Sách giáo khoa cần “giảm dạy chữ, tăng dạy người”
Về những vấn đề còn tồn tại của giáo dục nước nhà hiện nay, TS. Trịnh Ngọc Thạch – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Trong thi cử, việc xáo trộn nhiều và quá nhanh là không nên. Tình trạng cả nước dùng chung 1 bộ sách giáo khoa đã bộc lộ nhiều bất cập”.
Đổi mới thi cử: Cần thiết nhưng phải có lộ trình
Theo TS. Trịnh Ngọc Thạch, việc giảm thiểu các kỳ thi nhằm tiết kiệm chi phí, giảm áp lực cho học sinh, xã hội là thực sự cần thiết song điều cơ bản nhất vẫn phải đảm bảo được yêu cầu đánh giá chất lượng thực của công tác giảng dạy.
Trong năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi. Sở GD-ĐT sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trước thông tin trên, không ít ý kiến cho rằng, việc tổ chức thi như vậy sẽ phát sinh nhiều vấn đề: Trường ĐH phải cử giáo viên đến hàng chục điểm thi chung tổ chức coi thi, chấm bài… vì trường ĐH nào cũng muốn chất lượng đầu vào cao nên có thể dẫn đến tình trạng chấm thi chặt, coi chặt khiến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp giảm. Bên cạnh đó, việc bố trí 2 loại cụm thi riêng (1 cho những em chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp, 1 cho những em muốn vào ĐH) thì đề thi có giống nhau, tỷ lệ đỗ có sự chênh lệch? Đối với những em thi ở những cụm thi do Sở GD-ĐT ở địa phương tổ chức, nếu sau này có nguyện vọng vào ĐH thì giải quyết thế nào?… Việc tổ chức kỳ thi theo chủ trương trên nếu không thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ gây xáo trộn lớn. Trong khi đó, với thi cử việc xáo trộn nhiều, đột ngột là không nên vì điều đó sẽ gây tâm lý hoang mang cho xã hội.
Sách giáo khoa cần được đổi mới theo hướng tăng thêm kiến thức thực tiễn
Video đang HOT
Cần có nhiều bộ sách giáo khoa
Đối với vấn đề đổi mới nội dung sách giáo khoa trong trường học, TS. Trịnh Ngọc Thạch cho biết, hiện Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đang thẩm tra hồ sơ sửa đổi Nghị quyết 40 năm 2000 về Chương trình Sách giáo khoa. Nếu Nghị quyết sửa đổi được thông qua sẽ thay đổi một số nguyên tắc soạn thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, chương trình SGK. Sự thay đổi SGK theo hướng: Tăng thêm nhiều kiến thức thực tiễn, nâng cao năng lực thực tiễn, không đề cập quá nhiều vào kiến thức khoa học cơ bản hàn lâm, mục đích là “tăng dạy người, giảm dạy chữ”. Bộ GD-ĐT ban hành 1 bộ sách, sau đó đặt hàng các nhà khoa học, nhà giáo biên soạn thêm các bộ sách khác trên cơ sở chương trình khung, tất cả đều do Bộ GD-ĐT kiểm định, phê duyệt, sau đó các trường, các địa phương có thể chọn bộ sách phù hợp với trường, địa phương mình. Trong các bộ sách này, chương trình chung do Bộ GD-ĐT ban hành (chiếm tỷ lệ khoảng 80%), các địa phương, các trường có thể bổ sung thêm nội dung khác (tỷ lệ xấp xỉ 20%). Điều đó có nghĩa sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa ra đời thu hút nhiều nguồn lực xã hội tham gia biên soạn. Theo đó, tình trạng tất cả các nơi đều sử dụng 1 bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn giao NXB Giáo dục phát hành như hiện nay sẽ không còn.
Nếu những nội dung trên được Quốc hội thông qua thì cần có thời gian chuẩn bị, dự kiến là đến năm 2018. Tuy vậy, trước khi triển khai thực hiện, các bộ, ngành, đơn vị liên quan cần chuẩn bị kỹ về việc xây dựng chương trình viết lại bộ sách mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cấp cơ sở vật chất tại các trường để phù hợp với điều kiện giảng dạy mới…
Theo ANTD
4.000 tỷ "số hóa" SGK: Đừng đổ thêm gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo
Nhiều độc giả đề nghị không nên biến trẻ em thành cái máy, đồng thời đừng đổ thêm gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo.
Đề án "Thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014 - 2015" với tổng kinh phí thực hiện thí điểm khoảng 4.000 tỷ đồng. Đề án này đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Theo đề án, nội dung trong SGK các môn học từ lớp 1-3 được số hóa theo công nghệ 3D, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng. Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát học sinh. Tuy nhiên, đề án đang nhận được phản ứng trái chiều từ dư luận.
Đừng cố ép trẻ thành cái máy
Trong hàng trăm lá thư gửi về VOV.VN, độc giả Phan Thế Vinh bày tỏ, việc đưa ra 4.000 tỷ đồng để thay đổi cách giảng và cách học là không chấp nhận được. Về phía giáo viên, nếu tất cả đều phụ thuộc vào máy tính, thụ động trong mọi tình huống, quá trình giảng dạy không thể hay bằng khi đứng trên bục giảng. Thiết bị công nghệ chỉ bổ trợ cho công tác giảng dạy chứ không thay thế hoàn toàn. Về học sinh sẽ sinh ra lười biếng, lười suy nghĩ, lười tư duy vì tất cả đều có trên máy tính.
Cũng chung suy nghĩ như độc giả Phan Thế Vinh, độc giả Trần Nghĩa Hiệp đề nghị, "các nhà giáo dục đừng cố ép các cháu thành máy. Hãy lo cho các cháu nên người trước đã. Có tính người rồi thì học hành bao nhiêu cũng được. Chứ học sinh tiểu học mà đã như cái máy rồi thì tương lai có tốt đẹp được không đây?".
Học sinh nghèo (ảnh: internet)
Bạn đọc tên Xinh bày tỏ, nếu dùng 4.000 tỷ đồng này giúp cho được bao nhiêu bạn nhà nghèo đỗ đại học tiếp tục theo học thì tốt biết mấy. Những người xây dựng đề án có nghĩ đến hệ lụy con cái bạn mới lớp 1,2,3,4,5 tuổi lướt web, nhận thức chưa tốt sẽ dễ có hành động sai trái. Mà thực tế có rất nhiều vụ án giết người kinh hãi bắt nguồn từ việc trẻ nghiện game.
Bạn đọc lấy tên Cha Mẹ Học Sinh mong những nhà quản lý giáo dục nên cân nhắc khi đưa đề án vào thực hiện. Bởi lẽ "công nghệ" nếu không được sử dụng đúng sẽ gây nhiều nguy hại. Máy tính bảng, hay những thiết bị tương tự không thể dành cho những lứa tuổi còn nhiều "hiếu động vô thức". Nếu áp dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng thì không có gì để bàn, vì ở tuổi có nhận thức đó mới có thể sử dụng đúng được.
Độc giả tên Trung bày tỏ nghi ngại, đề án này mang tính khả thi là bao nhiêu? Có phải ai cũng có tiền mua máy tính bảng, rồi những hệ lụy kéo theo khi dùng máy tính bảng" "Máy đâu phải bao năm vẫn chạy tốt, khi máy có vấn đề trong thời gian sửa chữa các em phải làm sao? Khi có ipad trong tay các em làm sao không chơi game và nhiều vấn đề nữa".
Đồng ý với ý kiến này, một bạn đọc khác cũng trăn trở, khi học sinh làm rơi ,vỡ hư hỏng, bị mất, bị trấn lột hay khi máy "đơ" thì ai chịu trách nhiệm sửa chữa? Trong thời gian sửa máy, học sinh lấy gì học? Máy bảo hành bao lâu, 1 năm hay chỉ 1 tháng?
Đừng dồn gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo
Độc giả Nguyễn Văn Đoàn và nhiều độc giả chung câu hỏi "Dù các bác chuẩn bị đề án này chu đáo kỹ lưỡng đến đâu thì việc mua máy tính bảng cho bé là ai? Là gia đình phụ huynh chứ ai. Gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa thì việc bỏ ra vài trăm ngàn để trang bị một bộ tập, vở, một bộ quần áo mới... cho con đến trường cùng bạn bè là một điều hết sức khó khăn, nay họ phải bỏ ra vài triệu đồng để mua SGK điện tử thì thật là một điều hoang tưởng đối với họ".
Kinh phí khi sử dụng máy tính bảng sẽ là gánh nặng đối với nhiều gia đình là lo lắng chung của nhiều độc giả. Độc giả Lê Công Lý viết: "Không nên chồng thêm gánh nặng kinh tế lên đôi vai gầy của các phụ huynh nghèo. Không khoác thêm gánh nặng cho ngân quỹ Nhà nước bằng các thử nghiệm hao tiền tốn của mà hiệu quả phiêu diêu?".
Còn độc giả Đào Xuân Tân bày tỏ: "Dự án này có khả thi hay không, nếu có những gia đình chỉ lo cho con đủ ăn và nộp đủ các khoản cho nhà trường lấy đâu ra tiền mua máy tính bảng? Cần xem lại dự án này có ở "trên trời" không?".
Phản hồi về bài viết, "", độc giả Vũ Minh cho rằng "Những ý kiến của GS Trần Hải Linh thật sự rất cụ thể và đúng với tâm tư, lo lắng về chuyện học hành của con em của hàng triệu phụ huynh Việt Nam.Những nhà công tác giáo dục, đặc biệt lãnh đạo của bộ GD-ĐT cần phải nghiền ngẫm ý kiến đóng góp của người dân ở trong và ngoài nước. Tuổi thơ rất cần có môi trường hồn nhiên và trong sáng".
Độc giả Nam Hưng đề nghị: "Chỉ nên xây dựng giáo án điện tử tại trường, để môn học trở nên phong phú mà thôi. SGK vẫn phải tồn tại. Còn việc mỗi em phải trang bị một thiết bị điện tử như máy tính bảng là không nên: vì chắc chắn có nhiều lỗ hổng về ngôn ngữ, viết lách, suy nghĩ logic... mà mức độ nguy hiểm của nó là khó lường trước được"./.
Theo VOV
Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mới Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận khăng đinh viêc biên soan SGK mơi se đươc xã hội hóa tới mức cao nhất có thể. Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông la nôi dung đươc nhiêu đai biêu QH đăt câu hoi cho Bô trương Pham Vu Luân trong phiên chât vân sang 11/6. Theo Bô trương Pham...