Thứ trưởng Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ngày 26/1, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã thay mặt Chính phủ đến viếng, lưu sổ tang tại lễ tâm tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cùng đoàn công tác đã đến viếng, lưu sổ tang tại lễ tâm tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Cùng đi có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ và đoàn của Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cùng đoàn công tác đang vào viếng, lưu sổ tang tại lễ tâm tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trưa 26/1
Tại lễ viếng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã chuyển lời chia buồn của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đến các tăng ni, phật tử, đồ đệ của Thiền sư.
Trước đó, ngày 25/1, đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, làm trưởng đoàn đã đến viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn được gọi Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình.
Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…
Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học, bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.
Ông từng tham gia thành lập Viện đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối, Tổng biên tập tạp chí Phật Giáo Việt Nam.
Ông được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
Video đang HOT
Tháng 5/1966, ông rời Việt Nam; hoạt động qua nhiều nước và ông là người thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp…
Sau 39 năm rời Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008…
Tháng 10 năm 2018, Thiền sư trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông từng được mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1967.
Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu.
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, rạng sáng ngày 22/1 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, nơi Thiền sư đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người thầy của cười hàm tiếu, tập thở, tập buông thư
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh thời đã viết hàng trăm cuốn sách, trong đó cuốn 'Phép lạ của sự tỉnh thức' là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ngài.
Phép lạ của sự tỉnh thức đã dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, được độc giả nhiều thành phần trong xã hội đón nhận. Đây không chỉ là một cuốn sách mà là những chia sẻ kinh nghiệm nếp sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, là bài học căn bản thực tập thiền quán của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Phép lạ của sự tỉnh thức đã dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, là cuốn sách nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Đọc Phép lạ của sự tỉnh thức, chúng ta cảm nhận được từng sát na hạnh phúc trong cuộc sống. Từ một bác sĩ, một công nhân, một thợ may, một người thợ tiện, một bà nội trợ đến một kỹ sư... Tất cả những công việc thường nhật đó bỗng trở nên phép lạ khi thắp lên ánh sáng chánh niệm.
Phép lạ của sự tỉnh thức củaThiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những bài học và phương pháp tập cười hàm tiếu, tập buông thư, tập thở rất hữu ích và khoa học.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực tập cười hàm tiếu thế nào?
Trong cuốn sách, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia ra khoảng thời gian và tâm trạng từng lúc để cười hàm tiếu.
Theo đó, cười hàm tiếu khi mới thức dậy buổi sáng: "Treo một cành lá hay bất cứ dấu hiệu nào, hoặc một chữ "Cười" trên trần nhà hoặc trên nóc mùng để khi thức dậy buổi mai là có thể trông thấy. Khi trông thấy dấu hiệu đó lập tức mỉm cười, động thời nắm lấy hơi thở, thở ra và hít vào ba hơi. Trong khi vẫn duy trì nụ cười hàm tiếu và theo dõi hơi thở, thở ra nhẹ.
Cười hàm tiếu trong khi nghe một bản nhạc, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chú ý tới lời nhạc, tình, ý và tiết tấu.
Lúc rỗi rảnh, Thiền sư dạy cười hàm tiếu có thể trong phòng đợi, trên xe buýt hay đứng chờ ở bưu điện. Bất cứ ngồi hay đứng, nhìn vào một em bé, một ngọn lá, một bức tranh bất cứ một vật gì ít di động và mỉm cười trong khi thở ra và thở vào thật nhẹ ba lần. Duy trì nụ cười hàm tiếu trong suốt thời gian đó và nghĩ rằng em bé, ngọn lá, bức tranh hay vật gì mình đang nhìn chính là bản thân mình.
Cười hàm tiếu trong khi nghe một bản nhạc, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ta nghe một bản nhạc hai hay ba phút, chú ý tới lời nhạc, tình, ý và tiết tấu. Mỉm cười và thở ra, thở vào thật nhẹ trong suốt thời gian đó. Trong khi bực bội liền tức khắc nở ra nụ cười hàm tiếu. Thở ra vào thật nhẹ, duy trì nụ cười suốt trong ba hơi thở ra vào.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy cách tập buông thư
Theo đó, trong thế nằm, ta nằm ngửa trên mặt phẳng không có nệm, không có gối. Duỗi hai tay theo thân thể, duỗi hai chân. Mỉm cười và duy trì nụ cười hàm tiếu. Thở ra, hít vào thật nhẹ, chú ý tới hơi thở. Buông thả tất cả bắp thịt trên toàn thân thể. Tuồng như cục sáp thật mềm xuống, mềm như một tấm lụa tẩm sương. Buông thả hoàn toàn. Chỉ duy trì hơi thở và nụ cười hàm tiếu. Nghĩ tới một con mèo nằm xụ trong bếp, đụng tới thì êm như một đám bông gòn. Duy trì trong hai mươi hơi thở.
Buông thư trong tư thế ngồi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy ta ngồi kiết già, bán già, ngồi xếp bằng, ngồi trên hai bàn chân, hai gối quỳ hoặc ngồi trên ghế dựa buông thõng hai chân. Mỉm cười hàm tiếu. Duy trì nụ cười và buông thả như trong hai mươi hơi thở.
Tập thở theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thở bụng:
Nằm xuôi hai chân như trong tư thế duỗi hai tay theo thân thể, duỗi hai chân. Thở đều và nhẹ bình thường. Chú ý đến động tác của bụng. Bắt đầu hít vào và phình bụng lên để đưa không khí vào đầy phổi. Cho không khí vào phần trên của phổi trong khi ngực lên và bụng bắt đầu xuống. Đừng thở hơi dài quá, sẽ mệt. Tập mười hơi thở như vậy. Hơi thở ra dài hơn hơi thở vào.
- Thở trong khi đếm bước chân
Đi bộ từng bước thong thả trong công viên, dọc bờ sông hay trên đường làng, thở bình thường. Đếm xem mỗi hơi thở ra và mỗi hơi thở vào bình thường của mình lâu được mấy bước. Thử đếm như vậy từ chín đến mười lần. Bắt đầu cho hơi thở ra dài thêm một bước. Khi hít vào, đừng kéo dài hơi thở, cứ để tự nhiên. Thử đếm xem hơi thở vào có thay đổi không? Thở chừng mười hơi ra vào như vậy. Bây giờ cho hơi thở ra dài thêm một bước nữa là hai. Để ý xem hơi thở vào có dài thêm một bước không...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà văn hóa lớn và nổi tiếng khắp thế giới với phương pháp tu chánh niệm.
Chỉ kéo dài hơi thở vào khi cảm thấy có nhu cầu phải làm như thế. Thở mười hơi như vậy rồi trở lại thở bình thường. Năm phút sau mới tiếp tục. Hễ khi nào thấy hơi mệt thì trở lại bình thường. Sau một vài tuần, hơi thở ra vào có thể dài bằng nhau. Nhưng mỗi khi thở ra ngực và bụng như nhau, chỉ nên thở từ 10 đến 20 lần rồi trở lại bình thường.
- Đếm hơi thở:
Ngồi trong tư thế kiết già hay bán già hay đi bộ. Khởi sự thở vào nhè nhẹ, ý thức rằng đây là mình đang thở vào hơi thở thứ nhất. Từ từ thở ra, ý thức rằng đây là mình đang thở ra hơi thở thứ nhất, hít vào và nhớ là nên thở bụng.
Khởi sự hít vào hơi thở thứ hai. Thở đến hơi thở thứ mười hai thì bỏ và đếm lại số một. Hoặc có thể đếm ngược từ 10 đến 1. Thở nửa chừng mà bị loạn tưởng làm cho quên số thì bắt đầu trở lại.
- Theo dõi hơi thở trong khi nghe nhạc:
Nghe một bản nhạc. Thở đều, nhẹ, dài, theo dõi hơi thở, làm chủ hơi thở. Trong khi vẫn nhận thức được tiết tấu và tình cảm của bản nhạc. Không bị tình tiết của bản nhạc ảnh hưởng đến hơi thở và quyền chủ động của mình.
- Theo dõi hơi trong khi nói chuyện:
Thở đều, nhẹ và dài, theo dõi hơi thở trong khi nghe và tiếp chuyện một người bạn và trả lời những câu hỏi của người ấy.
- Theo dõi hơi thở:
Ngồi kiết già, bán già hoặc đi bộ. Khởi sự thở vào nhè nhẹ (nhớ thở bụng) một hơi thở bình thường và quán niệm mình đang thở vào một hơi thở bình thường. Thở ra và quán niệm mình đang thở ra một hơi thở bình thường. Thở ba lần như vậy. Khởi sự hít vào một hơi thở dài hơn và quán niệm: mình đang thở vào một hơi thở khá dài. Thở ra và quán niệm: mình đang thở ra một hơi thở khá dài. Thở ba lần như vậy.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96 tại Tổ đình Từ Hiếu (TP. Huế), ngày 22/1/2022.
Bây giờ khởi sự theo dõi hơi thở của mình một cách chăm chú, biết rõ động tác của bụng và phổi và theo dõi sự ra của không khí. Quán niệm: mình đang hít vào và đang theo dõi từ đầu tới cuối hơi thở vào. Mình đang thở ra và đang theo dõi từ đầu tới cuối hơi thở ra. Thở như vậy 20 lần, trở lại bình thường và sau năm phút, tập lại như cũ. Nhớ duy trì nụ cười trong khi thở. Khi tập đã quen thì chuyển sang thở an định thân tâm.
- Thở an định thân tâm để thực hiện hỷ lạc:
Ngồi kiết già hay bán già. Mỉm cười hàm tiếu. Khi tâm đã yên, khởi sự thở nhẹ và quán niệm: mình đang thở vào và làm cho hơi thở lắng dịu, an tịnh. Mình đang thở ra và làm cho toàn thân lắng dịu, an tịnh. Thở ba lần như vậy rồi quán niệm: mình đang thở vào và thấy thân tâm an lành, mình đang thở ra và thấy thân tâm an lành. Mình đang thở vào và thấy thân tâm thảnh thơi, an lạc, mình đang thở ra và thấy thân tâm thành thơi, an lạc.
Duy trì quán niệm từ năm phút tới ba mươi phút hay một giờ, tùy khả năng và công phu luyện tập. Chú ý khởi sự tập và kết thúc thực tập phải rất thong thả nhẹ nhàng. Khi muốn kết thúc phải nhè nhẹ chuyển mình, lấy hai tay xoa nhè nhẹ lên mặt, trên mắt, xoa bóp các bắp thịt trên chân trước khi chuyển sang thế ngồi bình thường. Ngồi duỗi hai chân một lát rồi mới khởi sự đứng dậy.
Tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không nhạc, kèn; mọi người tâm tang im lặng trong an lành Trong tang lễ "im lặng" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tăng ni, phật tử đến viếng đều diễn ra trong thanh tịnh và mọi người đều tưởng nhớ Sư ông cùng năng lượng an lành, tích cực. Hôm nay, 24.1, lễ tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bước sang ngày thứ ba và người dân phật tử vẫn đều đặn...