Sa lưới sau 16 năm lẩn trốn
Ngày 24-11-2011, sau 16 năm xác minh, truy bắt, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt được đối tượng Đỗ Thanh Phong (hay còn gọi là Phong Trọc, SN 1971, trú tại thôn 1, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song) khi y đang lẩn trốn ở tỉnh Bình Phước.
Đưa Đỗ Thanh Phong về trại tạm giam
Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT, vào khoảng tháng 7-1995, Phong đã cùng Lê Đức Phong (SN 1971), Võ Văn Lượng (SN 1972), Đặng Văn Tiến (SN 1970) và một đối tượng tên Sơn, trú tại tỉnh Quảng Ninh, dùng hung khí thực hiện một vụ cướp tài sản trên tuyến QL14, thuộc huyện Đắk Song. Hoạt động từ giữa năm 1995, đến ngày bị bắt bọn chúng đã thực hiện trót lọt 5 vụ cướp tài sản trên tuyến QL14 thuộc địa bàn huyện Đắk Song. Theo phân công, Tiến sử dụng súng K54 và lựu đạn, Lượng dùng súng AK, còn lại các đối tượng khác dùng gậy gộc chặn xe, khống chế rồi cướp tài sản, lấy tiền chia nhau tiêu xài. Đến cuối năm 1995, nhóm cướp này lần lượt bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk bắt. Riêng đối tượng Đỗ Thanh Phong đã bỏ trốn, thay đổi nhiều nơi ở, gây khó khăn cho công tác truy bắt.
Video đang HOT
Thiếu tá Lê Văn Điện – cán bộ Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Đắk Nông cho biết: “Sau nhiều năm lần tìm dấu vết của Phong, ngày 23-11-2011, chúng tôi xác định đối tượng đang hành nghề chạy xe chở khách ở ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Tôi cùng thiếu úy Lâm Văn Định tức tốc xuống phối hợp với Công an tỉnh Bình Phước vây bắt. Đợi đến tối khi đối tượng vừa chở khách về tới nhà, y lập tức bị tra tay vào còng số 8 trước sự ngỡ ngàng của người dân địa phương. Ngay trong đêm đối tượng được di lý về Đắk Nông để bàn giao cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh tiếp tục điều tra, xử lý.
Gặp chúng tôi tại Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh, đối tượng Đỗ Thanh Phong tỏ ra ân hận: “Giá như ngày đó sau khi gây án tôi ra đầu thú với cơ quan công an ngay và chấp hành hình phạt tù, thì cuộc đời đã khác và không phải sống chui sống nhủi khắp nơi để rồi cũng phải sa lưới pháp luật”.
Từ đầu tháng 11 đến nay, với sự mưu trí, dũng cảm, thiếu tá Lê Văn Điện và thiếu úy Lâm Văn Định đã bắt, vận động ra đầu thú 8 đối tượng có lệnh truy nã. Trong năm 2011, lực lượng công an các cấp trong tỉnh, mà chủ công là Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh đã bắt, vận động ra đầu thú 135 đối tượng có lệnh truy nã, trong đó có 15 đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Riêng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh, từ năm 2010 đến nay đã bắt và vận động hơn 120 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú, trong đó có 25 đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Theo CATP
Trộm gặp Cảnh sát truy nã tội phạm
Khoảng 18 giờ ngày 10-10, Hồ Văn Hùng (19 tuổi, trú tại thôn Klăh 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) cùng bạn giả vờ cầm một điện thoại di động hỏng đến Trung tâm Điện thoại di động Alô (số 69 đường Hai Bà Trưng, phường Yên Đỗ, TP Pleiku, Gia Lai) sửa chữa.
Trung tâm ĐTDĐ Alô, nơi xảy ra vụ trộm
Một lúc sau, Hùng quay lại cửa hàng một mình. Biết điện thoại cũ bị từ chối nhận sửa, Hùng bảo rằng muốn mua điện thoại mới. Trong lúc xem điện thoại, lợi dụng sơ hở của chủ tiệm, hắn đã cướp một ĐTDĐ hiệu Nokia và bỏ chạy.
Hùng chạy được một đoạn bỗng có một thanh niên đuổi theo, tóm gọn rồi gọi điện thoại bàn giao cho lực lượng công an phường.
Được biết, người bắt được Hùng là một chiến sĩ thuộc phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52)- Công an tỉnh Gia Lai (đề nghị giấu tên), đang trên đường đến cơ quan.
Hiện Hùng đã được bàn giao cho Công an TP Pleiku tiếp tục điều tra.
Theo Người Lao Động
Điều tra ban đầu về vụ nổ súng ở phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: Công an nổ súng là cần thiết Đêm 12-4, Công an phường Long Bình, TP. Biên Hòa nhận tin báo tại KP5 có tổ chức đánh bạc ăn tiền, đã chỉ đạo cảnh sát khu vực Nguyễn Hoài Tân xuống địa bàn nắm tình hình. Cùng đi với anh Tân còn có hai người bạn là Ngô Đại Hóa (công tác tại Công an phường Tân Hòa) và Nguyễn Chí...