S-400 của Nga lợi hại thế nào khiến nhiều nước tìm mua?
Các nền quân đội nước ngoài e ngại quytrình phê duyệt mua vũ khí phức tạp từ chính phủ và Quốc hội Mỹ, nên muốn mua hệthống phòng thủ tên lửa S-400 thay vì Patriot hay THAAD của Mỹ.
CNBC ngày 15-11 dẫn nguồn tin quen thuộc với các báo cáo tình báo Mỹ cho hay có ít nhất 13 quốc gia đang quan tâm tới việc mua tổ hợp tên lửa phòng thủ đất đối không S-400 của Nga dù Mỹ nhiều lần cảnh báo sẽ trừng phạt các nước mua hệ thống này.
Nhiều nước nhắm tới S-400
Một nguồn tin giấu tên cho biết Saudi Arabia, Qatar, Algeria, Morocco, Ai Cập, Iraq được cho là đã bàn thảo về việc mua S-400 của Nga. Mặc dù vậy, phía Mỹ cho rằng nhiều quốc gia có thể sẽ từ bỏ thương vụ này do áp lực ngoại giao từ Washington.
Hệ thống S-400 Triumf xuất hiện ở Quảng trường Cung điện ở TP St.Petersburg trong một buổi tập dượt duyệt binh. Ảnh: GETTY
Hiện giờ S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất. S-400 cũng được xem là đối trọng của các hệ thống Patriot và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD ) do Mỹ sản xuất.
Khi được hỏi vì sao các quốc gia muốn mua S-400 thay vì Patriot hay THAAD của Mỹ, một nguồn thạo tin nói rằng các nền quân đội nước ngoài e ngại quy trình phê duyệt mua vũ khí phức tạp từ chính phủ và Quốc hội Mỹ.
“Nhiều nước không muốn chờ đợi các rào cản pháp lý của Mỹ. S-400 có ít điều kiện hạn chế xuất khẩu hơn và điện Kremlin sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ bán vũ khí bằng cách tháo gỡ các quy định pháp lý rườm rà” – nguồn tin cho biết.
Ngoài ra, CNBC nói rằng vũ khí do Nga sản xuất thường có giá thành cạnh tranh hơn so với Mỹ. Bên cạnh đó, một nguồn tin khác nói rằng Nga có thể dễ dàng bàn giao hệ thống vũ khí S-400 chỉ trong vòng hai năm đầu tiên sau khi ký hợp đồng, điều mà Mỹ gần như không thể thực hiện.
Hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: GETTY
Hơn nữa, khi so sánh hệ thống S-400 của Nga với các hệ thống Mỹ, vũ khí do Moscow sản xuất có tầm tấn công xa hơn, mục tiêu đa dạng hơn và chống được số lượng nhiều hơn các mục tiêu bay tới cùng lúc.
Nguồn tin nói thêm rằng dù không có vũ khí nào là hoàn hảo nhưng S-400 có thể làm “lu mờ” THAAD, hệ thống được coi là viên ngọc trong hệ thống phòng thủ Mỹ. “Không một hệ thống nào của Mỹ ở thời điểm hiện tại có thể đuổi kịp khả năng bảo vệ vùng không phận rộng lớn ở tầm xa như S-400″ – nguồn tin nói.
Năng lực đáng gờm của S-400
Xương sống trong cấu trúc phòng không tầm xa của Nga là hệ thống phòng không S-400 Triumf. S-400 là một trong những tổ hợp phòng không hiện đại của Nga, được thiết kế để tiêu diệt khí cụ bay của đối phương bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái trong phạm vi 400 km và tên lửa đạn đạo cách xa 60 km. Một tổ hợp S-400 được trang bị bốn loại tên lửa khác nhau, đủ sức tiến công tới 36 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống do Nga chế tạo cũng có khả năng phòng thủ chống lại một cuộc tấn công của máy bay không người lái giống như phiến quân Houthi đã sử dụng để tiêu diệt tên lửa Patriot của quân đội UAE hồi tháng 2.
“Đó là những khía cạnh địa chính trị thú vị nhất mà S-400 cung cấp” – ông Thomas Karako, Giám đốc dự án phòng thủ tên lửa, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.
Các khẩu đội S-400 tham gia huấn luyện chiến thuật nhằm đối phó các cuộc tấn công từ các nhóm trinh sát tiềm năng. Ảnh: GETTY
Tuy nhiên, ông Karako nhấn mạnh rằng mặc dù cơn khát vũ khí Nga ngày càng lan rộng, song S-400 vẫn chưa chứng tỏ khả năng chiến đấu, không giống như hệ thống Patriot của Mỹ.
Video đang HOT
“Nga dường như đang sử dụng doanh số bán hệ thống phòng không trong khuôn khổ kinh tế chính trị nhiều hơn. Trong một số trường hợp, việc mua S-400 giống như những gì mà người La Mã cổ đại gọi là cống nạp” – ông Karako nhận xét.
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mua S-400 với Nga. Trung Quốc – nước đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Mỹ – đang nhận những hàng cuối cùng của S-400.
Ấn Độ, nước mua vũ khí hàng đầu của Nga, ký hợp đồng mua S-400 tháng trước. Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của NATO, dự kiến sẽ nhận được S-400 trong năm tới và dự kiến hệ thống này vào hoạt động trong năm 2020.
Các nước mua vũ khí của Nga có thể bị trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) mà Tổng thống Donald Trump ký tháng 8-2014. Hồi tháng 9, Mỹ đã áp trừng phạt với Trung Quốc vì mua chiến đấu cơ và tên lửa của Nga.
Theo Thái Lan
Pháp luật TP HCM
Điểm mặt dàn vũ khí Nga khiến TQ "thèm muốn" ở triển lãm hàng không
Là đối tác xuất khẩu vũ khí chính sang Trung Quốc, Nga năm nay đã đem hơn 100 khí tài quân sự đến triển lãm hàng không Zhuhai.
S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Nga đang xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), được tổ chức hai năm một lần, triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) là cơ hội để Trung Quốc phô trương tiềm lực ngành công nghiệp quốc phòng.
Nga coi triển lãm là cơ hội tăng cường xuất khẩu vũ khí nên đã đem đến hơn 100 trang thiết bị quân sự trong sự kiện kéo dài từ ngày 6-11.11.
Máy bay chiến đấu
Sukhoi Su-35
Trung Quốc ký thỏa thuận 2,5 tỷ USD để mua 24 chiến đấu cơ Su-35 vào cuối năm 2015. Đây là đối tác nước ngoài đầu tiên đặt mua loại máy bay này.
Nga đã bàn giao cho Trung Quốc ít nhất 14 chiếc Su-35 và sẽ giao nốt vào năm 2020. Indonesia cũng đặt mua 11 chiếc hồi đầu năm nay.
Su-35 được coi là chiến đấu cơ thế hệ 4 mạnh nhất mà Nga xuất khẩu ra nước ngoài. Máy bay trang bị hai động cơ AL-41-1S với khả năng vận hành linh hoạt ở tốc độ thấp. Radar Su-35 có thể theo dõi tới 30 mục tiêu đồng thời.
Máy bay tiếp nhiên liệu Ilyushin Il-78MK-90A
Ilyushin Il-78MK-90A với khả năng mang 52 tấn hàng hóa, tầm bay 5.000km.
Đây là mẫu máy bay tiếp nhiên liệu dựa trên chiếc vận tải cơ IL-76. Phiên bản mới nhất Il-78MK-90A mới cất cánh lần đầu tiên hồi năm nay.
Mẫu máy bay 4 động cơ này mang theo được 52 tấn hàng hóa với tầm hoạt động tối đa 5.000km. Trung Quốc đang thiếu rất nhiều máy bay tiếp nhiên liệu.
Bắc Kinh đã đặt mua 8 chiếc Il-78 để thay thế những chiếc H6-U phát triển từ những năm 1990, dựa trên nguyên mẫu Tu-16 từ những năm 1950 của Liên Xô.
Vận tải cơ Ilyushin Il-76MD-90A
Không quân Trung Quốc cũng rất cần một lượng lớn máy bay vận tải. Bắc Kinh đã mua hàng chục chiếc Il-76 trong những năm qua và phát triển mẫu vận tải cơ nội địa Xian Y-20.
Nhưng Y-20 phụ thuộc vào động cơ tuốc bin phản lực D-30 do Nga sản xuất, nên Trung Quốc sẽ bị hạn chế khi chế tạo Y-20.
Trực thăng chiến đấu-vận tải Mil Mi-171Sh
Mi-171Sh được giới thiệu năm 2002 và được bán cho một vài quốc gia, bao gồm cả thành viên NATO như Croatia và CH Czech.
Trực thăng có thể được vũ trang để trấn áp các cuộc xung đột quy mô địa phương, với kho vũ khí bao gồm tên lửa dẫn đường Shturm-V, tên lửa S-8, pháo GSh-23L 23mm và nhiều loại súng máy.
Hàng trăm chiếc Mi-171 đang được Trung Quốc sử dụng.
Hàng trăm chiếc Mi-171 đang được Trung Quốc sử dụng, bao gồm cả mục đích quân sự và dân sự.
Tên lửa
Hệ thống phòng không S-400 Triumph
S-400 là mẫu tên lửa phòng không tốt nhất của Nga hiện nay, với khả năng phát hiện tiêm kích tàng như F-35 Lightning của Mỹ và có thể chống lại thiết bị gây nhiễu điện tử.
Nga đã bắt đầu bán S-400 cho các đối tác nước ngoài, bất chấp những lo ngại từ Mỹ. Một hệ thống S-400 có thể điều khiển 72 ống phóng và 384 tên lửa.
Tên lửa có tầm bắn 40-400km, có thể đánh trúng mục tiêu với tốc độ 4.800 mét/giây, tầm cao 10m-30km.
Trung Quốc là đối tác đầu tiên mua S-400, với 6 tổ hợp được đặt hàng năm 2015. Nga đã bàn giao tổ hợp đầu tiên hồi đầu năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm đến S-400. Ở Trung Đông, Ả Rập Saudi và Qatar cũng đang tính mua.
Tên lửa phòng không Tor-M2KM
Bên cạnh S-400, nhà sản xuất Almaz-Antey cũng quảng bá mẫu tên lửa phòng không Tor-M2KM. Đây là hệ thống tạo lá chắn tên lửa tầm thấp và tầm trung.
Trung Quốc sở hữu nhiều tổ hợp Tor-M1 nhưng phiên bản Tor-M2KM hiện đại hơn nhiều, với khả năng trang bị trên xe tải, mái nhà, tàu chiến hoặc bất cứ bề mặt phẳng nào có kích thước 2,5x7,1 mét.
Tổ hợp phòng không Tor-M2 gắn trên xe bánh xích.
Với tầm bắn 15km, hệ thống có thể theo dõi 20 mục tiêu đồng thời.
Hệ thống Tên lửa chống hạm Uran-E và Bal-E
Uran-E là hệ thống tên lửa chống hạm lắp đặt trên tàu chiến, trong khi Bal-E là phiên bản phòng thủ ven bờ.
Cả hai đều sử dụng tên lửa hành trình cận âm Kh-35E, đủ sức đánh chìm bất cứ tàu chiến 5.000 tấn nào trong một phát bắn. Kh-35E có tầm bắn 130km và đạt tốc độ tối đa 987 km/giờ.
Uran-E và Bal-E "bán chạy như tôm tươi", với các đối tác chính bao gồm Việt Nam và Ấn Độ.
Động cơ
Động cơ tuốc bin phản lực AL-41F-1S
AL-41F-1S là mẫu động cơ do Saturn sản xuất, sử dụng trên chiếc Su-35. Trung Quốc đã đặt mua hàng loạt động cơ này và các thành phần phục vụ cho Su-35.
Đây là phiên bản nâng cấp của động cơ Al-31F, vốn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc cho tiêm kích hạm Shenyang J-15 hay Chengdu J-10.
Trung Quốc có thể lắp động cơ AL-41F-1S cho chiến đấu cơ tàng hình J-20 và từ đó có thể sản xuất hàng loạt động cơ nội địa với tính năng tương đương.
Động cơ trực thăng VK-2500M
Động cơ VK-2500M phù hợp cho trực thăng cỡ trung, trọng lượng cất cánh từ 8-15 tấn.
VK-2500M là mẫu động cơ mới nhất và mạnh nhất dùng cho trực thăng. Động cơ này phù hợp với các trực thăng cỡ trung, trọng lượng cất cánh từ 8-15 tấn.
Phiên bản VK-2500 cũ hơn được sử dụng rộng rãi trên các trực thăng Mil Mi-35M, Mi-28N và Kamov Ka-52, cũng như mẫu Z-10 của Trung Quốc.
Radar và thiết bị điện tử
Radar Zhuk-AME FGA50 AESA
Đây là mẫu radar đa tầng, đa mục đích được chế tạo cho các chiến đấu cơ MIG và Sukhoi. Trung Quốc có thể mua radar này phục vụ chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 mà nước này đã mua từ Nga.
Radar giúp phát hiện mục tiêu cách xa 160km, đồng thời tấn công mục tiêu dưới đất và trên không. Mẫu radar này có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không.
Theo Danviet
Nga ấn định thời gian vận chuyển Su-35 và S-400 đến Trung Quốc Theo hợp đồng đã ký kết giữa Nga và Trung Quốc, từ nay đến năm 2020 Nga sẽ hoàn thành chuyển giao siêu tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc. Sputnik dẫn lời ông Viktor Kladov, đại diện công ty Rostec của Nga tại triển lãm hàng không Zhuhai (Châu Hải), Trung Quốc, cho biết Nga và Trung...