Sách giáo khoa Tiếng Việt 30 năm trước bỗng sốt xình xịch trở lại, đọc 1 trang là thấy cả tuổi thơ ùa về!
Nhưng trang Tâp Đoc đây quen thuôc, thân thương vơi thê hê 8X – 9X khiến ai cũng bồi hồi khi khi xem lại.
Trang sách cũ với học sinh thế hệ 8X, 9X vẫn luôn là một điều gì đó rất thiêng liêng, đáng trân quý dù cho thời đi học chẳng ai chịu giữ gìn. Mỗi trang sách tuy đã ngả màu nhưng vẫn khiến các cô cậu tuổi 20-30 hiện nay thấy bồi hồi thấy cả tuổi thơ trong đó, và những giải nghĩa vô cùng dễ hiểu trong đó.
Mới đây, page Thương Mái Trường Xưa đã đăng tải loạt hình ảnh sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 tập 1 vào khoảng 30 năm về trước. Cuốn sách nằm trong bộ sách Tiếng Việt được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất từ cuộc cải cách giáo dục năm 1979. Trước khi thay sách mới vào năm 2002, học sinh đều học đánh vần và tập viết qua cuốn sách này.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1 được xuất bản cách đây gần 30 năm.
Những trang sách đã đi theo thế hệ 8X, 9X.
Trang sách dù ngả màu nhưng vẫn là món quà trân quý đối với thế hệ học trò ngày xưa.
Video đang HOT
Những trang sách ngả màu được giải nghĩa vô cùng dễ hiểu. Mỗi vần lại được thực hiện nguyên trong cùng 1 trang, với ví dụ và từ ngữ tập đọc liên quan đến vật dụng quen thuộc thời đó: ga, phố xá, quả thị…
Nhiều người nhận xét so với sách tiếng Việt hiện này thì trang sách giáo khoa cũ ít khi có ví dụ đến 3 âm, vần trong một bài. Với kết cấu đơn giản cũng từ ngữ dễ hiểu, nhiều người nhận thấy trẻ em ngày nay phải học quá nhiều, chưa kể đến các môn như tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên và Xã hội…
Trong trí nhớ của các 8X – 9X, sách giáo khoa là cuốn sách gối đầuu giường, là tài sản và vật phẩm đắt đỏ thời đấy. Rất nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc đã được để lại dưới bài đăng.
“ Càng đơn giản thì càng dễ hiểu, dễ nhớ. Đó là kim chỉ nam cho mình trong từng việc và mình nghĩ sách giáo khoa ngày xưa cũng có kết cấu như vậy. Ngày xưa học là nhớ liền, không như bây giờ mình thấy nhiều bé đọc líu cả lưỡi, tối qua vừa dạy đã quên sạch kiến thức“, bạn T.H bình luận.
“ Cả tuổi thơ ùa về! Hồi xưa mình được học nhưng chưa thấy hết giá trị. Sau 34 năm nhìn lại, bỗng nhiên thấy hạnh phúc khi bản thân ra đời ở thời điểm đó. Quyển sách rất vừa sức với trẻ con thời đó, ngày xưa vừa chơi vừa học, rất ít khi mắc lỗi chính tả“, bạn T.N bồi hồi nhớ lại.
Cùng xem thêm một vài hình ảnh khác của cuốn sách này nhé!
Mẩu chuyện tập đọc trong sách giáo khoa lớp 1 gây tranh cãi: Bé Hà bị ho nhưng bà... mặc kệ, bà bế bé Lê
Nhiều cha mẹ cho biết dù tổng thể nội dung câu chuyện thì ý nghĩa nhưng nếu chỉ đọc 1-2 bức hình sẽ rất dễ gây hiểu lầm cho trẻ Tiểu học.
Sách giáo khoa là quyển sách mà học trò nào cũng phải mang theo mỗi ngày, được coi là chuẩn mực trong việc dạy. Nếu học trò cấp và cấp 3 khi đọc có thể tự hiểu thì với học trò Tiểu học, rất cần cha mẹ đọc trước để có phương pháp nghiên cứu và dạy lại cho con mình.
Mới đây, một trang sách tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đã khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang khi có nội dung không hợp lý.
Cụ thể, trong trang sách có ba nhân vật là bà - bé Hà - bé Lê. Theo như ảnh thì Hà là chị của bé Lê, cậu bé vừa tỉnh dậy ngồi trên giường. Ở bức hình thứ nhất khi Hà bị ho, cô bé đã với bà rằng: " Hà ho, bà ạ". Nhưng thay vì chăm sóc Hà thì ở bức hình 2, bà lại ra dỗ cậu bé trên giường và nói: " Để bà bế bé Lê đã".
Nội dung câu chuyện được cho là không phù hợp.
Toàn bộ bài tập đọc "Bé Hà, bé Lê" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1. (Ảnh chụp màn hình)
Tiếp tục ở bức hình 3, bé Hà là người duy nhất chạy ra chào: " A, ba! Ba bế Hà!" thì người bố liền ôm lấy cả 2 chị em và nói: " Ba bế cả Hà, cả bé Lê".
Nhiều cha mẹ chia sẻ nội dung câu chuyện không phù hợp khi cả bà và bố đều dành tình cảm phần nhiều cho cậu em trai - bé Lê hơn. Một số phụ huynh cho rằng bản thân hiểu ý nghĩa của câu chuyện là nói về sự quan tâm và nhường nhịn anh chị em trong gia đình, tuy nhiên với nội dung chuyện ở bức hình 1-2 mà để học trò lớp 1 tự đọc thì rất dễ gây ra hiểu lầm.
Phụ huynh Thành Nhàn chia sẻ: " Đọc xong cũng thấy giật mình vì nội dung dễ gây hiểu lầm quá. Cha mẹ đọc cả 4 bức mới hiểu đây là nói về tình cảm trong gia đình, nhưng để học trò lớp 1 đọc e là không hiểu được ý nghĩa đúng như thế".
Phụ huynh Nguyễn Hà tâm sự: " Hai hình đầu như bé Hà bị cho ra ngoài. Đọc toàn bộ nội dung thì không nói, nhưng với học trò cấp 1 không hiểu sâu xa được đâu".
Hiện bài tập đọc này vẫn nhận về rất nhiều bình luận trái chiều của các bậc cha mẹ.
Trang sách cũ của 8X, 9X bỗng được share rần rần trên mạng, hóa ra nhờ câu nhắn siêu dễ thương từ nhà xuất bản Đọc dòng nhắn nhủ trong sách giáo khoa, không ít cô cậu 8X, 9X đã bật khóc khi nhớ lại cả tuổi thơ cấp 3 của mình trong đó. Sách giáo khoa cũ đối với học sinh thế hệ 8X, 9X vẫn luôn là một điều gì đó rất thiêng liêng, đáng trân quý dù cho thời đi học chẳng ai chịu giữ...