Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột
Việc thực hiện những trụ cột chiến lược trong công cuộc chuyển đổi của Sabeco đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước năm 2018.
Thay đổi toàn diện với 7 trụ cột của giai đoạn 1
Năm 2021 đã khép lại giai đoạn 3 năm đầu tiên trong quá trình chuyển đổi của Sabeco nhằm củng cố năng lực cạnh tranh bằng việc triển khai các sáng kiến chuyển đổi qua 7 trụ cột chiến lược gồm: Bán hàng (sales), thương hiệu (brand), sản xuất (production), chuỗi cung ứng (supply chain), chi phí (cost), con người (people), và quản trị (board).
Đối với trụ cột bán hàng, trước kia các nhà phân phối của Sabeco chủ yếu thực hiện các giao dịch, họ là những người nhận đơn hàng chứ không tham gia vào việc bán hàng nhiều. Ngoài ra, việc hiển thị hình ảnh cũng như mạng lưới phân phối chưa rộng, chưa đầu tư vào các kênh thương mại điện tử. Do đó, Sabeco đã thành lập đội ngũ chuyên biệt quản lý và đưa ra chương trình hỗ trợ cho nhà phân phối toàn quốc; cải thiện việc thực thi bán hàng thông qua các chương trình đào tạo năng lực bán hàng cho đội ngũ nhân viên; tăng hai hệ thống mới là tự động hóa các điểm bán hàng và hệ thống kênh phân phối nhằm tăng khả năng hiển thị mạng lưới phân phối của mình tại điểm bán; và đặc biệt là tập trung vào kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử.
Sabeco và Tổng cục Du lịch Việt Nam ký hợp tác chiến lược đa năng với các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hoá và du lịch Việt Nam
Với trụ cột thương hiệu, trước khi chuyển đổi không có thương hiệu chính cho bia Sài Gòn, truyền thông còn kém, nhận diện thương hiệu kém và thiếu đổi mới cho sản phẩm bia Sài Gòn. Sau chuyển đổi, Sabeco đã củng cố thương hiệu bia Sài Gòn như hình tượng của hàng Việt Nam bằng cách thay đổi hàng loạt thiết kế và bao bì.
Về trụ cột sản xuất, trước giai đoạn chuyển đổi, kế hoạch sản xuất và mở rộng vẫn chưa tối ưu hoá trên phạm vi toàn quốc, chi phí sử dụng năng lượng, nguyên liệu thô còn cao, hiệu suất hoạt động chi phí chưa được giám sát chặt chẽ. Vì vậy 3 năm qua, Sabeco đã mở rộng 2 nhà máy bia tại Lâm Đồng và Quảng Ngãi, tiết kiệm được chi phí năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hoạt động giám sát chặt chẽ….
Về chuỗi cung ứng, năm 2018 việc quản lý kho và vận chuyển vẫn được quản lý một cách thủ công, hiệu suất phân phối vận tải vẫn ở mức dưới mức tối ưu. Cuối năm 2018 Sabeco đã triển khai hàng loạt hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trong đó có bao gồm các điều kiện hệ thống quản lý kho hàng, quản lý vận tải giảm lượng nhà kho để tiếp tục hợp lý hóa hiệu quả và chi phí.
Với trụ cột chi phí, Sabeco bắt tay vào thực hiện những sáng kiến để tiết kiệm chi phí, như hợp tác với Thaibev để mua malt và hoa bia; thiết kế lại lon bia, chai bia, thùng bia mỏng nhẹ hơn; giảm phí vận chuyển và phí thuê văn phòng…
Đặc biệt là xác định chuyển đổi về trụ cột con người. Sabeco vốn là doanh nghiệp Nhà nước nên cơ cấu lương được trả theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện Sabeco đang ở giai đoạn cuối của việc triển khai hệ thống cơ cấu tiền lương mới, đánh giá theo kinh nghiệm và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Video đang HOT
Trụ cột thứ bảy là quản trị. HĐQT của Sabeco hiện giờ tập trung nhiều hơn vào các chiến lược dài hạn và họ ủy quyền một phần cho ban điều hành. Gần đây nhất Sabeco đã triển khai chương trình Sổ tay phân quyền để phê duyệt cho các công ty con tự quản lý và điều hành.
Mở rộng nhiều sáng kiến, đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng
Thành công của việc chuyển đổi giai đoạn 1 là điểm khởi đầu giúp Sabeco bước vào giai đoạn 2 của công cuộc chuyển đổi với triển vọng tích cực. Giai đoạn 2 sẽ tập trung vào 6 trụ cột chính gồm: Bán hàng (Sales), Thương hiệu/Tiếp thị (Brand/Marketing), Sản xuất (Production), Chuỗi cung ứng (Supply Chain), Con người (People) và Mở khóa (Unlock) được hỗ trợ bởi dự án Sabeco 4.0 và các sáng kiến quản trị.
Các sáng kiến chuyển đổi sẽ được hỗ trợ bằng dự án Sabeco 4.0. Chính thức khởi động vào năm 2020, Sabeco 4.0 cho phép doanh nghiệp cải thiện cách thức làm việc thông qua việc tối ưu hóa, chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình, bắt đầu từ chuỗi cung ứng, vận hành kho bãi, bán hàng và hệ thống kinh doanh thông minh.
Song hành cùng mục tiêu phát triển kinh doanh, Sabeco cũng tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực phát triển bền vững thông qua mô hình quan hệ hợp tác đối tác ba bên giữa Chính phủ, Doanh nghiệp và Các tổ chức xã hội. Công ty sẽ tiếp tục củng cố cam kết phát triển bền vững thông qua các sáng kiến chú trọng vào 4 mục tiêu: Tiêu thụ (Consumption), Bảo tồn (Conservation), Quốc gia (Country) và Văn hóa (Culture).
Ông Bennet Neo – Tổng Giám đốc Sabeco chia sẻ, Sabeco sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các đối tác với mục tiêu chung là mở rộng hoạt động kinh doanh, lấy mục tiêu tăng trưởng hàng đầu, tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, lấy khách hàng và cổ đông làm trọng tâm phát triển.
“Bối cảnh kinh doanh năm 2022 đang dần tươi sáng, nhưng vẫn tồn tại những thách thức và biến động bởi sự gia tăng của chi phí đầu vào. Tuy vậy, chúng tôi sẽ duy trì sự cẩn trọng và tập trung vào kết quả kinh doanh, cũng như nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế”, ông Bennet Neo nhấn mạnh.
Cơ hội tăng trưởng cao hơn 7%/năm nhờ quy hoạch bài bản
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn 7% mỗi năm nếu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo một quy hoạch bài bản.
Quy hoạch thiếu bài bản ảnh hưởng cơ hội thu hút đầu tư
Theo ông Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thực trạng phát triển và tổ chức không gian của Việt Nam trong thời gian qua thể hiện qua 5 hạn chế.
Thứ nhất, không gian phát triển bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng hạn chế, một số địa phương phát triển không dựa vào lợi thế của mình.
Các tỉnh, thành phố tập trung phát triển trong địa giới hành chính, ít phối hợp với các tỉnh lân cận để phát huy lợi thế nhờ quy mô. Các địa phương đều mong muốn quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng quy mô lớn như cảng biển, sân bay dẫn đến đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng thấp. Một số địa phương phát triển theo phong trào, không dựa trên các lợi thế so sánh, nhất là trong xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch... dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, khó thu hút đầu tư.
Một số địa phương phát triển quy hoạch theo phong trào, không dựa trên các lợi thế so sánh
Thứ hai, đầu tư phát triển còn dàn trải theo các vùng, miền; chưa tập trung nguồn lực hình thành rõ nét các vùng động lực đóng vai trò đi đầu và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Hiện nay cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm với quy mô khá lớn, gồm 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 27,5% diện tích, 53,1% dân số cả nước. Do quy mô các vùng kinh tế trọng điểm quá lớn, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội, chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nên các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự trở thành các vùng động lực, nhiều địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm có trình độ phát triển dưới hoặc tương đương mức trung bình cả nước.
Thứ ba, chưa hình thành được bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng chưa đồng bộ.
Cụ thể, nhiều đoạn trên trục đường bộ cao tốc Bắc - Nam chưa được xây dựng. Đường sắt Bắc Nam lạc hậu, chắp vá. Chậm triển khai các tuyến cao tốc quan trọng kết nối TP. Hồ Chí Minh với các khu vực: TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Chậm hình thành bộ khung kết cấu hạ tầng phù hợp với đặc thù và yêu cầu phát triển của từng vùng.
Thứ tư, hệ thống đô thị phân bố chưa hợp lý, đô thị hóa chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sử dụng đất đô thị chưa hiệu quả, chất lượng đô thị chưa cao, tác động lan tỏa của khu vực đô thị còn hạn chế.
Hệ thống đô thị phân bố và phát triển không cân đối, thiếu sự liên kết, chưa có sự phân định và chia sẻ chức năng trong từng vùng và giữa các vùng. Tập trung phát triển quá mức vào Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, gây tắc nghẽn giáo thông, úng ngập; nhiều đô thị trung tâm vùng, trung tâm tỉnh chưa phát triển tương xứng. Các đô thị nhỏ và trung bình còn thiếu động lực phát triển kinh tế đô thị.
Thứ năm, chưa hình thành được các trung tâm tài chính lớn; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch... còn dàn trải, hiệu quả chưa cao .
Trên địa bàn cả nước hiện chưa hình thành được các trung tâm tài chính lớn; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch... còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, cạnh tranh lẫn nhau, chưa tạo thành các cụm liên kết ngành lớn, chưa gắn kết chặt chẽ với hình thành, phát triển các đô thị mới, khu đô thị mới.
Công tác quy hoạch thời gian tới cần ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế có các điều kiện thuận lợi
Những điểm nhấn trọng tâm, trọng điểm trong công tác quy hoạch
Ông Trần Hồng Quang cho rằng, quy hoạch là khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hóa của nước ta. Nếu thực hiện đúng quy trình: Chiến lược - Quy hoạch - Kế hoạch - Đầu tư phát triển thì sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư.
Quy hoạch cũng là một giải pháp quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII, phấn đấu đến năm 2030, nước ta có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
"Rất nhiều chuyên gia cho rằng, nước ta có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn 7%/năm như Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, nếu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo một quy hoạch bài bản, có tầm nhìn dài hạn, dựa trên tổ chức không gian phát triển hợp lý cả ở cấp quốc gia và cấp vùng" - ông Trần Hồng Quang thông tin.
Theo đó, những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong thời kỳ quy hoạch cần tập trung, bao gồm: Hình thành, phát triển một số hành lang kinh tế; phát triển các vùng động lực đô thị lớn; phát triển các khu kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng.
Trong đó, với hình thành, phát triển một số hàng lang kinh tế, cần tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây. Ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế có các điều kiện thuận lợi sau: Có trục giao thông quan trọng, thường là đường cao tốc; gắn với các đầu mối giao thương quan trọng như: Cửa khẩu, cảng biển, sân bay quốc tế...
Liên quan đến phát triển các vùng động lực, đô thị lớn, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có vị trí thuận lợi nhất, có cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế, có tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, đã triển khai xây dựng các khu kinh tế ven biển để hình thành các vùng động lực quốc gia.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc trung ương, các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, trong đó phát triển một số đô thị có thể chế vượt trội, trở thành các trung tâm tài chính quốc tế, ku vực, khu thương mại tự do.
Tổ chức không gian phát triển các vùng nhằm khai thác tốt thế mạnh nổi trội của từng vùng; hình thành và phát triển các khu vực động lực của từng vùng gắn với các đô thị lớn, hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch... Phát triển hệ thống đô thị trung tâm vùng phù hợp với chức năng của từng vùng.
Cùng với đó, tập trung đầu tư phát triển một số khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu gắn với các vùng động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng hiện đại, với cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Hình thành cơ bản bộ khung kết cất hạ tầng quốc gia theo trục giao thông Bắc - Nam và một số trục giao thông Đông - Tây quan trọng, kết nối với khu vực và quốc tế. Tập trung đầu tư hạ tầng năng lượng, thủy lợi và hạ tầng phòng, chống thiên tai, hạ tầng xã hội... hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại là hạ tầng thiết yếu phục vụ chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Thúc đẩy kênh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Những tháng đầu năm 2022, các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Bình Định, Cần Thơ... đã ban hành kế hoạch, triển khai kết nối xúc tiến tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn, đào tạo cho đoàn viên thanh niên các địa...