Sa Pa ‘chậm’
Cả những em bé bản địa với trang phục truyền thống múa những điệu khèn cho khách xem.
Những em dù mới hơn 10 tuổi nhưng đã có những điệu nhảy khèn không chê vào đâu được, dù nét mặt em đôi lúc buồn buồn. Rồi những phụ nữ bán mật ong, bán quần áo, khăn, túi thổ cẩm. Có cả những gian hàng bán thị trâu hun khói gác bếp, các thứ rau rừng, hoa quả rừng trông thật thích mắt.
Người phụ nữ này không còn hứng thú mời khách đến mua, vì lượng khách qua lại không nhiều. Ảnh Gia Hà.
“ Nàng tiên” cần được bảo vệ
Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được coi là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài kiến trúc Pháp hoa lệ pha kiến trúc bản địa đó là những ngôi nhà gỗ, nhà đá đơn sơ, Sa Pa còn có thời tiết mát mẻ về mùa hè, mùa thu, thậm chí có băng tuyết vào mùa đông, đầu xuân. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 vừa qua, lượng khách đến Sa Pa đã sụt giảm.
Chúng tôi có dịp đến Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vào cuối năm 2019, hồi chưa có đại dịch Covid-19 bùng phát. Thời điểm đó, Sa Pa mùa đông nên rất lạnh, dày đặc sương mù, có vài nơi đã kết băng, dù không nhiều như mấy năm trước. Nhưng chừng đó là đủ, để ta bắt gặp một Sa Pa sôi động theo cái cách ở nơi đây. Khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài tập trung đông trước nhà thờ đá Sa Pa. Họ nói chuyện rôm rả, trầm tư, nhìn lên nóc nhà thờ, nhìn vào những màn sương bao phủ Sa Pa.
Cả những em bé bản địa với trang phục truyền thống múa những điệu khèn cho khách xem. Những em dù mới hơn 10 tuổi nhưng đã có những điệu nhảy khèn không chê vào đâu được, dù nét mặt em đôi lúc buồn buồn. Rồi những phụ nữ bán mật ong, bán quần áo, khăn, túi thổ cẩm. Có cả những gian hàng bán thị trâu hun khói gác bếp, các thứ rau rừng, hoa quả rừng trông thật thích mắt.
Sa Pa hồi cuối năm 2019 đông đúc không khác gì phố đi bộ của Hà Nội hai ngày cuối tuần. Người ta đi lại quanh hồ, quanh các con phố với những nhà hàng bán thắng cố, món ăn đặc sắc nhất ở Sa Pa. Rồi có những quán bán lẩu cá hồi, các món ăn từ lợn bản, đặc biệt có rau cải mèo, thứ rau mà du khách nào đã đến đây, đã ăn thì thật khó quên và chỉ muốn mua về làm quà. Nhưng ăn rau cải mèo tại Sa Pa mới thích thú được.
“Nàng tiên” Sa Pa vẫn đẹp, thơ mộng. Ảnh Gia Hà
Sa Pa hồi năm 2019, người ta không phải đeo khẩu trang, vì lượng xe cộ không quá đông, ở trung tâm thì có xe điện, hay đâu đó những chiếc xe máy, mà lượng khói nhả ra cũng không phải là lớn lắm so với các thành phố du lịch khác. Người ta tập trung quanh trung tâm để phóng tầm mắt ra những ngọn đồi phủ sương lãng đãng, những bông hoa rực rỡ mờ ảo. Rất nhiều loại hoa để du khách tha hồ ngắm.
Còn du khách nào thích có trải nghiệm, hòa mình vào lối sống bản địa thì rời khỏi trung tâm và tỏa ra ở các nhánh đường, tận sâu ở làng bản. Sa Pa giờ đây không thiếu thứ gì, với đầy đủ mặt hàng, ẩm thực. Nhiều thức uống cả Tây lẫn Ta đều đã có mặt nơi đây.
Du khách nhâm nhi một ly cà phê giữa cái lạnh, hay một cốc ca cao nóng, hay là một chén rượu táo mèo để thưởng thức hết những gì Sa Pa đang có. Sa Pa là vậy, như một nàng tiên hiền lành. Nàng cần chúng ta đến ngắm nghía, nhưng nàng cũng mong chúng ta bảo vệ nàng, như không vứt rác bừa bãi, như phải quy hoạch xây dựng làm sao để không phá hủy thiên nhiên, làm sao kết hợp hài hòa được hiện đại và truyền thống.
Nhất là làm sao để văn hóa bản địa được phát huy, ẩm thực địa phương được nhiều du khách nhớ đến và sẽ quay lại sau lần đầu đến đây. “Nàng tiên” Sa Pa cần những con người yêu vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa chung tay xây dựng để từ đó phát triển bền vững, chứ không cần những nhà đầu tư chỉ nhăm nhăm phá hủy nàng vì tiền.
Video đang HOT
Sa Pa cuối năm 2019, hồi chưa có dịch Covid-19 đã thu hút lượng khách lớn, góp phần giúp không những Sa Pa mà Lào Cai có được nguồn tiền không hề nhỏ. Năm 2019, tổng lượt khách đến với Lào Cai đạt trên 5,1 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt trên 19.200 tỷ đồng. Thống kê bảy tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt gần 3,33 triệu lượt. Riêng Sa Pa đã đón hơn 2,15 triệu lượt khách trong 7 tháng đầu năm 2019. Đó là những số liệu nói lên Sa Pa mang ý nghĩa như thế nào cho tỉnh Lào Cai nói riêng, và cho cả nước nói chung.
Sa Pa “chậm” sau dịch Covid-19
Hồi đầu năm 2020, Sa Pa từ huyện đã trở thành thị xã Sa Pa. Đó được coi là bước tạo đà để Sa Pa phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Vốn dĩ, Sa Pa đã đẹp với cảnh sắc thiên nhiên không khác gì tiên cảnh, nay vẻ đẹp đó cần được chúng ta trân trọng, giữ gìn hơn. Được biết, Sa Pa là vùng đất tụ cư của 6 tộc người Mông, Dao, Tày, Kinh, Giáy, Xá Phó. Với một thị xã, việc có đến 6 tộc người như vậy, đã khiến Sa Pa trở nên hấp dẫn hơn về văn hóa với du khách.
Nét đẹp văn hóa của họ đã được tạo dựng hình thành từ quá trình chinh phục thiên nhiên, biến mảnh đất núi, sương mù thành những bản làng thơ mộng. Họ đã vẽ nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc bên dãy Hoàng Liên Sơn với những nếp nhà đá, nhà gỗ, với những bộ trang phục có hoa văn, thể hiện bàn tay khéo léo của con người nơi đây. Đặc biệt, với điệu khèn, người dân bản địa đã làm cho núi rừng thêm sống động.
Và nhất là những thửa ruộng bậc thang, vào mùa hè ngả vàng, những rặng hoa rừng tuyệt đẹp, những vách đá hình thù đã nâng Sa Pa từ một vùng xa hiểm trở thành điểm đến thường xuyên và đáng nhớ của du khách. Sa Pa là nhóm 9 điểm đến mong đợi nhất thế giới, là nhóm 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Sa Pa còn được xếp thứ 7 trong tổng số 28 điểm thu hút nhất thế giới, theo những đánh giá vào năm 2019.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác trên thế giới, Sa Pa đã không tránh khỏi việc phải “cô đơn” khi lệnh giãn cách xã hội được Chính phủ đưa ra, khi mà đại dịch Covid-19 hoành hành, cướp đi nhiều sinh mạng ở nhiều nước. Sa Pa đã đợi chờ du khách đến trong vài tháng qua. Sa Pa vẫn đẹp và hiền như vậy. Sa Pa đã “nghèo” hơi ấm người phương xa đến. Nhưng trong nỗ lực của Chính phủ, của chính quyền địa phương về phòng chống dịch, giờ đây, Sa Pa đã được phép đón khách trở lại, đương nhiên, việc đón khách đó phải thắt chặt những nghiêm ngặt về phòng dịch.
Một trong những điểm du lịch có tiếng của Sa Pa còn vắng khách du lịch. Ảnh Gia Hà.
Tỉnh Lào Cai mới đây đã thực hiện chương trình kích cầu du lịch cho Lào Cai nói chung, cho Sa Pa nói riêng. Bản thân Sa Pa có thêm chương trình “Mùa hè Sa Pa năm 2020″, và hy vọng thu hút 2,5 triệu du khách đến Lào Cai, dự kiến khách quốc tế vào khoảng 300.000 nghìn. Nếu theo lượng khách tính hồi năm 2019, riêng Sa Pa sẽ chiếm hơn một nửa lượng khách đến Lào Cai.
Chúng tôi có mặt ở Sa Pa vào những ngày cuối tháng 5/2020, khi việc kích cầu du lịch đang được triển khai. Tuy vậy, bước đầu Sa Pa đang rất “chậm chạp”, nhiều khách sạn sao vẫn chưa có khách, nếu có thì rất lác đác. Chúng tôi nói chuyện với nhiều chủ khách sạn, ai nấy đều tỏ ra buồn và hy vọng trong những tháng cuối năm, lượng khách sẽ trở lại Sa Pa và ổn định như trước đây, chứ chưa ai dám mơ ước, lượng khách sẽ vượt hơn so với mọi năm.
Hàng vẫn bày bán ven đường, nhưng khách mua vắng hơn mọi khi. Ảnh Gia Hà.
Chúng tôi còn thấy trên các nẻo đường đi ra các điểm du lịch của Sa Pa, những phụ nữ bản địa bán hàng với đôi mắt buồn rượi vì khách qua lại không nhiều, có người không thèm mời chào (vì không có mấy khách), mà chỉ tập trung vào đâu đó, như ngồi khâu một chiếc khăn, hay một chiếc áo…
Chúng tôi bắt gặp người trẻ trong nước đến Sa Pa, đa số họ vẫn dùng khẩu trang, thứ mà hồi năm 2019, chúng tôi không thấy ở nơi đây. Đôi lúc, chúng tôi gặp những vị khách nước ngoài, khi hỏi chủ khách sạn thì được biết, họ đã đến Sa Pa, hoặc là đã ở Việt Nam từ trước dịch. Sa Pa hiện tại vẫn còn vắng khách. Hy vọng, khi dịch Covid-19 trong nước cũng như trên thế giới được ngăn chặn hẳn, “nàng tiên” Sa Pa sẽ được vui trở lại khi được đón nhiều vị khách phương xa đến ngắm nghía mình.
Cũng như, chúng tôi mong rằng, việc quy hoạch, xây dựng Sa Pa làm sao phải ở trong tầm nhìn lâu dài, bền vững, hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, mà không ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.
Chợ hoa đêm lớn nhất Thủ Đô vắng khách sau khi dỡ phong toả
Ngày 6/4, Bộ Y tế thông báo ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thứ 243 là người bán hoa tại chợ, toàn bộ tiểu thương đã đóng cửa nghỉ bán vì chợ bị phong tỏa.
Ngày 24/4, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ,Hà Nội) với 300 gian hàng và diện tích lên đến cả ngàn mét vuông đã được dỡ phong tỏa hoạt động trở lại. Không có nhiều khách hàng ghé thăm, không còn cảnh tấp nập người mua bán, chợ hoa đêm khá vắng vẻ đìu hiu khi mở cửa lại những ngày này.
Chợ hoa Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) là 1 trong những chợ hoa đêm hoạt động náo nhiệt và lớn nhất miền Bắc đã mở trở lại kể từ khi tạm ngưng hoạt động do có liên quan đến bệnh nhân COVID-19 thứ 243.
Hoa hồng Đà Lạt là một trong những loại hoa được các bạn trẻ ưa thích và lựa chọn mua nhiều nhất sau khi chợ hoạt động trở lại.
Chợ có khoảng 300 gian hàng hoạt động náo nhiệt sôi động nhất về ban đêm. Sau khi gỡ phong tỏa, được hoạt động trở lại, theo ghi nhận của phóng viên, lác đác chỉ có khoảng hơn chục gian hàng mở cửa. Lượng khách đến dạo chơi và mua bán cũng thưa vắng.
Ngày thường để dạo chơi quanh chợ hoa Quảng An sẽ mất hàng giờ chen chúc nhau mới đi hết chợ. Nhưng sau khi hết cách ly xã hội, người mua hoa chỉ mất chưa đến 15 phút là có thể đi hết lượt các gian hàng.
Bạn Vân Anh ở phố Nguyễn Lương Bằng là khách hàng thường xuyên của chợ hoa Quảng An hào hứng chia sẻ: "Chợ hoạt động trở lại, mình vui lắm phải chạy ngay lên chọn mua bằng được bó hồng Đà Lạt yêu thích nhất".
Cô H. chủ gian hàng ngay cổng chợ khá tất bật với việc dọn hàng để chuẩn bị đón khách. "Chợ đóng cửa thời gian vừa qua thật sự ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của chúng tôi. Nhưng tôi cũng như các hộ kinh doanh khác đều vui vẻ chấp nhận vì sự an toàn của xã hội".
Một chủ cửa hàng hoa ở quận nội thành của Hà Nội vẫn giữ thói quen lên tận chợ hoa Quảng An, tự tay lựa chọn những bó hoa ưng ý nhất về bán tại cửa hàng của mình.
Chỉ mới có hơn chục gian hàng mở cửa bán lại nên khách hàng cũng không có nhiều sự lựa chọn như trước. Sau khi cân nhắc 2 gian hàng, bạn trẻ này cũng đã lựa chọn được cho mình bó hoa hồng phấn Đà Lạt ưng ý nhất.
Những chiếc xe tự chế như thế này là phương tiện vận chuyển hoa chính từ các vườn hoa lớn ở Tây Tựu lên chợ hoa đêm Quảng An.
Không có nhiều khách hàng ghé thăm, không còn cảnh tấp nập người mua bán, chợ hoa đêm khá vắng vẻ đìu hiu khi mở cửa lại những ngày này.
Các chủ gian hàng ở chợ đều tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang và giãn cách 2m để phòng, chống dịch.
Tháng 4 là mùa hoa loa kèn nở rộ đẹp nhất của Hà Nội, đây là cũng là loài hoa chiếm ưu thế áp đảo tại các gian hàng đợt này.
Những khoảnh khắc đẹp lung linh ở chợ hoa
Toàn cảnh chợ hoa đêm Quảng An hay còn gọi là chợ hoa Quảng Bá, là nơi bán buôn và lẻ nhộn nhịp sầm uất bậc nhất ở miền Bắc trước khi có dịch.
Nguyễn Trọng Tài
Rét đậm, rét hại bao phủ, Sa Pa chỉ còn 6,3 độ C Dù sắp sang hè, nhưng những đợt rét cuối cùng của tháng 3 âm lịch mà dân gian gọi là rét nàng Bân vẫn tiếp tục bao phủ Lào Cai. Sáng 13/4, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các địa phương trong tỉnh Lào Cai đều hạ xuống rất thấp, trung bình chỉ 16 - 17 độ C. Vùng núi...