấn đề chính là hòa giải và nới lỏng bao vây tại Gaza.
“Lập trường của Nga có thể cho rằng Mỹ không thể cư xử giống như một nhân vật độc quyền trong khu vực, cơ bản là mọi thứ phải thực hiện theo chính sách hợp lý nhất”, quan chức này cho biết./.
Theo toquoc
Palestine thêm lần nữa bác bỏ "Thỏa thuận thế kỷ" của Mỹ
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã bác bỏ kế hoạch chính trị của Mỹ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa Palestine và Israel, còn được biết đến với tên gọi "Thỏa thuận thế kỷ".
"Chúng tôi là những người đầu tiên tỏ rõ lập trường phản đối thỏa thuận này và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế cho đến khi khiến nó sụp đổ", Tổng thống Abbas tuyên bố về "Thỏa thuận thế kỷ" tại cuộc họp của Hội đồng Trung ương Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), SPutnik ngày 15-8 đưa tin.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh: Reuters
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm ngoái, sau khi tham vấn một số nước Saudi Arabia, đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine, thường được gọi là "Thỏa thuận thế kỷ". Mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng nhiều nội dung chi tiết của thỏa thuận đã được tiết lộ.
Theo đó, các nguồn tin nói rằng, đề xuất mà Mỹ đưa ra gồm có việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về đây; sáp nhập các khu định cư lớn ở Bờ Tây vào Israel; tuyên bố thành lập Nhà nước Palestine phi quân sự ở dải Gaza và một số vùng thuộc Bờ Tây, Israel giữ quyền kiểm soát về an ninh; công nhận Israel là quốc gia Do Thái.
Nhà Trắng cho đây sẽ là một kế hoạch toàn diện, hoàn toàn khác với ý tưởng cả các chính quyền Mỹ trước đây. Tuy nhiên, đại diện các phe phái của Palestine đều nhấn mạnh thỏa thuận nói trên là không thể chấp nhận được.
Sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel vào tháng 12-2017 và chuyển đại sứ quán đến đây, Tổng thống Abbas nhấn mạnh Washington không thể tham gia vào bất kỳ tiến trình hòa bình Trung Đông nào nữa đồng thời kêu gọi một tiến trình do cộng đồng quốc tế dẫn dắt mà trong đó Mỹ không đóng vai trò trung gian.
Phong trào Hamas, hiện đang kiểm soát Dải Gaza, cũng đã lên tiếng phản đối kế hoạch hòa bình mà Tổng thống Trump định công bố. Hamas cho rằng thỏa thuận này xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người Palestine.
Thiện Minh
Theo cand
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt với nhau, Nga ung dung ngồi hưởng lợi Các nhà phân tích cảnh báo, việc Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt từ đồng minh thành kẻ thù có thể biếu không Tổng thống Putin một món quà vô giá và Nga đơn giản chỉ cần... ung dung ngồi hưởng lợi. Liên minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt Theo báo Anh Express, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cường quốc...