Rút ruột thiên nhiên
Không phải bắt cóc đòi tiền chuộc, buôn người và buôn bán ma túy, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên giờ mới là bầu sữa chính nuôi các băng đảng tội phạm, các nhóm nổi dậy và quân khủng bố.
Đây là đánh giá trong báo cáo mang tên The World Atlas of Illicit Flows (tạm dịch Các luồng tiền bất hợp pháp trên thế giới) của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cùng 2 tổ chức phi chính phủ là Trung tâm phân tích rủi ro toàn cầu Na Uy (Rhipto) và Sáng kiến toàn cầu chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (GITOC) phối hợp thực hiện. Theo đó, “tội hình sự môi trường” – khái niệm tội phạm mới – với các hoạt động khai thác trái phép dầu, quặng, vàng… chiếm 38% luồng tiền bất hợp pháp; buôn bán ma túy là 28%; các khoản thuế phi pháp, cướp bóc là 26%; bắt cóc đòi tiền chuộc là 3%… Có hơn 1.000 tuyến đường phục vụ cho các hoạt động buôn lậu tài nguyên.
Thống kê cho hay 96% số tiền phi pháp chảy vào túi của các nhóm tội phạm có tổ chức, các nhóm nổi dậy và quân khủng bố. Năm 2017, khoảng 40.000 thành viên của Taliban được nhận khoản tiền từ 75-95 triệu USD/tháng từ nguồn thuế phi pháp từ hoạt động buôn bán thuốc phiện, sản phẩm nông nghiệp. Giữa năm 2017, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiếm được khoảng 10 triệu USD/tháng. Nhóm Al-Shabaab có khoảng 20 triệu USD/tháng và một nửa trong số đó đến từ buôn bán than củi trái phép… Ước tính, số tiền phi pháp mà 7 nhóm cực đoan, nổi dậy và khủng bố lớn trên thế giới kiếm được trong 1 năm vào khoảng 1-1,39 tỷ USD.
Tổng thư ký Interpol Jurgen Stock cảnh báo lượng tiền phi pháp đến từ khai thác tài nguyên thiên nhiên là vấn đề báo động, các mạng lưới tội phạm đang làm xói mòn quy định của pháp luật. Tính nguy cấp mà Tổng thư ký Interopol đề cập có thể được minh chứng bằng những nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ). Từ năm 2000-2017, HĐBA LHQ ra 1.113 nghị quyết, trong đó 35% đề cập đến các hình thức tội phạm. 5 năm gần đây, hơn 60% nghị quyết của HĐBA LHQ đưa ra mỗi năm đều liên quan đến các luồng tiền và thị trường phi pháp. Giám đốc GITOC Mark Shaw nhấn mạnh tội phạm gia tăng đang phá hoại hòa bình, an ninh và phát triển. Nó đã trở thành hiện tượng toàn cầu, “góp sức” vào các cuộc xung đột từ châu Phi, đến Trung Đông và châu Phi và có mối liên hệ rõ ràng với chủ nghĩa khủng bố.
Vậy phải làm gì để chống lại hiện tượng toàn cầu này?
Người đứng đầu Rhipto Christian Nellemann nhấn mạnh đến việc các tổ chức tội phạm, trong đó không ít nhóm có quan hệ mật thiết với giới tinh hoa chính trị, được hưởng lợi từ các cuộc xung đột kéo dài bởi đó là môi trường tốt để các nhóm tội phạm đảm bảo được sự kiểm soát đối với tài nguyên thiên nhiên và các tuyến đường thương mại bất hợp pháp. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà sự quản lý của nhà nước lỏng lẻo, bất ổn thì đấy là những mảnh đất màu mỡ cho các băng đảng, nhóm khủng bố làm ăn. Vì vậy, theo ông Nellemann, tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để loại bỏ đất sống cho tội phạm. Còn theo ông Shaw, các quốc gia cần phải tăng cường hành động, chia sẻ thông tin, phân tích để ngăn chặn, phá vỡ các nhóm vũ trang bạo lực cũng như các tổ chức tội phạm. Chỉ như vậy mới có thể chặn đứng được những kẻ rút ruột thiên nhiên.
MINH CHÂU
Theo sggp.org.vn
10 băng đảng xã hội đen khét tiếng nhất thế giới, ở Việt Nam một băng đảng đã từng nắm Sài Gòn, Chợ Lớn
Những băng đảng tội phạm này khét tiếng khắp thế giới vì các thủ đoạn thanh trừng tàn độc cùng các hành động phạm pháp.
1. Cosa Nostra - Italia
Cosa Nostra là tổ chức tội phạm được thành lập vào nửa sau thế kỷ 19 tại Italia và nhanh chóng trở thành một tổ chức tội phạm nguy hiểm khét tiếng thế giới sau khi mở rộng địa bàn hoạt động sang tận Mỹ. Hoạt động của tổ chức này bao gồm bảo kê, buôn bán vũ khí, thuốc cấm. Số thành viên tham gia băng đảng này lên tới 3.500 đến 4.000 tên. Trong lễ kết nạp, thành viên mới phải hạ một ai đó để tỏ lòng trung thành. Các thành viên của Cosa Nostra đều phải tuân theo quy tắc im lặng.
2. Crips- băng đảng người Mỹ gốc Phi
Video đang HOT
Crips là một băng nhóm người Mỹ gốc Phi. Băng đảng này được thành lập tại Los Angeles, California năm 1969, do 2 tên Raymond Washington và Stanley Williams cầm đầu. Băng Crips là một trong những tổ chức tội phạm đường phố lớn và nguy hiểm nhất ở Mỹ với tổng số 30.000 đến 35.000 thành viên. Tổ chức này thường tiến hành các vụ cướp, buôn bán thuốc cấm trái phép và các hoạt động tội phạm khác. Đặc trưng của Crips là các thành viên thường mặc đồ màu xanh nước biển. Băng đảng này có mâu thuẫn sâu sắc với nhóm Bloods. Crips còn có thành viên ở các quốc gia khác trên toàn thế giới.
3. MS13 - Mỹ
Băng Mara Salvatrucha, viết tắt thành MS-13, được thành lập năm 1980 và nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động từ Los Angeles tới các quốc gia Trung Mỹ. Không chỉ khét tiếng với văn hóa xăm mình, MS-13 còn được biết đến với các hoạt động buôn bán thuốc cấm, buôn người và vận chuyển người bất hợp pháp vào Mỹ. MS-13 là băng đảng nguy hiểm khiến FBI lo ngại nhất ở Mỹ.
4. Yakuza - Nhật Bản
Yakuza là một băng đảng xã hội đen mang tính chủ nghĩa dân tộc, rất có thế lực tại Nhật Bản. Thành viên của Yakuza ở mọi tầng lớp xã hội, từ những tên du côn liều lĩnh đến những giám đốc của những tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật Bản. Trong thế kỷ 19 và 20, Yakuza trở thành một lực lượng tay sai của các phe phái chính trị, khiến cho những ông trùm Yakuza trở nên quyền lực, trong đó phải kể đến ông trùm Inagawa. Yakuza có nhiều điều lệ chặt chẽ, trong đó đáng lưu tâm nhất là điều lệ bắt các thành viên hoàn toàn phục tùng cấp trên, cũng như điều lệ về việc cả băng đảng sẽ bảo vệ thành viên của mình nếu xảy ra việc gì ngoài xã hội.
5. Bratva - Nga
Bratva là một tổ chức xã hội đen khét tiếng của Nga, thường được biết đến dưới cái tên tiếng Anh là "Brotherhood" - Hội anh em. Tiền thân của Bratva xuất hiện từ thời Nga hoàng, trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, Bratva đã có cơ hội nhóm họp các băng nhóm riêng rẽ lại thành một tổ chức lớn mạnh, góp phần che giấu và giúp đỡ hồng quân Liên Xô. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Bratva được coi như là "nắm tay sắt" của chính phủ để kiểm soát dân sự, nhưng với sự tan rã của Liên Xô, Bratva chính thức mất kiểm soát và đi vào con đường xã hội đen. Ước tính, Bratva quy tụ hơn 6000 nhóm nhỏ hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Nga, Đông Âu; một số chân rết đã lan sang cả Tây Âu, Mỹ và Trung Quốc.
6. Wah Ching- Người Trung Quốc ở Mỹ
Wah Ching là băng nhóm đường phố Trung Quốc được thành lập ở Phố Tàu, San Francisco vào những năm 1960. Thành viên của băng nhóm này là những thanh niên Hong Kong di cư sang Mỹ nên lấy tên là Wh Ching. Từ một băng nhóm đường phố, Wah Ching đã phát triển thành một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Tổ chức tội phạm Wah Ching cũng có mối liên hệ đặc biệt với băng Sun Yee On và Hội Tam Hoàng ở Hong Kong. Hiện tại, số thành viên của Wah Ching ước tính lên tới 3,000 người.
7. Los Zetas- Mexico
Los Zetas, hay còn gọi là "huyền thoại đen", là một tổ chức tội phạm ở Mexico chuyên buôn lậu thuốc cấm đường dài, chủ yếu nhắm vào thị trường Mỹ và gần đây lấn sang thị trường Ý với sự giúp sức của một tổ chức mafia Ý. Tổ chức này còn liên quan tới các hoạt động buôn lậu vũ khí. Với số thành viên tham gia quá lớn, "huyền thoại đen" đã dẫn tới nhiều vấn đề về chính trị tại đất nước Trung Mỹ này. Xét về khía cạnh nào đó, băng đảng Los Zetas thật sự có ảnh hưởng về chính trị tại 11 bang của Mexico.
8. Latin Kings- băng nhóm gốc Tây Ban Nha ở Mỹ
Được thành lập tại Chicago vào những năm 1940, băng Latin Kings có liên kết chặt chẽ, thậm chí còn có tôn giáo riêng được gọi là "Kingism". Latin Kings được đánh giá là băng nhóm tội phạm đường phố gốc Tây Ban Nha lớn nhất ở Mỹ với khoảng 18.000 thành viên. Đặc biệt, Latin Kings còn kết nạp cả thành viên nữ thành một nhánh nữa với tên gọi Latin Queens.
9. Aryan Brotherhood (AB) - Mỹ
Băng đảng này được thành lập bởi những tên xã hội đen nguy hiểm nhất, bị giam trong tù với mức án chung thân hoặc tử hình. AB đã trở thành cái tên kinh hoàng ở mọi nhà tù tại Mỹ, quy tụ 20.000 thành viên cộm cán cả trong các nhà tù lẫn những tên đã mãn hạn tù. AB tạo lập đường dây bảo kê và cung cấp mọi thứ mà những tội phạm trong tù yêu cầu, miễn là trả đầy đủ tiền cho chúng. Điều kiện để được gia nhập AB đó là phải hạ 1 người trong nhà tù mà chúng yêu cầu.
10. Hội Tam Hoàng - Hong Kong
Hội Tam Hoàng bắt nguồn từ các cao tăng Thiếu Lâm Tự chịu ơn của hoàng tộc, có ý định "phản Thanh phục Minh", tương tự Thiên Địa Hội. Hội Tam Hoàng sau đó dần mất kiểm soát, rơi vào tay nhiều phe cánh chính trị và dần dạt sang Hong Kong. Tại đây, Hội Tam Hoàng trở thành băng đảng xã hội đen khét tiếng nhất. Hội Tam Hoàng tập hợp nhiều băng nhóm nhỏ, hoạt động ở đủ mọi lĩnh vực phi pháp: buôn bán thuốc cấm, cờ bạc, bảo kê, cho vay nặng lãi.
Hội Tam Hoàng từng phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam kỳ, nơi đón nhận khá nhiều Hoa kiều từ tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến sang Việt Nam mua lúa gạo cách nay hơn một thế kỷ, và tồn tại đến năm 1975.
Hội Tam Hoàng xưa kia theo chân những người Hoa phản Thanh phục Minh du nhập vào Việt Nam. Khi triều đại phong kiến Mãn Thanh sụp đổ, mục tiêu của Hội Tam Hoàng, hay Thiên Địa hội ở ở Trung Quốc thay đổi từ chính trị sang hoạt động xã hội đen. Còn ở Việt Nam, các bang hội này đã biến chất từ lâu.
Theo một số tài liệu, cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20, Thiên Địa hội phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam kỳ, nơi đón nhận khá nhiều Hoa kiều từ tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến sang mua lúa gạo, được thực dân Pháp gián tiếp nâng đỡ và khuyến khích: người Hoa kiều đem tiền về xứ, thăm quê quán dễ dàng, các bang mang tính chất tự trị, trong phạm vi nhỏ. Một số Hoa kiều đã tổ chức Thiên Địa hội để giữ độc quyền thương mại trong địa bàn nhất định, để lợi dụng thực dân Pháp.
Nam Kỳ trong những năm 1920 và 1930 mang đặc trưng của một thế giới tội phạm ngầm có căn cứ ở vùng đầm lầy phía đông nam Chợ Lớn. Khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ đạo tặc cướp tài sản và ám sát.
Nơi trú ẩn của những đối tượng này là vùng Rừng Sát mà từ đó chúng triển khai các phi vụ. Các băng nhóm và gia đình tội phạm thống trị tuyệt đối khu vực này, và kết nối với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, lập hội và thực hiện các hoạt động chống Pháp cùng hội Tam Hoàng Trung Quốc và các hội kín khác ở Việt Nam.
Hội Tam Hoàng hoạt động mạnh ở những thành phố có đông cộng đồng người Hoa. Khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nhiều doanh nghiệp và gia đình giàu có ở Sài Gòn (đặc biệt ở khu người Hoa), chịu sự giám hộ và kiểm soát của nhiều băng nhóm khác nhau. Những người không trả tiền bảo kê sẽ bị hội Tam Hoàng trả thù bằng nhiều hình thức, từ tấn công, bắt cóc đòi tiền chuộc, phá hoại tài sản, cướp.
Trong những năm 1950-1960, Chợ Lớn xuất hiện nhiều ông "vua không ngai" người Hoa, như "vua hàng phế liệu chiến tranh", "vua lúa gạo", "vua sắt thép", "vua xuất nhập khẩu"..., đều có quan hệ chặt chẽ với Tam Hoàng. Trong số đó có "vua bột ngọt" Trần T. là một thủ lĩnh cao cấp của Tam Hoàng.
Những ông vua này thao túng giá cả, chèn ép dân thường một thời gian dài, khiến "tướng râu kẽm" Nguyễn Cao Kỳ quyết định xử bắn Tạ Vinh, một trong những "vua không ngai" ngành lúa gạo ở Chợ Lớn. Các thành viên hội Tam Hoàng khi đó ráo riết tìm mọi cách để cứu hoặc giảm án cho Tạ Vinh, nhưng không có kết quả.
Ngô Đình Diệm sau khi được đưa lên nắm quyền ở miền Nam đã ra lệnh cho quân đội xóa sổ, tước vũ khí các nhóm tội phạm có tổ chức ở vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa - Vũng Tàu, và các thành phố như Mỹ Tho và Cần Thơ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngô Đình Diệm cũng cho truy quyét các nhà thổ, tiệm mát-xa, sòng bạc và ổ đánh bạc, ổ thuốc phiện và câu lạc bộ đêm vì đây đều là những cơ sở của các nhóm thuộc hội Tam Hoàng.
Thấy rằng thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều, giới chức tìm cách hỗ trợ doanh nhân địa phương bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 ở miền Nam được ban hành năm 1956 để cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn... Những người Hoa cũng sẽ bị trục xuất nếu họ không chịu nhập quốc tịch Việt. Tính đến năm 1961 thì trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.
Ở miền Bắc, từ sau khi giành độc lập (năm 1945), hoạt động truy quét tội phạm còn quyết liệt hơn. Nhiều nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có Tam Hoàng, bị bắt giam, những cơ sở kinh doanh và tài sản của các nhóm này cũng bị tịch thu và sung công.
Sau năm 1975, nhiều người Hoa, trong đó có các thành viên hội Tam Hoàng trở về Trung Quốc đại lục hoặc Hong Kong, Đài Loan rồi đến các quốc gia khác. Tam Hoàng ở Việt Nam dần tan, theo thời gian chỉ còn là một mảnh ký ức.
Theo searchtotal
Băng đảng người TQ ráo riết săn bào ngư, "hút cạn" vùng biển Nam Phi Các tội phạm Trung Quốc sử dụng ma túy đá làm phần thưởng cho những kẻ sống ngoài vòng pháp luật ở Nam Phi, để chúng lặn xuống biển thu thập bào ngư. Một túi bào ngư khô có nguồn gốc từ Nam Phi. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nhu cầu về bào ngư ở Trung Quốc đã tăng...