Sa Pa có điều muốn nói
Sa Pa là một trung tâm du lịch. Nói không ngoa là đi trên phố, vào cà phê, vào quán ăn hoặc tới những điểm du lịch cũng đều gặp người nơi khác đến. Và đã đi du lịch thì khách lại thích la cà quán xá, ăn uống và mua sắm.
Hàng thổ cẩm ở Sa Pa.
Trước hết nói chuyện cà phê. Phải nói là vì là nơi nhiều người tới nên Sa Pa cũng có quán cà phê, dẫu không nhiều, bởi người địa phương vẫn thích uống trà hơn. Chúng tôi phải leo lên tận ngọn đồi, chị phục vụ bưng ra hai ly cà phê trong khung cảnh buồn buồn, chẳng sang trọng gì mấy mà ly cà phê cũng mất 40 ngàn đồng. Nhưng khi dừng chân ở quán dành cho khách nước ngoài, dựa lưng vào thung lũng Mường Hoa, ngồi nơi đây có thể tận hưởng cảnh sắc tuyệt vời của mây, của cây cỏ, của sương mù, của lũng sâu thì chỉ phải trả có 25.000 đồng.
Tiếp theo là chuyện ăn. Ở Sa Pa có những món ăn mà về lại quê mình không tìm đâu ra được. Các hàng nướng bán rất nhiều, tập trung ở Nhà thờ Sa Pa vào đêm, ngay con đường dưới chân núi Hàm Rồng, các quán chen ngang trong phố và tại Bản Cát Cát hoặc núi Hàm Rồng. Những món ăn có tên rất địa phương: Thắng cố, gà bản, heo cắp nách, cơm lam, trứng nướng, khoai nướng, bắp nướng… Cách ăn “bụi” ở Sa Pa luôn làm cho khách thích thú. Thí dụ khi chúng tôi dừng chân ở một chiếc lều nhỏ ngay thác Cát Cát, bà chủ quán bày biện một lò than nướng để nướng đồ ăn phục vụ du khách. Khách ngồi trên những chiếc ghế nhỏ, cứ một xâu thịt là 15.000 đồng, ống cơm lam nhỏ là 8.000 đồng, trứng gà nướng là 3.000 đồng, bắp nướng hoặc khoai lang nướng có giá 5.000 đồng… Khách ăn bao nhiêu, sau đó tính tiền.
Rượu thì có rượu ngô, sán lùng, rượu táo mèo đựng trong các chai pet nhựa loại nửa lít. Khách có thể uống một ly giá 10 ngàn đồng hoặc nửa lít là 40.000 đồng… Ăn kiểu dân dã như thế, uống vài ly rượu trong tiết trời se lạnh của Sa Pa có cảm giác rất ngon miệng. Ngay tại một nhà sàn phục vụ ăn uống trên lưng chừng núi Hàm Rồng quyến rũ du khách bằng con gà nướng quay vàng rụm trên bếp than hồng. Bảng giá ghi: Gà nướng bản giá một con 350 ngàn đồng. Chúng tôi chê mắc thì bà chủ hàng giảm giá ngay tức khắc còn 250 ngàn đồng. Nhưng khá bất ngờ khi chúng tôi bước vào một quán ăn đàng hoàng, có nhân viên phục vụ thì giá lại rẻ hơn ở ngoài là một xâu thịt chỉ còn 10.000 đồng, một ống cơm lam là 7.000 đồng, gà bản là 220 ngàn đồng và một con heo cắp nách là 400 ngàn đồng (heo cắp nách có nghĩa là có thể kẹp con heo vào nách được).
Hết chuyện ăn tới chuyện massage chân. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao ở Sa Pa lại có nhiều nơi massage chân và tắm thuốc đồng bào dân tộc đến thế. Các điểm massage chân này rất lộ thiên, khách đi trên đường có thể nhìn thấy rõ các hoạt động bên trong. Sau một cuộc hành trình đi bộ, đôi chân mỏi nhừ, tôi mới hiểu tác dụng của các điểm này. Mỏi chân cỡ nào, nhưng bảo đảm chỉ bỏ 100 ngàn đồng ngâm thuốc và massage chân là hôm sau lại có thể tiếp tục đi bộ đến các điểm du lịch ở Sa Pa. Nói rõ thêm là phần lớn các tour tuyến ở Sa Pa đều đưa khách đi bộ, dẫu có khi đoạn đường cả 5-7 cây số, với lý do là để du khách tận hưởng cảnh đẹp của thị trấn mù sương này.
Chuyện chính là mua sắm. Mua sắm thứ nhất là hạt dẻ rừng. Đi dọc theo con đường xuyên qua chợ Sa Pa, từ thấp lên cao là gặp những người bán hàng bán các loại rể, lá thuốc, rể thuốc và hạt dẻ tươi, hạt dẻ rang bơ hoặc rang muối. Thuốc thì trị bách bệnh, có hướng dẫn sử dụng trên bao bì, không biết có công hiệu không? Riêng hạt dẻ rang chín thì được bán với giá 120 ngàn đồng/ký.
Video đang HOT
Hoa lan và trái cây rừng ở Sa Pa.
Rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ bày bán đủ mọi hàng hóa cho khách mặc sức mà mua sắm. Nhưng dẫu là xứ lạnh, nhưng Sa Pa không có hàng sales giống như ở Đà Lạt. Tất cả hàng bày bán đều không có treo bảng giá, cho nên khách dễ bị lọt vào mê hồn trận giá cả. Lợi thế chính là nếu không mua những món hàng đó ở Sa Pa thì không mua được ở nơi khác. Rất nhiều du khách nước ngoài chọn mua những chiếc ba lô nhiều ngăn, những đôi giày leo núi và áo khoác chống lạnh. Khách Việt lại chuộng mua những chiếc vòng bạc đủ loại, những chiếc khăn choàng cho ấm cổ.
Một bộ phận người H’Mông và Dao Đỏ cứ vào buổi sáng là ra Quảng Trường trung tâm bày bán những thứ mà mình làm ra. Những món hàng họ bán nhiều khi mua chỉ cho vui như những tấm vải thêu, cái yếm dân tộc, những chiếc mũ nồi và những túi xách, bóp tay bằng thổ cẩm. Những người khác thì lại lên trên đường bán các loại trái cây rừng như táo Mèo, Dâu tây đến lan rừng, mật ong và nhiều loại rể thuốc.
Dạo chợ, dạo phố, ghé các cửa hàng ở Sa Pa đôi khi không mua một thứ gì hoặc mua về mà chẳng biết làm gì cũng là cái thú rong chơi khi đến nơi này.
Theo cadn.com.vn
Báo Tây gợi ý 5 thành phố ở miền Bắc Việt Nam bạn nhất định nên đến một lần trong đời
Du lịch qua miền Bắc Việt Nam không giống như đi khắp các vùng còn lại của đất nước.
Với vẻ đẹp tự nhiên đằng sau mỗi khúc cua, các thành phố ở phía Bắc đều có sự quyến rũ riêng. 5 địa danh sau đây đều rất được lòng du khách.
Hà Nội
Hà Nội là nơi có rất nhiều di tích lịch sử ở khắp các con phố và ngõ hẻm. Du khách đến Hà Nội thường sẽ tập trung quanh những con đường hẹp quanh co của khu phố cổ với các cửa hàng từ thời xa xưa, thậm chí có niên đại tới hơn 1000 năm.
Ngoài ra thành phố còn có vô số điều lý thú khác như hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa, chùa Trấn Quốc, khách sạn từ thời Pháp thuộc Sofitel Metropole, Nhà hát Lớn, Quốc Tử Giám và nhất là màn múa rối nước nổi tiếng tại Nhà hát múa Rối nước Thăng Long.
Lào Cai
Nằm ở phía Tây Bắc, Lào Cai ngự ngay trên ngã tư sông Hồng và sông Nậm Thi đối diện biên giới Trung Quốc. Nếu bạn có hứng thú hãy dành một đêm để khám phá các quán bar và nhà hàng trong ánh sáng rực rỡ của đèn neon phản chiếu trên sông. Giống như nhiều thành phố khác của Việt Nam, karaoke rất nổi tiếng ở Lào Cai và có hàng chục quán karaoke mở vào mọi đêm, nhất là gần khu vực dành cho du khách.
Phần lớn du khách thấy mình ở Lào Cai đang dừng chân trên đường để ngắm nhìn thiên nhiên. Thành phố cách chưa đầy một giờ đi xe máy là có thể chiêm ngưỡng ruộng bậc thang Sapa, đèo Ô Quy Hồ là con đường cao nhất Việt Nam và đỉnh núi Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam.
Sapa
Gần Lào Cai, nhưng hoàn toàn bị chi phối bởi ngành du lịch, thị trấn núi Sapa là một lựa chọn tốt cho những người tìm kiếm tiện nghi phương Tây giữa cuộc phiêu lưu tại Việt Nam. Thành phố có khá nhiều quán bar và nhà hàng với nhiều món ăn ngon, lạ, hấp dẫn cùng hàng trăm homestay, nhà nghỉ và khách sạn có giá cả phải chăng nằm dọc các con đường quanh co.
Thành phố này cũng là điểm khởi đầu cho vô số những chuyến leo núi và đi bộ dọc theo những rặng núi, qua những ruộng bậc thang trên sườn núi và vào các làng dân tộc thiểu số. Vùng này là nơi sinh sống của người H"Mông, Dao và Tày. Tại các sườn đồi có những ngôi nhà rải rác lấp ló những bộ quần áo đầy sắc màu rực rỡ của họ.
Cao Bằng
Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, là một điểm dừng chân yêu thích của những người đi phượt từ Hà Giang hoặc phía Bắc từ Hà Nội. Thành phố nằm dọc theo bờ sông Bằng Giang và hầu hết các cửa hàng, nhà hàng và quán bar đều nằm trên các đường phố chính gần đó. Một số quán ăn tuyệt vời nằm ở phía cuối chợ trung tâm thành phố, chợ Xanh, luôn nhộn nhịp người xe và hàng hóa nên bất kỳ du khách nào đi qua cũng ghé vào. Hầu hết các du khách đến Cao Bằng đều ghé thăm Thác Bản Giốc tuyệt đẹp nằm ở phía Bắc thành phố.
Hà Giang
Hà Giang được biết đến là nơi đẹp nhất ở Việt Nam. Đây là một khu vực từng bị ngành du lịch bỏ rơi nhưng hiện đang chứng kiến sự tăng đột biến gần đây của du khách. Thành phố được bao quanh bởi những tảng đá vôi đẹp như tranh vẽ với khá nhiều khách sạn và nhà hàng tiện nghi. Đối với những người yêu thích thiên nhiên, hãy thuê một chiếc xe máy để khám phá cao nguyên Đồng Văn và thăm con đường đèo tuyệt vời mang tên Mã Pí Lèng.
Hàn Ly
Theo baogiaothong.vn/theculturetrip
Đẹp lạ lùng chợ phiên Bắc Hà những ngày chớm thu Chợ phiên Bắc Hà là một trong những phiên chợ lớn nhất vùng Tây Bắc, đã níu giữ bước chân của rất nhiều du khách thập phương khi có dịp đến với mảnh đất "Cao nguyên trắng". Tạp chí Serendib (SriLanka) đã từng có bài viết giới thiệu 10 chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á, trong đó chợ vùng cao Bắc Hà...