Sa thải lao động sớm – Gánh nặng cho BHXH
Tại nhiều doanh nghiệp đang có hiện tượng sa thải công nhân ở tuổi “đang xoan”, mới trên 35 tuổi. Theo các chuyên gia lao động, việc sa thải công nhân lao động sớm sẽ tác động lớn hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là tình trạng nhận bảo hiểm xã hội ( BHXH) một lần, gia tăng nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Đang khỏe đã… hưu
Ông Lê Đình Quảng – Phó Ban quan hệ lao động ( Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Có hiện tượng doanh nghiệp gia tăng sa thải người lao động trên 35 tuổi. Qua khảo sát 64 doanh nghiệp, có hiện tượng người lao động chỉ làm việc tại doanh nghiệp 6-7 năm rồi nghỉ. Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn, thường lao động chỉ làm đến 31-32 tuổi rồi nghỉ và ít người làm đến 35 tuổi.
Lao động trẻ khỏe nhưng vẫn có nguy cơ bị sa thải sớm. Ảnh minh họa, chụp tại doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Viết Thành
Việc sa thải công nhân lao động trên 35 tuổi đang tác động lớn hệ thống an sinh xã hội. Do đó, Ban thực hiện chính sách BHXH cần có báo cáo phân tích tình trạng người lao động trên 35 tuổi nghỉ việc qua hệ thống thống kê của ngành BHXH, để từ đó có tham vấn chính sách, cũng như định hướng tuyên truyền cụ thể hơn”. Ông Phạm Lương Sơn
Theo ông Quảng, việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của BHXH Hà Nội thời gian qua cũng cho thấy tình trạng này. Lý do các doanh nghiệp cho các lao động này nghỉ việc sớm là những lao động làm việc trực tiếp ở khu vực điều kiện không tốt, cường độ cao. Sau 35 tuổi, nhiều lao động có sức khỏe kém, khả năng ứng dụng khoa học kém, năng suất lao động thấp. Ngoài ra, chi phí BHXH của các lao động làm việc lâu năm lại cao, do đó nhiều doanh nghiệp có chính sách, biện pháp để đẩy người lao động ra khỏi doanh nghiệp. Có doanh nghiệp đã thỏa thuận chi cho người lao động một khoản tiền kha khá để lao động thôi việc.
“Về lâu dài, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, chính sách an sinh và chính sách giải quyết việc làm của chúng ta. Người lao động thôi việc được nhận trợ cấp một lần và rất khó xin việc trở lại ở các doanh nghiệp, công ty có quan hệ lao động. Hầu hết họ chuyển sang làm lao động tự do. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể sẽ không tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế. Đồng thời chúng ta cũng lãng phí một nguồn lao động lớn khi các lao động này đều đang trong tuổi lao động sung mãn nhất. Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60, nữ là 55, thậm chí chúng ta đang tính đến nâng tuổi nghỉ hưu 3-5 năm nữa. Vậy mà hiện nay lại có không ít lao động “nghỉ hưu” ở tuổi 35-40. Điều này thật lãng phí” – ông Quảng nhận định.
Hồi tháng 5.2017, Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã công bố nghiên cứu cho thấy, có tình trạng khá phổ biến là công nhân lao động độ tuổi ngoài 30, đặc biệt là lao động nữ và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nghỉ việc vì sức ép năng suất, định mức lao động cao, cường độ lao động căng thẳng, sức khỏe giảm sút… Trong khi đó, họ có thu nhập không cao hoặc bấp bênh, không có thời gian lo cho gia đình, chăm lo cho con cái.
Video đang HOT
Còn ông Đỗ Ngọc Thọ – Phó trưởng Ban thực hiện chính sách (BHXH Việt Nam) cũng cho rằng, có tình trạng lao động nghỉ trên 35 tuổi đã nghỉ việc, tuy nhiên chưa thấy có trường hợp nào lao động bị doanh nghiệp ép nghỉ việc sớm. “Một số doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc sớm là vì mục đích lợi nhuận, doanh nghiệp muốn thải loại người lao động cao tuổi, năng suất lao động không đảm bảo để tiếp nhận những lao động mới nhanh nhẹn hơn. Chủ sở hữu lao động vì mục đích lợi nhuận nên đã thỏa thuận sẽ trợ cấp cho người lao động thêm một khoản nào đó để họ nghỉ việc” – ông Thọ nói.
Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp
Theo ông Quảng, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu chính sách để chấm dứt tình trạng cho “về hưu non” ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động. Cụ thể như có cơ chế ràng buộc để buộc các doanh nghiệp sử dụng lao động sau 35 tuổi; đồng thời tuyên truyền để tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tăng cường giám sát để xử lý các doanh nghiệp thải loại lao động trái phép. “Chúng ta đang hoạt động theo cơ chế thị trường linh hoạt, tự nguyện nên không thể ép buộc doanh nghiệp giữ lao động, do đó sẽ phải tăng cường các chính sách khuyến khích doanh nghiệp” – ông Quảng chia sẻ.
Để giải quyết việc này, ông Thọ cho rằng cần những chính sách vĩ mô của Nhà nước. Ví dụ như hiện tại, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đang có nội dung chi trả cho việc hỗ trợ đào tạo người lao động chuyển nghề, nhằm khắc phục tình trạng người lao động bị đào thải do không thích ứng được với những cải tiến về quy trình làm việc mới.
Tuy nhiên, quỹ vẫn chưa có cơ hội để chi trả khoản này vì nhiều lý do. Cụ thể như điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các khoản hỗ trợ đó vẫn còn khá ngặt nghèo, Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giữ lại lao động lớn tuổi mà doanh nghiệp đang dự định đào thải. Do đó, muốn doanh nghiệp giữ lao động cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi…
Ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định: Việc sa thải công nhân lao động trên 35 tuổi đang tác động lớn hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là tình trạng nhận BHXH 1 lần, gia tăng nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Danviet
Lao động nước ngoài phải đóng BHXH: Cần có chính sách linh hoạt
Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Dự kiến từ 1.1.2018, đối tượng này phải đóng BHXH bắt buộc.
Quyền lợi như lao động trong nước
Theo Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH), dự thảo nghị định áp dụng với đối tượng là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên; có giấy phép lao động, hay chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người lao động nước ngoài nêu trên phải tham gia 5 chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, gồm: Ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Đặc biệt, người lao động nước ngoài cũng được hưởng chế độ BHXH một lần.
Hơn 82.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. (Ảnh chụp một công dân Anh đang dạy tiếng Anh cho học sinh ở Hà Nội. Ảnnh: Minh Nguyệt
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH hiện có hơn 82.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chủ yếu là lao động kỹ thuật, chuyên gia, hưởng mức lương cao. Cũng như lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia khác phải đóng BHXH thì quy định lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cũng là điều cần thiết, thể hiện sự công bằng về mặt chính sách". Bà Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia lao động, việc làm
Dự thảo nghị định cũng quy định mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng là 8% lương vào quỹ hưu trí và tử tuất. Chủ doanh nghiệp đóng tối đa bằng 18% tháng lương chi trả cho lao động, gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Dự thảo nghị định cũng quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Ông Phạm Trường Giang - Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH) cho biết, dự thảo sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 12.6.2017.
Lo tăng các chi phí đầu vào
Anh Lee Chang Min (quốc tịch Hàn Quốc) - chuyên gia kỹ thuật của Công ty TNHH Hanaro TNS Việt Nam đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, hiện anh đã tham gia đóng BHXH tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có quy định về đóng BHXH thì anh sẽ chấp hành.
"Tuy nhiên, tôi không hiểu rõ lắm về các quy định pháp luật của Việt Nam. Từ trước đến nay, những khoản bảo hiểm, hay giấy tờ, hồ sơ... liên quan tới thủ tục tại Việt Nam đều do công ty đứng ra bảo lãnh và làm hết" - anh Lee Chang Min nói.
Ông Trịnh Quốc Cường - nguyên Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Yamaha Việt Nam cho rằng, người lao động có thể không cảm thấy phiền phức bởi họ không phải trực tiếp làm thủ tục mà được công ty lo hết. Nhưng cùng lúc phải đóng BHXH ở hai nước có thể khiến cho thu nhập của họ bị giảm đi. Với những công ty sử dụng nhiều lao động nước ngoài thì đây quả thực là khó khăn bởi điều này làm tăng các chi phí đầu vào.
"Không nên quy định lao động nước ngoài phải đóng BHXH bắt buộc mà chỉ nên để tự nguyện. Nếu bắt buộc phải đóng BHXH thì nên có sự tách biệt rõ ràng thành hai loại lao động cụ thể: Lao động kỹ thuật làm việc lâu dài và lao động chỉ làm việc trong một thời gian ngắn từ 1 - 6 tháng. Đồng thời cũng cần quy định rõ chế độ, quyền lợi mà họ được hưởng sau này để tránh sự phản ứng trái chiều" - ông Cường nói.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia lao động, việc làm lại cho rằng đây là một chính sách tốt. "Xu hướng hiện nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới lao động nước ngoài vào làm việc đều phải tham gia BHXH. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì không nên yêu cầu lao động đóng BHXH quá nhiều. Phải tạo điều kiện để họ được tham gia BHXH linh hoạt, đảm bảo quyền lợi cho lao động dù họ làm việc ở bất kể đâu" - bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, nếu có sự hợp tác giữa các quốc gia để lao động được tham gia BHXH cùng một hệ thống thì sẽ thuận lợi cho lao động. Kiểu như lao động Việt Nam đang tham gia BHXH ở trong nước khi sang Đức làm sẽ tiếp tục đóng BHXH ở Đức và dừng đóng ở Việt Nam. Khi về nước họ lại tiếp tục được chuyển BHXH về nước để đóng tiếp.
Theo Bộ LĐTBXH, số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do một số yếu tố như Hiệp định thương mại tự do, hội nhập khu vực, phát triển kinh tế và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ASEAN. Vì vậy, việc bổ sung quy định đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết.
Theo Danviet
"Nhốt" rác dưới hố, dân xã Chiềng Đen sống khỏe Nhờ cách làm chẳng giống ai "đào hố chứa rác thải sinh hoạt", mà môi trường sống của người dân xã Chiềng Đen (TP.Sơn La) được cải thiện rõ rệt. Dịch bệnh ít xảy ra, sức khỏe của người dân được đảm bảo, bà con yên tâm lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới. 90% số hộ có hố chứa rác...