Sắc lệnh nhập cảnh có hiệu lực, visa vào Mỹ sẽ ra sao?
Sau nhiều tháng gặp trắc trở tại các tòa án, sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực từ 20 giờ ngày 29-6 (giờ địa phương).
Động thái trên diễn ra sau khi Tòa án Tối cao hôm 26-6 cho phép áp dụng một phần sắc lệnh.
Dưới đây là những thông tin liên quan đến việc thực thi sắc lệnh nói trên.
1. Những nước nào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm?
6 nước Iran, Libya, Somali, Sudan, Syria và Yemen.
Người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh. Ảnh: New York Times
2. Ai bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm?
Theo hướng dẫn được Bộ Ngoại giao ban hành hôm 28-6, những người từ 6 quốc gia bị cấm phải có quan hệ gia đình thân cận hoặc quan hệ chính thức với một thực thể ở Mỹ nếu muốn xin thị thực nước này.
Vì vậy, bất kỳ ai là cha/mẹ, vợ/chồng, con cái, con rể, con dâu, anh/chị em ruột, bao gồm cả anh/chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha…, với một người ở Mỹ đều được miễn lệnh cấm.
Những người không được miễn bao gồm ông/bà nội/ngoại, cháu nội/ngoại, cậu, dì, cháu trai, cháu gái, anh/em họ, anh rể, chị dâu, chồng/vợ chưa cưới và bất kỳ các thành viên nào thuộc gia đình “mở rộng”.
Video đang HOT
Hướng dẫn cũng nêu ví dụ về những người có mối quan hệ với một thực thể ở Mỹ:
- Những người đủ điều kiện xin thị thực sinh viên
- Những người đủ điều kiện xin thị thực nhập cư theo gia đình hoặc dựa theo việc làm
- Người lao động chấp nhận đề nghị tuyển dụng từ một công ty tại Mỹ
- Các nhà diễn thuyết được mời đến nói chuyện tại Mỹ
3. Khi nào lệnh cấm có hiệu lực?
Sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực từ 20 giờ (giờ địa phương) ngày 29-6 để cung cấp hướng dẫn cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ trên thế giới về cách thực thi lệnh cấm.
6 nước bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Ảnh: CNN
4. Sắc lệnh ra đời thế nào?
Sắc lệnh trên được đưa ban hành xuất phát từ cam kết của ông Donald Trump khi còn vận động bầu cử, theo đó “cấm toàn bộ” người Hồi giáo đến Mỹ.
Tổng thống Mỹ ban hành sắc lệnh đầu tiên vào ngày 27-1 và khẳng định đây là điều cần thiết cho an ninh quốc gia giữa lúc cộng đồng quốc tế bày to lo ngại về những cuộc tấn công do các tay súng Hồi giáo gây ra.
Từ khi ra đời đến nay, lệnh cấm đã trở thành một chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump dù bị chỉ trích là phân biệt đối xử.
Tại các quốc gia bị ảnh hưởng, lệnh cấm này cũng làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và sự hỗn loạn.
5. Tại sao lệnh cấm mất quá nhiều thời gian để có hiệu lực?
Sắc lệnh ban đầu cấm công dân 7 nước có phần lớn dân là người Hồi giáo (Iran, Iraq, Syria, Yemen, Somali, Sudan và Libya) đến Mỹ trong 90 ngày.
Ngoài ra, sắc lệnh còn đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn trong 120 ngày và cấm người tị nạn từ Syria vô thời hạn.
Tuy nhiên, sắc lệnh này nhanh chóng gặp rắc rối khi khiến các sân bay ở Mỹ và nước ngoài trở nên hỗn loạn và bị các tòa án chặn trong vòng chưa đầy một tuần.
Người Biểu tình phản đối lệnh cấm tại New Jersey. Ảnh: NY Times
Sau những thất bại ban đầu, Nhà Trắng buộc phải sửa đổi lệnh cấm bằng cách xóa Iraq ra khỏi danh sách và loại bỏ mục cấm người tị nạn Syria vô thời hạn.
Tuy nhiên, sắc lệnh ban hành ngày 6-3 vẫn bị tòa án ngăn chặn.
6. Tại sao sắc lệnh được phép tiếp tục?
Ngày 26-6, Tòa án Tối cao đã khôi phục một số phần của lệnh cấm và cho phép nó có hiệu lực đối với những người không có mối liên hệ gia đình hoặc kinh doanh mạnh mẽ với Mỹ.
(Theo Người Lao Động)
Tổng thống Trump đưa tranh cãi lệnh cấm nhập cư lên Tòa án tối cao
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 1/6 đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ xem xét khôi phục lại sắc lệnh di trú cấm công dân của 6 quốc gia có đông dân Hồi giáo vào Mỹ sau khi lệnh cấm này bị các tòa án cấp thấp chặn lại trước đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, trong đơn đệ trình gửi tới Tòa án Tối cao vào tối 1/6, chính quyền của Tổng thống Trump đã yêu cầu 9 thẩm phán Tòa án Tối cao hồi phục lại sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi do ông chủ Nhà Trắng ban hành ngày 6/3.
Sắc lệnh cấm công dân dân của 6 quốc gia có đông dân Hồi giáo gồm Iran, Libya, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày. Sau khi sắc lệnh này ra đời, hai tòa án cấp thấp hơn đã ra phán quyết chặn việc thực thi sắc lệnh.
"Chúng tôi đã đề nghị Tòa án Tối cao xem xét vụ việc quan trọng này và chúng tôi tự tin khẳng định rằng sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ban hành hoàn toàn thuộc thẩm quyền hợp pháp của ông, nhằm giữ cho đất nước an toàn và bảo vệ các cộng đồng của chúng ta khỏi chủ nghĩa khủng bố", người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Sarah Isgur Flores cho biết trong thông báo.
Để duy trì sắc lệnh này, chính quyền của Tổng thống Trump cần sự tán thành của ít nhất 5 trong số 9 thẩm phán của Tòa án Tối cao. Và nếu đề nghị khẩn cấp của chính quyền được chấp thuận, sắc lệnh có hiệu lực trở lại ngay lập tức.
Thành Đạt
Theo Dantri
Thực hư tin Trump điều Vệ binh Quốc gia vây bắt người nhập cư Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết thông tin về kế hoạch huy động 100.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để vây bắt những người nhập cư trái phép là hoàn toàn sai sự thật. Nhà Trắng bác bỏ thông tin Tổng thống Trump có kế hoạch điều Vệ binh Quốc gia trấn áp người nhập cư. Nhà Trắng và...