Sà lan chở giàn cẩu nghìn tấn của Formosa dạt vào biển Quảng Bình
3 giàn cẩu nặng hàng nghìn tấn trên một sà lan của Formosa bị trôi dạt vào biển Quảng Bình, sau cơn bão hồi giữa tháng 9.
Giàn cẩu nặng hàng nghìn tấn mắc kẹt tại bãi đá phía bắc đảo Hòn La (Quảng Bình). Ảnh: MT
Ngày 6/10, trung tá Phạm Anh Dũng, Trưởng đồn biên phòng Roòn (đóng tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), cho biết cơn bão 2 tuần trước đã khiến sà lan chở 3 giàn cẩu bị sóng đánh trôi khoảng 40 km từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, mắc cạn tại bãi đá phía bắc đảo Hòn La (huyện Quảng Trạch).
Đây là các giàn cẩu thuộc công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Một số ngư dân cho rằng, việc giàn cẩu mắc cạn khiến họ gặp khó khăn và nguy hiểm khi ra vào vùng biển, nhất là vào buổi tối. Tuy nhiên, trung tá Dũng nói sà lan này không ảnh hưởng đến an toàn tàu thuyền.
Formosa Hà Tĩnh đã thuê một số đơn vị khảo sát, kéo sà lan chở giàn cẩu về, tránh việc cơn bão khác có thể khiến sà lan tiếp tục bị cuốn đi, gây nguy hiểm cho người và tài sản.
Video đang HOT
Hoàng Táo
Theo VNE
Formosa sẽ phát sinh hơn 700 tấn chất thải mỗi ngày khi vận hành chính thức
Hiện chất thải rắn mỗi ngày của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh khoảng 200-220 tấn, khi đi vào hoạt động chính thức sẽ tăng lên 650-710 tấn, trong đó có gần trăm tấn chất thải nguy hại.
Chiều 8/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh để nghe báo cáo kết quả khắc phục vi phạm và cam kết bảo vệ môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngày 23/8, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức làm việc với Formosa để nghe báo cáo tình hình quan trắc và cam kết xử lý môi trường tại dự án.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo Hà Tĩnh tại buổi làm việc chiều 8/9. Ảnh: Đức Hùng
Formosa thông tin, hiện chất thải rắn phát sinh mỗi ngày của công ty khoảng 200 đến 220 tấn các loại. Khi đi vào hoạt động chính thức, khối lượng chất thải phát sinh khoảng 650 đến 710 tấn mỗi ngày. Trong đó chất thải sinh hoạt khoảng 2,5-3 tấn; chất thải công nghiệp, bùn thải khoảng 5-6 tấn; tro bay 500-550 tấn; thạch cao 100 tấn; tro đáy 35-40 tấn; chất thải nguy hại 96 tấn.
Hiện tại, Hà Tĩnh yêu cầu Formosa khẩn trương khắc phục 21 hạng mục vi phạm còn tồn tại, thực hiện nội dung đã cam kết về bảo vệ môi trường. Formosa vận hành thử nghiệm các hạng mục công trình của dự án phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận. Khi vận hành chính thức phải được Bộ cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trình bày một số khó khăn trong quá trình quản lý chất thải của Formosa. Hiện chất thải tồn đọng tại dự án khá lớn, trong khi các nhà máy phụ trợ phục vụ xử lý chất thải còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhà chức trách kiểm tra việc xử lý bùn thải tại dự án Formosa. Ảnh: Đức Hùng
Tỉnh chỉ có một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của Công ty TNHH MTV chế biến rác thải công nghiệp Hà Tĩnh tại xã Kỳ Tân (Kỳ Anh) đang vận hành thử nghiệm và chuẩn bị đi vào hoạt động, công suất xử lý khoảng 1.000 tấn mỗi ngày. Tuy nhiên nhà máy chưa được Bộ Tài nguyên cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu Formosa cần có phương án ký hợp đồng với các đơn vị đủ tư cách pháp nhân xử lý chất thải, đặc biệt là chất nguy hại. Trường hợp chưa làm được thì phải phân loại, đóng gói, quản lý bảo quản theo đúng quy định, nghiên cứu phương án xây dựng nhà máy xử lý riêng phục vụ dự án Formosa.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần giải quyết những vấn đề cấp bách trong 21 hạng mục vi phạm của Formosa thì mới được vận hành sản xuất. "Bên cạnh xây dựng các hồ xử lý sự cố, phải kiểm soát được nguồn nước thải trước khi xả ra. Cần tính được bài toán chịu tải của môi trường để đảm bảo phát triển bền vững", ông Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đi thị sát, kiểm tra quá trình xử lý chất thải và xem xét cam kết bảo vệ môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Ông Hà yêu cầu tổ giám sát hoạt động của Formosa Hà Tĩnh phải theo dõi chặt chẽ việc xả thải từ công ty này, đảm bảo chất thải trước khi xả ra biển được xử lý tại bể sinh học, trong bể sinh học nuôi các loại cá sống khỏe mạnh.
Tổ giám sát Formosa hoạt động "dở dơi dở chuột"
Tại buổi làm việc, ông Phan Lam Sơn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho hay hiện tại tổ giám sát các hoạt động của Formosa gồm 12 người do ông làm tổ trưởng, được thành lập ngày 19/7 hoạt động chưa hiệu quả. Điều bất cập là nhiệm vụ trùng nhau, mọi hoạt động đều do Bộ điều hành nên các thành viên đều lúng túng dẫn tới việc sử dụng con người trong nhóm không phát huy được hiệu quả.
"Cách điều hành con người trong tổ hiện nay 'dở dơi, dở chuột'. Nếu chuyên trách thì để họ chuyên trách, không dính dáng gì tới việc cơ quan. Đằng này đây vừa chuyên trách vừa kiêm nhiệm", ông Sơn nói và đề nghị tỉnh với Bộ nên thống nhất lại làm một tổ giám sát, tuyển những người có chuyên môn. Tổ trưởng sẽ do người của Bộ đứng đầu.
Đức Hùng
Theo VNE
Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Formosa nuôi cá tại bể xử lý nước thải Lãnh đạo Bộ Tài nguyên yêu cầu bể sinh học xử lý nước thải của Formosa Hà Tĩnh phải nuôi được cá sống khỏe mạnh, đồng thời chỉ đạo kiểm tra năng lực của các công ty nhận xử lý rác cho Formosa. Sáng 8/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đi thị...