Sắc màu lễ hội Diều tại Huế
Lễ hội Diều Huế 2022 được tổ chức nhằm quảng bá, bảo tồn nghệ thuật làm diều và thả diều Huế, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật trên không.
Kéo dài đến ngày 23/4, lễ hội thu hút hơn 80 con diều với các chủng loại diều truyền thống như rồng, phượng, chim công, bướm, én, quạ, diều hâu, gà trống, cá vàng,…có sải cánh từ 1,5 m đến 3 m chiều dài từ các nghệ nhân trên cả nước.
Đặc biệt, diều rồng dài 50 m được trưng bày tại công viên Tứ Tượng, thuận tiện cho du khách và người dân đi dạo đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu thưởng lãm.
Ngoài ra còn có hoạt động trải nghiệm làm diều diễn ra buổi sáng 9h – 11h, buổi chiều 14h – 16h phục vụ học sinh, thiếu nhi và các du khách muốn quay trở lại tuổi thơ.
Bên cạnh đó, với tiêu đề “Những cánh bay Việt Nam”, biểu diễn thả diều sẽ được tổ chức tại khu vực Phu Văn Lâu và quảng trường Ngọ Môn vào các buổi chiều (từ 14h – 17h) với sự tham gia của các CLB diều khắp 3 miền.
Ngoài tác dụng trang trí và là thú vui tao nhã của mọi lứa tuổi, trong tâm thức của người Việt, thả diều hàm chứa ý nghĩa tâm linh, khát vọng về cuộc sống nhàn hạ, ấm no, hạnh phúc.
Từ thời xa xưa đã có các cuộc thi diều do nhà vua tổ chức, vậy nên các hoa văn và họa tiết trên diều Huế ít nhiều ảnh hưởng tính chất cung đình.
Mỗi cánh diều Huế là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết hợp của toán học, vật lý, hội họa, thẩm mỹ, nghệ thuật tạo hình cùng kinh nghiệm lâu đời.
Video đang HOT
Các loại diều Huế được làm ra đều có ý nghĩa riêng, phục vụ mục đích riêng, người nghệ nhân thổi hồn vào những vật liệu tre nứa, vải giấy, chỉ sợi,… mô phỏng dáng dấp của các loài chim, thú, bướm hoa,… từ đó tạo nên muôn loài diều màu sắc rực rỡ mà kết cấu đơn giản, phục vụ thú chơi thường nhật của đa số người dân.
Cao cấp hơn thì có các loại diều linh vật như rồng, công, phượng, kỳ lân,… với cấu trúc, hình khối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao về tạo hình, óc sáng tạo và kinh nghiệm phong phú, đây là các tác phẩm nghệ thuật giá trị có ý nghĩa và trong biểu diễn và sưu tầm.
Nghệ nhân diều Huế không chỉ thả những con diều lên không trung mặc cho nó bay lượn mà còn chú trọng vào chủ đề và nghệ thuật biểu diễn, họ truyền sự sống vào cánh diều và gửi gắm bao ước mơ khát vọng với cuộc đời.
Nhìn những cánh diều lượn trên bầu trời, chúng ta được chiêm ngưỡng những họa phẩm biết bay làm tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhàng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Lễ hội Diều Huế 2022 được tổ chức nhằm quảng bá, bảo tồn nghệ thuật làm diều và thả diều Huế, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật trên không.
Đồng thời góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn khi hướng đến Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Rác thải gây ô nhiễm nhiều tuyến phố ở Thừa Thiên Huế
Tình trạng đỗ rác xây dựng, chất thải sinh hoạt bừa bãi cũng diễn ra nhiều nơi, ngay tại trung tâm thành phố Huế.
Tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng diễn ra khá phổ biến tại nhiều nơi ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều tuyến đường xa khu dân cư, trên các lề đường, vỉa hè, các bãi đất trống, rác thải xà bần đổ bừa bãi, chất từng đống, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị.
Một khu đất trống bị biến thành bãi đổ rác thải xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
Khu vực nút giao giữa đường Võ Nguyên Giáp với đường Hoàng Quốc Việt nối dài thuộc phường An Đông, thành phố Huế đã bị biến thành bãi chứa rác tự phát từ lâu.
Rác thải xà bần, đất đỏ, gạch, xi măng thừa, đá, gỗ ốp pha...bị đổ trộm chất thành đống, nằm ngổn ngang. Nhiều đoạn, rác tràn ra lòng đường, gây cản trở giao thông. Một số đoạn đường như Tố Hữu, Ngự Bình...dù có biển cấm đổ rác nhưng rác vẫn đổ tràn lan gây ô nhiễm môi trường.
Theo người dân địa phương, các đối tượng đổ trộm rác thải thường tranh thủ vào giờ nghỉ trưa hoặc đêm khuya, vắng người. Nhiều lần người dân bắt gặp, báo cơ quan chức năng nhưng khi lực lượng chức năng tới thì các đối tượng đã cao chạy, xa bay.
Rác thải xây dựng đổ tràn ra cả lòng đường
Tình trạng đỗ rác xây dựng, chất thải sinh hoạt bừa bãi cũng diễn ra nhiều nơi, ngay tại trung tâm thành phố Huế. Trên những khu đất trống, các tuyến đường chưa có nhà dân ở biến thành điểm tập kết rác thải xây dựng. Các địa phương đã thành lập tổ, đội phản ứng nhanh để xử phạt hành vi đổ trộm rác xây dựng nhưng việc phát hiện, xử lý của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
Bà Trần Thị Tường Vy, Chủ tịch UBND phường An Đông, thành phố Huế cho biết, các quy định xử phạt và mức phạt đối với trường hợp đổ trộm rác thải tăng nhưng lực lượng kiểm tra, giám sát, phát hiện lại đang thiếu và yếu.
"Tình trạng đổ rác thải xây dựng tại một số tuyến đường không đúng các địa điểm. Lực lượng đi kiểm tra giám sát thì mỏng, người dân thường đổ trộm vào ban đêm. Để giải quyết dứt điểm việc đổ rác thải xây dựng không đúng nơi quy định, chúng tôi tiến hành thường xuyên kiểm tra, giám sát các tuyến đường có khả năng người dân đổ rác thải xây dựng. Hiện nay, còn một số điểm nhỏ tồn tại ở trước trục đường như trước mặt đường Võ Nguyên Giáp. Thời gian tới sẽ có lực lượng để giải quyết dứt điểm tình trạng này" - bà Trần Thị Tường Vy cho biết thêm.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng. UBND thành phố Huế chưa lựa chọn được vị trí, bổ sung quỹ đất làm cơ sở tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng.
Rác thải xây dựng đổ khắp nơi tại các khu đất trống ở thành phố Huế.
Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, địa phương cho người đi kiểm tra, bắt quả tang một số chủ phương tiện đổ trộm rác và đã xử lý nghiêm. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng này, thành phố giao cho Công ty TNHH MTV Long Tường một khu đất tại đường Tự Đức, Thủy Dương, thuộc phường An Tây, thành phố Huế làm khu tạm trung chuyển, tập kết rác thải xây dựng. Sau đó, rác được trung chuyển về khu xử lý chất thải xây dựng của Công ty tại thị xã Hương Trà.
Phía tỉnh cũng đang xây dựng khu thu gom, xử lý rác thải tập trung tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà và mở rộng bãi rác xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi các dự án xử lý rác này đưa vào sử dụng hy vọng sẽ chấm dứt tình trạng rác thải đô thị ùn ứ như hiện nay.
"Tình trạng đổ trộm rác thải trên địa bàn thành phố đã xảy ra rất nhiều năm. Thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt về các địa phương, Công ty Môi trường đô thị tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát xử lý vi phạm, thực hiện công tác thu gom, nhất là những điểm công cộng. Sau khi thu gom sẽ thực hiện công tác bàn giao để xử lý vi phạm kịp thời, từng bước chấn chỉnh việc đổ rác thải trộm trên địa bàn" - ông Nguyễn Việt Bằng cho biết./.
Việt Nam phản ứng trước thông tin Trung Quốc tập trận trên Biển Đông Tại buổi họp báo chiều 7.4, phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tổ chức tập trận trên trên Biển Đông Chiều 7.4, tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA)...