Sa Pa mờ sương ngày đầu năm
Nhờ không khí lạnh đặc trưng và nhiều sương mù, Sa Pa luôn thu hút nhiều người đến du lịch, đặc biệt vào mỗi dịp nghỉ lễ.
Sa Pa trong sương mờ
Trong dịp Tết Dương lịch, du khách có dịp thưởng thức một Sa Pa với những nét đặc trưng, nhiệt độ những ngày đầu năm 2022 giảm xuống còn 9-11 độ C và có mưa phùn. Phía dưới trung tâm thị xã, thỉnh thoảng lại có một đợt nắng xuất hiện, xua đi làn sương dày đặc. Không khí thay đổi liên tục làm du khách cảm thấy thích thú. Trong những quán cà phê quanh trục đường chính, du khách ngồi ngoài trời, nhâm nhi ly đồ uống nóng hổi giữa thời tiết giá lạnh rất khác của vùng miền núi.
Du khách đổ về vui chơi dịp Tết Dương lịch
Chiều 31/12, Sa Pa vắng vẻ, các nhà nghỉ, khách sạn bị hủy lịch đặt phòng do nhiều du khách tới từ vùng cam và đỏ không thể vào Lào Cai. Tuy nhiên trong hai ngày 1-2 của kỳ nghỉ Tết Dương lịch, lượng lớn khách từ các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh… đổ về đây vui chơi. Dù không đông như những năm trước, bầu không khí đã nhộn nhịp trở lại sau một thời gian dài thị xã nổi tiếng của Lào Cai vắng khách. Lần thứ hai quay trở lại Sa Pa, anh Ngọc Duy (Hà Nội) thấy bất ngờ bởi không khí có phần khác biệt lần này. Chuyến du lịch trước đó của anh cách đây đã 3 năm, “Ngày đó lên Fansipan check-in cột mốc, chúng tôi còn không chen được vì quá đông người. Lần này đi có vẻ thoải mái hơn, vừa có không gian chụp ảnh lại không phải chen lấn, chờ đợi”, anh Duy nói.
Video đang HOT
Người 4 lần 'săn tuyết' Sa Pa thành công tiết lộ bí quyết 'săn là trúng'
Trong khi nhiều du khách tiếc ngẩn ngơ vì săn tuyết hụt tại Sa Pa (Lào Cai) thì chị Thu Trang đã có tới 4 lần đón tuyết rơi thành công ở khu vực này.
Vài ngày qua, thông tin tuyết rơi tại đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) được cộng đồng yêu du lịch đặc biệt quan tâm. Nhiều người nhanh chóng đặt tour hoặc lái xe lên Sa Pa "săn tuyết".
Tuy nhiên, theo chia sẻ của người dân địa phương, các nhiếp ảnh gia tại đây, hiện tượng tuyết rơi chỉ xảy ra trong thời gian ngắn chiều và đêm 26/12.
Những hình ảnh tuyết dày đặc, phủ trắng cây cối, các bậc đá lên xuống, đường ray tàu kéo, mái nhà các chùa và tượng Phật khổng lồ trên núi và đỉnh Fansipan đang được chia sẻ trên mạng xã hội đều là hình ảnh vào đầu năm 2021. Không ít du khách vì kiểm tra thông tin không kĩ nên đã "săn tuyết" hụt.
Hình ảnh tuyết trắng bao phủ Fansipan được ghi lại vào tháng 2/2021
Trong gần 10 năm đi du lịch khám phá khắp các tỉnh thành Việt Nam, chị Nguyễn Hồng Thu Trang (Trang Nem, sống tại Hà Nội) đã có 4 lần "săn tuyết" thành công.
Chị Trang từng tận mắt chứng kiến, đón tuyết rơi phủ trắng thị trấn Sa Pa (nay là phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, Lào Cai) năm 2014; tuyết rơi trên đèo Ô Quý Hồ năm 2015, năm 2016 và mùa tuyết tại Y Tý vào năm 2016, năm 2021. Mới đây, chị Trang đã có bài chia sẻ kinh nghiệm "săn tuyết" và thu hút sự chú ý.
"Việt Nam là quốc gia nhiệt đới nên việc có tuyết rơi cực kì hiếm. Trước đây, mình tưởng chừng chỉ có thể sang nước ngoài mới có cơ hội ngắm tuyết rơi. Trong khoảng chục năm trở lại đây, hiện tượng này xảy ra một vài lần tại Lào Cai. Những dịp đó, mình đều cố gắng lên tận nơi ngắm tuyết. Đó là những trải nghiệm tuyệt vời", chị Thu Trang chia sẻ.
Chị Thu Trang từng có 4 lần "săn tuyết" thành công
Năm 2014, chị Trang vô tình đọc được thông tin tuyết rơi tại Sa Pa qua chia sẻ của một số người bạn phượt thủ. Ngay sau khi gọi điện để kiểm tra thông tin này từ những người bạn làm du lịch tại Sa Pa, chị Trang đã cùng nhóm bạn bắt xe khách lên đây trong đêm.
"Chúng mình không hề có kế hoạch trước, chỉ vì mong ngóng ngắm tuyết quá mà chuẩn bị một ít hành trang, đồ ấm rồi lên đường ngay", chị Trang nhớ lại.
Ngay khi đến Sa Pa, chị Trang choáng ngợp trước cảnh tượng tuyết rơi trắng khu vực thị trấn Sa Pa lúc đó. Chị và các bạn thích thú tột độ.
"Cảm giác thật tuyệt vời khi được thấy và chạm tay vào tuyết trắng. Tiếc rằng, do thời tiết quá lạnh, chúng mình lại không chuẩn bị tốt về thiết bị nên không có ảnh đẹp mang về", chị Trang kể.
Những chuyến "săn tuyết" sau này, chị Trang thường chuẩn bị kĩ hơn về trang phục, thiết bị chụp hình. "Bất cứ khi nào bạn bè thông báo có tuyết rơi, mình đều cố gắng sắp xếp công việc, gác lại tất cả để lên đường săn tuyết", chị Trang chia sẻ.
Chị Trang và bạn bè trong chuyến "săn tuyết" tại Ô Quý Hồ 2015
Tất nhiên, cũng có những chuyến "săn tuyết" được chuẩn bị rất kĩ nhưng lại "không như mơ". Năm 2015, chị Trang đi phượt lên khu vực gần đồn biên phòng Y Tý, ở lại với người bản địa gần 1 tuần để chờ săn tuyết.
Thế nhưng, chờ mãi, tuyết vẫn "không thấy tăm hơi". Cả đoàn thất vọng, tiếc nuối thu đồ trở về. Không ngờ, vừa về đến đèo Ô Quý Hồ thì tuyết rơi. Chị Trang và các bạn vui mừng khôn xiết, vội dừng lại chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Chị Trang chụp ảnh tại rừng già Y Tý năm 2015
Chuyến săn tuyết thành công tiếp theo của chị tại đèo Ô Quý Hồ năm 2016
Sau 4 lần "săn tuyết" thành công, ngoài yếu tố may mắn, chị Thu Trang cũng đúc rút một số kinh nghiệm và chia sẻ với mọi người.
Chị Trang thường xuyên theo dõi rất kĩ các bản tin dự báo thời tiết trên VTV, các app thời tiết. Theo chị, thường thì vào đầu hoặc trung tuần tháng 1 hàng năm, khi nền nhiệt độ toàn miền Bắc đã chìm sâu trong giá lạnh, khả năng có tuyết dày sẽ cao nhất. Du khách nên đến các điểm như rừng già Y Tý, đỉnh Fansipan, hoặc một số ngọn núi khác trên dãy Hoàng Liên Sơn.
"Nếu tuyết rơi trên đỉnh Fansipan thì hiện nay đã có hệ thống cáp treo, di chuyển rất tiện. Nếu tuyết rơi ở đèo Ô Quý Hồ, du khách có thể đi ô tô cá nhân, hoặc taxi từ thành phố Lào Cai. Nếu tuyết rơi ở Y Tý thì việc di chuyển vất vả hơn. Du khách phải lái xe khoảng 3 tiếng với 80km đường đèo núi", chị Trang cho biết.
Theo chị, do người dân Việt Nam có ít kinh nghiệm lái xe trên đường băng tuyết nên mỗi chuyến đi, để đảm bảo an toàn, chị thường dừng xe ở các địa điểm không quá trơn trượt, ngập sâu tuyết, và chơi với tuyết ở ngay khu vực đó.
Sau chuyến "săn tuyết" đầu tiên, chị Trang đã có kinh nghiệm chuẩn bị trang phục hơn để bảo vệ cơ thể. "Việc ở ngoài trời tuyết lâu rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi. Do đó, mình thường chuẩn bị áo giữ nhiệt, áo len mỏng mặc thành nhiều lớp, áo nỉ, áo phao dày. Mình mặc 2 - 3 lớp quần, đeo tất ấm cao cổ. Nếu chuẩn bị được quần đi tuyết càng tốt", chị Trang chia sẻ. "Tất nhiên không nên mặc quá dày sẽ khiến di chuyển khó khăn, khó chụp ảnh đẹp", chị bật mí thêm.
Việc săn thời điểm để ngắm tuyết đã khó, việc lưu giữ nhiều hình ảnh đẹp cũng chẳng dễ dàng gì. Theo chị Trang, du khách nên mang theo pin dự phòng cho các thiết bị điện tử. Vì trời tuyết ẩm, lạnh nên các thiết bị sẽ nhanh hết pin hơn bình thường.
Năm 2014, chị Trang từng tiếc nuối khi điện thoại sập nguồn, không thể ghi lại cảnh tượng tuyết rơi trắng thị trấn.
"Theo mình, tuyết rơi dày, trời lạnh sâu khiến người dân địa phương gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, về góc độ du lịch, đây có thể là thời điểm tốt để thu hút du khách, phát triển du lịch địa phương. Đây là hoạt động đáng để du khách trải nghiệm trong đời", chị Trang chia sẻ.
Chị Thu Trang đã có gần 10 năm đi du lịch, khám phá các tỉnh, thành Việt Nam. Chị Trang cũng đặt chân đến các quốc gia như Lào, Thái, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sau mỗi chuyến đi, chị Trang đều chia sẻ kinh nghiệm có được tới mọi người.
Lên Sa Pa săn mây, ngắm hoa anh đào Ai lên Sa Pa mùa này cũng đều sẽ ngỡ ngàng trước những khung cảnh rực hồng sắc hoa anh đào. Không chỉ ngắm hoa, Fansipan mùa đông cũng là điểm đến lý tưởng cho các tín đồ săn mây. Tại Lào Cai, hoa anh đào đã nở rộ ở nhiều nơi. Trước đây du khách thường tập trung tại khu vực đồi...