“Rút kinh nghiệm” vụ cầu 32 tỷ đồng đội giá lên hơn 100 tỷ đồng
Cây cầu Lợi Nông thuộc địa phận P. An Đông (TP Huế) được duyệt kinh phí đầu tư xây dựng 32 tỷ đồng nhưng xây xong vẫn chưa thể đưa vào sử dụng do không có đường dẫn.
Cây cầu dang dở trong thời gian dài khiến nhiều người dân bức xúc.
Mới đây, cây cầu này được điều chỉnh tăng mức đầu tư lên trên… 100 tỷ đồng!
Việc thiết kế chưa phù hợp khiến cầu xây xong vẫn chưa thể sử dụng.
Dân bức xúc
Video đang HOT
Cầu Lợi Nông bắc qua sông Lợi Nông được khởi công năm 2018 với tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng (trong đó, kinh phí GPMB khoảng 6 tỷ đồng). Chủ đầu tư công trình là Ban Quản lý khu vực Phát triển Đô thị tỉnh TT-Huế, CTCP Cầu 1 Thăng Long và CTCP Quản lý đường bộ & Xây dựng công trình TT-Huế đảm nhiệm thi công. Cầu Lợi Nông được xây bằng bê tông cốt thép, cầu một nhịp dài hơn 40m, bề rộng theo quy hoạch 24m, quy mô mặt cầu rộng, phía trên phẳng, phía dưới khung dầm dạng mái vòm… Có mặt tại đây vào giữa tháng 6-2020; theo ghi nhận của P.V, các hạng mục cơ bản của cây cầu đã hoàn thành. Tuy nhiên, cầu vẫn chưa thể sử dụng bởi chưa có đường dẫn nối hai đầu cầu gây khó khăn trong việc đi lại và khiến người dân bức xúc. Vì vậy, dù có cầu mới nhưng hàng ngày, người dân đành phải lưu thông trên tuyến đường Tôn Quang Phiệt và đành phải đi qua cầu cũ chật hẹp mà tai nạn giao thông luôn rình rập… Chị T.N. (trú P.An Đông, TP Huế) nói: Cây cầu Lợi Nông xây xong đã lâu nhưng vẫn nằm im như vậy vì không có đường dẫn nên không thể lưu thông được. Tôi thấy nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì quá lãng phí tiền của Nhà nước.
Sau nhiều giải pháp được đưa ra với cây cầu Lợi Nông, tại phiên họp bất thường lần thứ 9 HĐND tỉnh TT-Huế khóa VII ngày 5-6, nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư DA cầu bắc qua sông Lợi Nông đã được phê duyệt. Theo báo cáo tại kỳ họp, DA cầu bắc qua sông Lợi Nông được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là 32 tỷ đồng. Hiện nay, công trình đã thi công hoàn thành phần thô hạng mục cầu và hạng mục kè đá với khối lượng đạt 16,34 tỷ đồng từ giữa năm 2019 nhưng không thể thi công hoàn thành toàn bộ DA. Lý do đưa ra là do quá trình thiết kế, lập DA chưa phù hợp thực tế khi kết nối 2 khu đô thị; đồng thời, đường dẫn hai đầu cầu không đồng mức với đường Tôn Quang Phiệt, đường Hải Triều (TP.Huế), ảnh hưởng đến tổ chức giao thông hai đầu cầu.
Cần bám sát tình hình thực tế
Từ tình hình trên, UBND tỉnh TT-Huế đề xuất, cần thiết phải điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh DA phù hợp tình hình thực tế. Việc điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư DA lên là 100,185 tỷ đồng (tăng hơn 68,185 tỷ đồng), trong đó chi phí đền bù GPMB (tăng 24,768 tỷ đồng) và mở rộng mặt cầu hoàn chỉnh 24m theo quy hoạch được duyệt (33,921 tỷ đồng). Qua thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh TT-Huế xét thấy, đây là DA có tính chất quan trọng, cấp thiết, cử tri đã phản ánh nhiều lần. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA, đồng tình với đề xuất điều chỉnh của UBND tỉnh. Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh chỉ ra rằng, trước đây, quá trình thực hiện DA chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến hiệu quả, làm tăng chi phí đền bù; hạng mục cầu hoàn thành nhưng chưa kết nối được với đường khiến mất mỹ quan đô thị khu vực, gây bức xúc cho người dân. Ban đề nghị chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần rút kinh nghiệm; quá trình thiết kế điều chỉnh DA cần khảo sát, bám sát tình hình thực tế, tuân thủ các tiêu chí, chỉ tiêu theo đồ án quy hoạch đã được duyệt. Đồng thời, việc điều chỉnh DA làm tăng tổng mức đầu tư, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, cân đối ngân sách để bố trí vốn, tổ chức phân kỳ đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn; trước mắt cần tập trung ưu tiên công tác GPMB đảm bảo thông tuyến trong năm 2021.
Theo ông Huỳnh Minh Khang – Giám đốc Ban quản lý phát triển đô thị tỉnh TT-Huế, hiện nay cầu Lợi Nông rộng 10m, sắp tới sẽ mở mỗi bên thêm 7 m để cầu rộng 24m như quy hoạch ban đầu. Các hộ dân nằm trong khu vực gần công trình sẽ được giải tỏa để làm đường dẫn. Người dân cũng mong muốn sớm được an cư lạc nghiệp. Dự kiến năm 2022, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Xe máy bật đèn nhận diện, không phải bật đèn chiếu sáng
Tất cả các phương tiện ô tô hay xe máy sản xuất mới sẽ phải có đèn nhận diện, xe máy cũ không phải bật.
Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định xe máy phải bật đèn chiếu sáng gây tranh cãi suốt thời gian qua. Chiều 8/6, Tổng cục Đường bộ VN đã thông tin xung quanh đề xuất này trong dự thảo.
Bà Hoàng Hồng Hạnh, Vụ phó Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, dự thảo sửa đổi Luật giao thông đường bộ đưa ra quy định đèn nhận diện phương tiện xe máy để luật hoá quy định điều 32 của công ước viên Viena.
Sau khi nghiên cứu, tiếp thu để phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đặc biệt là đáp ứng yêu cầu công ước viên, hiện nay dự thảo không quy định cứng tất cả các xe phải bật đèn mà sử dụng đèn nhận diện theo quy định của nhà sản xuất.
"Trong quy định đối với phương tiện khi luật có hiệu lực tất cả các phương tiện ô tô hay xe máy sản xuất mới sẽ phải có đèn nhận diện", bà Hạnh nói.
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc xe máy phải bật đèn nhận diện
Về mặt kỹ thuật, bà Hạnh nói rõ, đèn nhận diện độc lập không phải đèn chiếu sáng. "Trước đây đèn nhận diện có thể kết hợp với đèn chiếu sáng gần như xe Spacy, nhưng nay có thể kết hợp với đèn chiếu sáng hoặc độc lập theo hướng không cần phải có công tắc riêng mà đèn nhận diện tự động bật sáng khi xe nổ máy", bà Hạnh cho biết.
Ông Phạm Minh Tâm, Vụ phó An toàn giao thông cho rằng, tổ chức giao thông nước ta chủ yếu là giao thông hỗn hợp, xe máy là phương tiện yếu thế nên việc quy định phải có đèn nhận diện góp phần giảm tai nạn là cần thiết.
Ông cũng nói rõ, hiện nay các loại xe đa dạng kích thước, cũng như loại hình đèn chiếu sáng. Cục Đăng kiểm đang xây dựng tiêu chuẩn của đèn nhận diện khi sản xuất mới phải đáp ứng tiêu chí dễ nhận biết, chiếu sáng không gây chói mắt.
Ông Tâm cũng nói rõ, việc quy định đèn nhận diện chỉ quy định với những xe sản xuất mới và xe cũ sẽ loại dần.
Ngoài quy định bật đèn nhận diện, Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) cũng đưa ra quy định trẻ em phải ngồi ghế chuyên dụng trên ô tô đang nhận được nhiều ý kiến băn khoăn khi chưa biết ghế chuyên dụng được quy định cụ thể như thế nào.
Về vấn đề này đại diện Tổng cục Đường bộ VN cho biết, dự thảo yêu cầu trẻ em đáp ứng một trong 3 tiêu chí: dưới 13 tuổi, dưới 1,3 m, dưới 30 kg phải ngồi ghế trẻ em.
Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng đối với xe cá nhân, không áp dụng với xe vận tải công cộng, xe khách.
Nếu quy định này được thông qua, khi luật có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ ban hành các tiêu chuẩn ghế ngồi trẻ em. Hiện quy định này vẫn đang được ban soạn thảo nghiên cứu, lấy ý kiến.
Dự kiến cuối năm nay Dự thảo Luật giao thông Đường bộ (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội.
Sau mở rộng, đường cửa ngõ Thủ đô vẫn tắc vì đâu? Gần đây, nhiều người tham gia giao thông ngán ngẩm về tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Trãi sau khi được mở rộng, nâng cấp. Đường Nguyễn Trãi thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm dù mới được đầu tư gần 60 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng (Chụp sáng 25/5) Tìm hiểu của PV, đường Nguyễn Trãi (quận Thanh...