Sạc pin điện thoại bằng… sầu riêng và mít
Những phần bỏ đi của quả mít và sầu riêng có thể dùng để tạo ra kho điện giúp sạc nhanh điện thoại và các thiết bị di động khác.
Các phần bỏ đi của sầu riêng có thể trở thành “kho điện” giúp sạc pin điện thoại AFP
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) phát triển một phương pháp sử dụng phần bỏ đi của quả mít và sầu riêng (như vỏ, cùi…) để tạo ra kho điện giúp sạc nhanh điện thoại và các thiết bị di động khác. Trong nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Energy Storage, các nhà khoa học cho biết họ có thể biến phần bỏ đi của sầu riêng và mít thành siêu tụ điện, có khả năng lưu trữ lượng lớn năng lượng để sạc pin điện thoại di động chỉ trong vài giây.
“Mua sầu riêng và mít từ chợ, chúng tôi chuyển đổi các phần bỏ đi thành siêu tụ điện có thể được sử dụng để trữ điện hiệu quả”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Vincent Gomes.
Để tạo ra nguồn điện năng tốt cho môi trường này, các chuyên gia áp dụng quá trình xử lý không độc hại gồm công đoạn hun nóng bằng nước rồi ướp lạnh, các phần bỏ đi của mít và sầu riêng được chuyển thành carbon aerogel ổn định – vật liệu tổng hợp cực kỳ nhẹ và xốp thường được sử dụng cho một loạt ứng dụng.
“Các carbon aerogel tạo ra những siêu tụ điện tuyệt vời vì chúng có độ xốp cao. Sau đó, chúng tôi sử dụng các aerogel này tạo ra những kho chứa điện năng”, chuyên gia Gomes giải thích thêm.
Theo các nhà nghiên cứu, siêu tụ điện sản sinh từ mít và sầu riêng có khả năng sạc thiết bị rất nhanh và hiệu quả hơn so với các loại pin sạc thông thường. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng phát hiện trên giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng tái sinh và góp phần cải thiện môi trường.
Các nhà khoa học phát hiện sầu riêng có thể sạc điện thoại của bạn với tốc độ cực nhanh
Mới đây nhất, các nhà khoa học Australia đã tận dụng sầu riêng để chế tạo loại vật liệu sử dụng trong các siêu tụ điện - thiết bị hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về điện năng trong tương lai.
Theo New Scientist, PGS Vincent Gomes cùng các đồng nghiệp tại Đại học Sydney (Australia) vừa công bố thành công bước đầu trong việc dùng cùi sầu riêng để chế tạo loại vật liệu sử dụng trong các siêu tụ điện - thiết bị hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về điện năng trong tương lai. Nhóm cũng cho biết cùi mít cũng có khả năng tương tự.
Nhóm nghiên cứu tại đại học Sydney cho biết, phần cùi sầu riêng hoặc mít thường bị vứt bỏ sẽ trải qua quá trình xử lý đặc biệt, bao gồm công đoạn đun nóng rồi làm lạnh đột ngột. Từ những nguyên liệu đã xử lý này, nhóm nghiên cứu đã có thể tổng hợp được aerogel - loại vật liệu nhẹ nhất thế giới mà con người từng biết đến.
Về cơ bản, carbon aerogel có màu đen và khi sờ lên có cảm giác giống như đang sờ lên những hòn than. Chúng có diện tích bề mặt lớn, độ xốp cao và khả năng dẫn điện tốt. Các tính chất này khiến aerogel đặc biệt hữu ích đối với việc sản xuất tụ điện, pin và hệ thống khử muối, tương tự như các loại vật liệu khác như graphene.
Theo tiết lộ của PGS Vincent Gomes, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với rất nhiều loại trái cây khác nhau, bao gồm cả dưa hấu và bưởi, nhằm tìm ra loại quả phù hợp để chế tạo Aerogel. Quá trình thử nghiệm cho thấy, cùi sâu riêng và cùi mít là những 'ứng viên' phù hợp nhất, nhờ những đặc tính như cùi mềm, hình sợi, có khả năng giữa được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel so với những loại quả có phần cùi thô cứng. Bề mặt rộng và giàu nitơ cũng là lợi thế của mít và sầu riêng.
Sau khi tổng hợp được Aerogel, nhóm nghiên cứu có thể sử dụng loại vật liệu này để chế tạo điện cực cho siêu tụ điện (supercapacitor). Khác với các tụ điện thông thường, siêu tụ điện có thời gian sạc siêu nhanh, cao hơn rất nhiều lần so với tốc độc sạc của pin lithium-ion. Bên cạnh đó, siêu tụ điện không hề có hiện tượng bị chai như pin, hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn pin trong việc lưu trữ điện năng trên các thiết bị di động trong tương lai
GS Brian Derby - chuyên ngành khoa học vật liệu, Đại học Manchester (Anh) - cho biết việc sử dụng những vật liệu phế thải có nguồn gốc thiên nhiên làm aerogel còn giúp bảo vệ môi trường. Trước đây, aerogel chỉ có thể được tổng hợp và sản xuất từ xăng dầu. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu thiên nhiên như cùi mít và sầu riêng để chế tạo aerogel có thể giúp hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài sầu riêng, mít, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc tìm ra những vật liệu thiên nhiên khác như đậu tương, trấu hay hành tỏi cho siêu tụ điện.
Tham khảo New Scientist
Theo Anh Việt/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Kỳ lạ quả sầu riêng không có gai, không phải ai cũng có thể trồng được Dù đã cố gắng ghép cành suốt nhiều năm qua nhưng các nhà thực vật học vẫn không thể trồng thành công sầu riêng không gai cực hiếm. Quả sầu riêng không có gai - Ảnh: SCMP Nghe có vẻ hy hữu nhưng thực chất, từng có quả sầu riêng không gai xuất hiện ở Indonesia vào khoảng hơn một thập kỷ về...