“Sắc xanh” trở lại trên sàn chứng khoán thế giới
Theo Roi-tơ và TTXVN, trong phiên giao dịch chiều 10-3, “sắc xanh” đã trở lại trên thị trường chứng khoán châu Á khi tâm lý của các nhà đầu tư đã ổn định trở lại trước thông tin số ca nhiễm mới Covid-19 có xu hướng giảm cùng các biện pháp kích thích kinh tế được triển khai trên toàn cầu. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại Trung Quốc đồng loạt tăng điểm sau khi giảm mạnh trong phiên trước. Chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải tăng 1,82% lên mức 2.996,76 điểm. Tại Hồng Công (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng tăng 1,41% và đóng cửa ở mức 25.392,51 điểm.
* Trên sàn chứng khoán Tô-ki-ô của Nhật Bản ngày 10-3, chỉ số Nikkei tăng 0,85% lên 19.867,12 điểm. Trước đó trong phiên 9-3, chỉ số này giảm hơn 5%, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2-2018.
* Chứng khoán Hàn Quốc cũng rời khỏi mức thấp của sáu tuần khi chỉ số KOSPI đã tăng 8,16 điểm, tương đương 0,42%, lên mức 1.962,93 điểm. Trước đó, KOSPI đã lao dốc 4,2% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-2019.
Video đang HOT
* Tại các nước vùng Vịnh cũng có sự phục hồi mạnh mẽ khi bắt đầu phiên giao dịch 10-3, dẫn đầu là chứng khoán A-rập Xê-út với mức tăng 5,6%. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán A-bu a-bi (UAE), Cô-oét, Ca-ta lần lượt tăng 4,2%, 6,6% và 3%. Ba-ren và Ô-man cũng ghi nhận các mức tăng 1,2% và 0,2%.
* Mở cửa phiên giao dịch ngày 10-3, các chỉ số chính tại thị trường chứng khoán châu Âu đã tăng 1%. Chỉ số FTSE 100 trên sàn giao dịch Luân ôn (Anh) đã tăng 1,8%, lên mức 6.073,61 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn giao dịch Phranh-phuốc (ức) tăng 1,2%, lên mức 10.750,58 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 trên sàn Pa-ri (Pháp) tăng 1,7% lên mức 4.787,17 điểm. Tại Mi-lan (I-ta-li-a), chỉ số FTSE MIB tăng 1%, lên mức 18.665,21 điểm sau khi lao dốc hơn 11%.
* Thị trường năng lượng châu Á sôi động trở lại trong phiên mở cửa ngày 10-3, với mức tăng hơn 6%, sau khi chứng kiến đà sụt giảm mạnh nhất của giá dầu thế giới trong gần 30 năm qua trong ngày 9-3. Giá dầu Brent biển Bắc tăng 6,6%, lên mức hơn 36 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 6,1%, lên hơn 33 USD/thùng. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, rất khó có khả năng giá dầu sẽ phục hồi nhanh do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Theo Nhandan.com.vn
Chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi lên phiên 4/3
Các thị trường chứng khoán ở Mỹ và châu Âu đồng loạt đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 4/3.
Các chỉ số Dow Jones và S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều "vọt" hơn 4%, sau khi cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dẫn đầu tại 10 bang trong số 14 bang ở Mỹ đồng loạt tổ chức bầu cử sơ bộ trong ngày "Siêu thứ Ba", trong khuôn khổ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Tuy nhiên, thông tin về sự tiếp tục lây lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại.
Chứng khoán thế giới đồng loạt đi lên phiên 4/3. Ảnh minh họa: TTXVN
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiêp Dow Jones tăng 4,5%, lên 27.090,86 điểm, sau khi mất 800 điểm vào phiên trước đó. Chỉ số S&P 500 cũng tiến 4,2%, lên 3.130,12 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 3,9%, lên 9.018,09 điểm.
Phiên này thị trường tập trung vào kết quả bầu cử sơ bộ của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Biden được coi là một ứng cử viên có lập trường ôn hòa, trái ngược với đối thủ được xem là có tư tưởng tả khuynh Bernie Sanders. Việc ông Biden giành chiến thắng ở đa số các bang trong ngày "Siêu thứ Ba" đã mở ra cơ hội lớn cho ông trong cuộc đua giành tấm vé trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm. "Siêu thứ Ba" (3/3) được coi là ngày quan trọng nhất trong giai đoạn bầu cử sơ bộ vào ghế Tổng thống Mỹ. Kết quả bỏ phiếu ở 14 bang trong ngày này sẽ góp phần quan trọng vào việc chọn ra ứng viên của đảng Dân chủ để đối đầu với đương kim Tổng thống Donald Trump trong ngày bầu cử toàn quốc vào tháng 11 năm nay.
Thêm vào đó, các số liệu tích cực mớ từ kinh tế Mỹ cũng góp phần tạo nên sắc xanh cho Phố Wall trong phiên này. Cụ thể, hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất một năm qua trong tháng 2/2020, còn lượng việc làm của khu vực tư nhân Mỹ đã tăng thêm 183.000 việc làm trong cùng kỳ, cao hơn dự báo của giới phần tích.
Mặc dù báo cáo của Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) cho thấy khu vực chế tạo dường như không tăng trưởng trong tháng 2/2020, do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 khiến nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ và thị trường việc làm của Mỹ có vẻ đang chống chọi tốt với "cơn bão" dịch bệnh này. Dịch COVID-19 đã khiến hơn 3.200 người trên toàn thế giới bị thiệt mạng và ghi nhận hơn 93.000 ca nhiễm.
Cũng trong phiên này, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt lên điểm, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp nhằm ứng phó với nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động đến nền kinh tế nước này.
Khép lại phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,5%, lên 6.815,59 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1,3%, lên 5.464,89 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 1,2%, lên 12.127,69 điểm.
Tại thị trường trong nước, phiên giao dịch chiều 4/3 khép lại với những diễn biến trái chiều. Cụ thể, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 1,24 điểm (0,14%) xuống 889,37 điểm; trong khi HNX-Index tăng 1,13% lên 113,85 điểm./.
Minh Trang (Tổng hợp)
Theo Bnews.vn
Chứng khoán thế giới biến động trái chiều phiên 26/2 Thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 26/2, nhờ xu hướng mua vào cổ phiếu giá hời đã lấn át phần nào mối quan ngại về sự lây lan của dịch COVID-19. Chứng khoán thế giới biến động trái chiều phiên 26/2 . Ảnh: TTXVN Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch chứng khoán...