Rút một vị trí, Chính phủ còn 4 Phó Thủ tướng được giới thiệu tái cử
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội kiện toàn 50 chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước, giảm một vị trí so với thông lệ, ở khối Chính phủ.
Chiều 17/7/2021, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tại họp báo, giới thiệu nội dung dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nêu, về thời gian, Quốc hội họp phiên trù bị vào chiều 19/7, khai mạc sáng 20/7 và sẽ kết thúc vào ngày 31/7. Quốc hội có 11,5 ngày làm việc, trong đó, thời gian cho công tác nhân sự chiếm 3 ngày, thời gian dành cho việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác là 8,5 ngày.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo trước kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Vì sao kỳ họp này không thể thực hiện trực tuyến?
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, Quốc hội đã chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho kỳ họp.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh bối cảnh kỳ họp thứ nhất diễn ra khi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát thứ 4 đang diễn ra phức tạp trên nhiều địa bàn khắp cả nước, đặc biệt tại TPCHM và một số tỉnh phía Nam, số ca mắc tăng rất cao hàng ngày. Ông Cường khái quát, dù nhiều địa phương trong cả nước phải đang tập trung chống dịch nhưng theo quy định của Hiến pháp, chậm nhất 60 ngày sau bầu cử, Quốc hội phải tiến hành họp kỳ họp thứ nhất nên UB Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định triệu tập kỳ họp từ 20/7.
Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội phải tập trung làm công tác nhân sự, ông Cường lý giải, nội dung này không thể họp trực tuyến vì có hoạt động bỏ phiếu kín. Vậy nên cơ quan tổ chức cũng đã cố gắng để tổ chức kỳ họp nhanh, gọn, hiệu quả. Cụ thể, UB Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sắp xếp lịch để có thể giảm bớt 5 ngày làm việc (theo dự kiến ban đầu, kỳ họp thứ nhất kéo dài đến 5/8, nay đã được thu gọn lại, kết thúc vào 31/7).
“Cuộc bầu cử có tới gần 70 triệu cử tri đi bỏ phiếu cuối tháng 5 vừa qua cả nước còn tổ chức được thành công thì không có lý gì kỳ họp Quốc hội với chỉ 499 đại biểu không thể tổ chức thành công” – Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Tại kỳ họp, theo ông Vũ Minh Tuấn, Quốc hội nghe báo cáo tổng kết cuộc bầu cử vừa qua, nghe báo cáo xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.
Công tác nhân sự, quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UB Thường vụ Quốc hội, bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các UB của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quốc hội cũng bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.
Video đang HOT
Theo quy định, ngay sau khi được bầu, các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội còn tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ (sau khi được bầu).
Tổng Thư ký Bùi Văn Cường thông tin, trong cơ cấu Chính phủ kỳ này sẽ rút bớt vị trí một Phó Thủ tướng.
Vấn đề đặt ra trong nội dung công tác nhân sự, theo cơ cấu hiện tại, số lượng các cơ cấu lãnh đạo nhà nước gồm 51 vị trí. Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương 3 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chỉ giới thiệu 50 vị trí.
Trao đổi về việc này, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, kỳ họp này, Quốc hội tiến hành kiện toàn tất cả các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật, cụ thể là 50 vị trí.
Khối Quốc hội, Quốc hội kiện toàn toàn bộ các chức danh lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, của UB Thường vụ Quốc hội.
Khối cơ quan Chính phủ, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường cho biết: “Trước đây, theo thông lệ, Chính phủ có 5 Phó Thủ tướng nhưng kỳ họp này, Quốc hội sẽ chỉ kiện toàn 4 vị trí, đều là các Phó Thủ tướng tái cử. Theo đó, một vị trí chức danh lãnh đạo nhà nước được rút đợt này chính là một Phó Thủ tướng Chính phủ”.
Bộ máy Chính phủ sẽ kiện toàn 27 chức danh
Trình bày thêm về việc thực hiện quy trình công tác nhân sự tại kỳ họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu của UB Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định, theo quy định của luật Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, công tác nhân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Quốc hội phải thực hiện trong kỳ họp đầu nhiệm kỳ, để bắt đầu cho hoạt động của cả khóa.
Bà Nguyễn Thị Thanh giải thích về các chức danh được kiện toàn trong kỳ họp lần này.
Về các chức danh được kiện toàn trong kỳ họp lần này, bà Thanh giải thích, sau Đại hội XIII của Đảng, để đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, liên thông về công tác cán bộ, tại kỳ họp 11 khóa XIV, Quốc hội đã kiện toàn một bước công tác nhân sự. Do cách thức tổ chức, các cơ quan nhà nước hoạt động theo nhiệm kỳ nên đến kỳ họp thứ nhất đầu nhiệm kỳ mới, Quốc hội khóa XV, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước cần thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Hiến pháp, pháp luật.
“Các nhân sự được kiện toàn lần này không thay đổi so với kỳ họp 11 của Quốc hội khóa XIV thì đây vẫn là việc phải làm theo quy định. Việc thực hiện quy trình bầu, phê chuẩn, thực hiện tuyên thệ với các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại Quốc hội kỳ này sẽ càng thể hiện trách nhiệm của các chức danh trước Quốc hội và cử tri, nhân dân cả nước” – bà Thanh phát biểu.
Cũng theo Trưởng Ban Công tác đại biểu, các chức danh được kiện toàn kỳ này đã được báo cáo Bộ Chính trị, ban chấp hành Trung ương, liên quan đến cơ cấu tổ chức của các khối cơ quan. Với khối Chính phủ, bà Thanh cho biết, Bộ máy Chính phủ kỳ này sẽ kiện toàn 27 chức danh, gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
“Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ đã được xem xét cụ thể cẩn thận trên cơ sở cân nhắc tổng thể về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về cơ cấu Chính phủ, trước mắt có 4 Phó Thủ tướng” – Trưởng Ban Công tác đại biểu thông tin.
Bà Nguyễn Thị Thanh cũng nói thêm, trước đây, Chính phủ có một Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Đến nay, vị trí này được tách ra, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh không còn kiêm nhiệm chức danh Bộ trưởng Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn đã được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa trước. Theo đó, cơ cấu Chính phủ kỳ này sẽ được kiện toàn theo hướng này.
Viện trưởng VKS cũng phải "kiêng nể" địa phương, đừng nói kiểm sát viên!
"Án hành chính ở tỉnh mang ra xử, kiểm sát viên phát biểu về Chủ tịch tỉnh mà mạnh quá thì sau khó xin đất, trụ sở. Đến Viện trưởng VKS nhiều khi cũng phải "kiêng nể", đừng nói kiểm sát viên"...
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí bộc bạch là "cần nói thẳng thắn như vậy" tại phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội đánh giá nhiệm kỳ công tác khóa XIV (2016 - 2021) của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao diễn ra hôm nay, 12/1/2021.
Tại cuộc làm việc, vấn đề nhận nhiều quan tâm là về chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa.
UB Thường vụ Quốc hội thảo luận, đánh giá nhiệm kỳ công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao trong phiên họp thứ 52.
E ngại, nể nang lãnh đạo địa phương
Báo cáo của TAND tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định, trong nhiệm kỳ vừa qua, TAND tối cao tổ chức xét xử theo đúng tinh thần cải cách tư pháp với việc thực hiện ngày càng đầy đủ nguyên tắc tranh tụng. Các phiên tòa đã thực hiện nghiêm chỉ thị của Chánh án TAND tối cao về việc không hạn chế thời gian tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.
Trong khi đó, báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao khẳng định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, VKSND tối cao đã thực hiện nhiều biện pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa. Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa từng bước được nâng lên.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng nhận định, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Bên cạnh đó, trách nhiệm công tố của kiểm sát viên tại các phiên tòa được nâng lên. Nhiều kiểm sát viên đã chủ động tham gia xét hỏi, tranh tụng để làm rõ nội dung vụ án, đặc biệt là tại nhiều phiên tòa xét xử các vụ án lớn được cử tri ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, ở mặt khác, Chủ nhiệm UB Tư pháp chỉ ra vấn đề, chất lượng thực hành quyền công tố trong một số vụ án chưa đáp ứng yêu cầu, còn để xảy ra các trường hợp bị truy tố oan; truy tố sai tội danh, sai khung hình phạt; VKSND phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
"Chất lượng tranh tụng của một số kiểm sát viên tại phiên tòa còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động tranh luận, đối đáp, đi đến cùng các ý kiến của người bào chữa nên chưa thuyết phục. Một số kháng nghị thiếu căn cứ, sau đó VKSND cấp trên phải rút kháng nghị của VKSND cấp dưới", bà Nga nêu rõ.
Bên cạnh đó, bà Nga đánh giá, một số kiểm sát viên còn có sự e ngại, nể nang nhất định đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong một số vụ án hành chính khi thực hiện chức năng kiểm sát xét xử và kiểm sát thi hành án hành chính.
Kiểm sát viên phát biểu mạnh, sau khó xin đất, trụ sở!
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí phát biểu tại phiên họp.
Nêu ý kiến thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị lãnh đạo TAND và VKSND bổ sung thêm nội dung báo cáo, làm rõ hơn về tranh tụng tại các phiên tòa, vì cho rằng đây là một trong những nội dung đổi mới trọng tâm của công tác tư pháp trong nhiệm kỳ vừa qua.
Trao đổi lại, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, cải cách tư pháp là một nhiệm vụ được đặc biệt chú trọng, trong đó có chủ trương đẩy mạnh tranh tụng tại tòa. "Tranh tụng là con đường đi đến công lý, chúng tôi xác định như vậy", ông Bình nói.
Tuy vậy, theo Chánh án TAND tối cao, chủ thể tranh tụng tại các phiên tòa không phải là tòa án mà là Viện kiểm sát và luật sư, bên buộc tội và gỡ tội. Tòa án chỉ là cơ quan tạo điều kiện tối đa cho tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng này để tuyên án.
Thông tin về ngành mình, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí khẳng định, đối với các vụ án hình sự, đặc biệt là ở cấp Trung ương, công tố viên hiện có nhiều tiến bộ, chuyện tranh tụng tại tòa không phải băn khoăn. Tuy nhiên, ông Trí thừa nhận, ở cấp huyện, tỉnh, hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên trong các phiên tòa dân sự và hành chính thì vẫn còn vấn đề.
"Một kiểm sát viên công tác ở VKSND cấp huyện, tỉnh ra tòa mà phát biểu mạnh về ông Chủ tịch tỉnh thì chắc sau khó xin đất, xin trụ sở được. Tất nhiên, xin đất, xin trụ sở là công việc thôi nhưng không có mối quan hệ tốt thì khó lắm. Kiểm sát viên muốn nói mạnh mà ông viện trưởng bảo "nói vừa vừa thôi" thì kiểm sát viên cũng không dám nói. Phải nói thật như vậy. Viện trưởng VKSND tối cao cũng phải dùng cách thuyết phục là nhiều chứ có phải lúc nào cũng nói thẳng ra được đâu. Ngay cả Viện trưởng cũng có lúc phải kiêng nể chứ một cán bộ bình thường mà đòi hỏi không kiêng nể gì hết thì rất khó. Tất nhiên, kiêng nể cũng phải có nguyên tắc", ông Trí phân trần.
Viện trưởng VKSND tối cao chia sẻ: "Tính tôi bộc trực nên nói thẳng, có phê bình, có tiếp thu, nên tôi nói rằng, trong hệ thống chúng ta tính "cả nể" còn lớn chứ không phải riêng ở lĩnh vực tư pháp", ông Trí nói thêm.
Tạm giữ, phong tỏa triệt để giúp thu hồi 80.000 tỷ đồng tiền tham nhũng Báo cáo về việc xử lý án tham nhũng trong nhiệm kỳ, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định quan điểm nghiêm khắc người chủ mưu, triệt để áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản... Thẩm phán tham gia cấp ủy nhiều nhất trong nhiều nhiệm kỳ Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, ngành...