‘Sa lầy’ cổ phần hoá tại Vinawaco: ‘Nguy cơ mất vốn nhà nước’
Trao đổi với VietnamFinance, ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây dựng công trình đường thuỷ ( Vinawaco) bức xúc: “6 năm qua, tiến trình cổ phần hoá (CPH) Vinawaco dang dở khiến tình hình sản xuất kinh doanh đơn vị lao dốc, nguy cơ mất vốn nhà nước lớn khi các khoản nợ và thu hồi nợ chưa có hướng giải quyết. Điều này có phần trách nhiệm của Bộ giao thông vận tải (GTVT)”.
6 năm dang dở… cổ phần hoá
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Vinawaco được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2014, sau đó, Bộ GTVT tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp (DN) sang công ty cổ phần từ ngày 30/5/2014 với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng.
Trong đó, Bộ GTVT nắm giữ 36,6% cổ phần (tương đương 109,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng 30% cổ phần và 20 nhà đầu tư, tổ chức cá nhân, cán bộ công nhân viên khoảng 33,4% còn lại.
Nhưng đáng chú ý, trong suốt 6 năm qua, Vinawaco vẫn loay hoay với mục “cổ phần hoá” với lý do Bộ GTVT chưa hoàn tất các thủ tục quyết toán và xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Vinawaco.
Ông Ngô Văn Tuấn cho hay, “tại Thông tư số 127 quy định, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp CPH chính thức chuyển thành công ty cổ phần…”
“Thế nhưng, đến tháng 4/2020, sau 6 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Bộ GTVT vẫn chưa hoàn tất những thủ tục quan trọng này để chính thức khép lại quá trình CPH, điều này khiến đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh, thu hồi các khoản nợ… Doanh nghiệp luôn bị cưỡng chế thi hành án, các tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản”, ông Tuấn bức xúc.
Cổ đông nhà nước không làm tròn trách nhiệm?
Video đang HOT
Ngoài ra, vị chủ tịch Vinawaco cũng “tố”, Bộ GTVT là đại diện cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp không làm tròn trách nhiệm.
Cụ thể, sau hơn 5 năm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Bộ GTVT chưa quyết toán vốn lần 2, chưa xác định lại phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần (30/5/2014).
Ngày 1/9/2018, ông Lưu Đình Tiến là người đại diện phần vốn Nhà nước nước được Bộ GTVT cho nghỉ hưu nhưng đến hơn 1 năm sau (ngày 12/12/2019, Bộ GTVT mới có Quyết định số 2316/QĐ-BGTVT cử người đại diện phần vốn tại Vinawaco.
“Chính vì không quyết toán vốn lần 2 nên Vinawaco muốn giảm, thoái vốn 7 công ty con, công ty liên kết (sản xuất kinh doanh kém hiệu quả) không được do Bộ GTVT không biểu quyết dẫn đến mất vốn tại các đơn vị này”, ông Tuấn chia sẻ.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, năm 2019, Vinawaco không có một dự án mới nào, về tình hình đầu tư tài chính dài hạn (bản chất là vốn Nhà nước nằm tại các công ty con, công ty liên kết trước khi Tổng công ty cổ phần hoá) đến ngày 31/12/2019 là 114,3 tỷ đồng. Số vốn này đầu tư không hiệu quả, hằng năm không được chia cổ tức, một số đơn vị bị mất vốn nhà nước.
“Căn cứ vào báo cáo xác định giá trị DN để cổ phần hoá đến ngày 30/6/2013 của Vinawaco, hiện công tác đầu tư tài chính dài hạn của 7 công ty đã bị thất thoát 17,2 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CP Công trình giao thông Miền Trung âm 1,5 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư xây dựng và TM Vinawaco 25 âm 3 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vinawaco 8 âm 936 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư và xây dựng đường thuỷ âm 2,4 tỷ đồng; Công ty CP MCO Việt Nam âm 2,8 tỷ đồng; Công ty CP Bê tông công nghệ cao 2,5 tỷ đồng; Công ty CP nạo vét đường biển âm 4 tỷ đồng”, báo cáo tài chính Vinawaco nêu rõ.
Chưa hết, dù không có việc làm nhưng hằng năm, Vinawaco vẫn phải chi trả tiền khấu hao sửa chữa tàu là rất lớn.
Ông Tuấn cho biết: “Mỗi năm đơn vị tốn khoảng 50 tỷ đồng, trong đó, khấu hao tàu là 30 tỷ đồng, sửa chữa thường xuyên 9 tỷ đồng, chi trả lương cho thuyền viên 7 tỷ đồng, chi phí thường xuyên cho các đoàn tàu 3 tỷ đồng. Những khoản chi này là rất lớn đối với Vinawaco trong bối cảnh khó khăn hiện nay”.
Vinawaco xin toàn quyền thoái vốn tại các công ty con
Trước những khó khăn chồng chất trong tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị, nguy cơ mất vốn nhà nước, Vinawaco kiến nghị Bộ GTVT xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, quyết toán xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước tại Vinawaco tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Số tiền cần xử lý 140 tỷ đồng.
Ông Ngô Văn Tuấn đê nghị: “Trong giai đoạn chưa quyết toán vốn lần 2 để chuyển sang DN cổ phần thì cho phép Tổng Công ty được toàn quyền thoái vốn tại các công ty liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả để thu hồi một phần vốn đầu tư tài chính dài hạn. Nếu không thu hồi nhanh sẽ có cơ mất 100% vốn”.
“Ngoài ra, trong giai đoạn chưa quyết toán vốn lần 2 để chuyển sang DN cổ phần, cho phép Vinawaco được toàn quyền rà soát các tài sản, phương tiện thiết bị không khai thác hoặc khai thác không hiệu quả để tổ chức thanh lý, thu hồi vốn theo đúng quy định pháp luật”, ông Tuấn nói.
Đinh Tịnh
Lên phương án "tháo nợ" cho Vinawaco
SCIC sẽ thoái phần vốn nhà nước tại Vinawaco, để thanh toán cho Vietcombank khoản nợ gốc 12,59 tỷ đồng vay mua 3 tàu vận tải từ năm 1995.
Sau nhiều lần trao đổi với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và 2 bên liên quan trực tiếp là Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP (Vinawaco) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), vào cuối tháng 2/2020, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã trình Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý tồn tại tài chính và quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco.
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã trình Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý tồn tại tài chính và quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco.
Theo đó, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng cho phép Bộ được phê duyệt quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco thời điểm bàn giao sang công ty cổ phần, trong đó không tính khoản nợ Vietcombank trong quyết toán bàn giao.
Sau khi thực hiện quyết toán, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Vinawaco về SCIC, đồng thời cũng bàn giao khoản nợ về SCIC. Trên cơ sở đó, SCIC tổ chức thoái vốn tại Vinawaco và dùng tiền bán vốn để trả nợ Vietcombank, để Vietcombank nộp ngân sách nhà nước.
Khoản công nợ này được "phát lộ" vào tháng 9/2016, khi Vinawaco nhận được thông báo của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM yêu cầu phải trả 53,1 tỷ đồng tiền vay do nhận bàn giao 3 tàu vận tải từ năm 1995. Trong số này, Vietcombank cho biết, phần nợ gốc là 12,59 tỷ đồng; nợ lãi vay 27,2 tỷ đồng, nợ lãi phạt 27,2 tỷ đồng (tính đến ngày 15/2/2017).
Tại thời điểm này, Vinawaco đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được khoảng 3 năm với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, cổ đông Nhà nước chỉ còn chiếm khoảng 36,62%.
Trước đó, Bộ GTVT cũng đề nghị Thủ tướng cho phép Vinawaco được xóa toàn bộ khoản nợ trị giá khoảng 53 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc 12,59 tỷ đồng; nợ lãi vay 27,2 tỷ đồng; nợ lãi phạt 27,2 tỷ đồng tại Vietcombank (tính đến ngày 15/2/2017). Trong trường hợp Vinawaco vẫn phải nhận nợ, thì nguồn vốn để trả nợ là phần vốn nhà nước (trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại Vinawaco) tại thời điểm chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Nếu trả nợ vay theo đề xuất nói trên của Bộ GTVT, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại Tổng công ty này sẽ chỉ còn khoảng 18% vốn điều lệ. Mặc dù vậy, theo lãnh đạo Bộ GTVT, đây là lối thoát khả dĩ nhất để xử lý dứt điểm tồn tại , cũng như sớm dứt điểm việc xác định lại giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Vinawaco.
Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, trong văn bản góp ý đề xuất của Bộ GTVT vào tháng 3/2017, Nhà nước đã bác đề xuất xóa nợ gốc đối với khoản nợ của Vinawaco tại Vietcombank. Viện dẫn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 tại công văn số 2507/VPCP-KTTH ngày 13/5/2005 và Quyết định số 736/QĐ-NHNN ngày 23/5/2005.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khoản nợ của Vinawaco được hạch toán theo dõi trên tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để tiếp tục thu hồi nợ. Do vậy, đề nghị xóa nợ gốc để xử lý khoản nợ tại Vietcombank là không phù hợp.
Theo một chuyên gia tài chính, với trường hợp của Vinawaco, nếu xác định đúng những khoản nợ trên và tính vào giá trị doanh nghiệp sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp xuống. Điều này nếu xảy ra, sẽ có cách giải quyết, hoặc nhà nước sẽ phải đàm phán với nhà đầu tư để không nắm giữ cổ phần nữa; hoặc nếu tiếp tục giữ cổ phần tại doanh nghiệp này sẽ phải đàm phán mua lại cổ phần với nhà đầu tư. Dù chọn phương án nào, ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng và sẽ có người phải chịu trách nhiệm.
Nguyễn Việt (Enternews.vn)
Thanh tra chỉ rõ nhiều sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH Một thành viên trong quá trình quản lý công nợ tạo điều kiện cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn; chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về thuế và nộp ngân sách, dẫn đến bị ngành thuế phạt chậm nộp và cưỡng chế nhiều lần; chưa đảm bảo chặt chẽ trong công...