Rút kinh nghiệm việc phân luồng cách ly với trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19

Theo dõi VGT trên

Để đối phó tốt hơn với dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu các bệnh viện khẩn trương nghiên cứu, thiết kế lại việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến trường hợp bệnh nghi ngờ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị

Ngày 19/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ký công văn số 1385/BCĐQG gửi tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành; các bệnh viện trực thuộc trường đại học về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế và gửi hình ảnh đã thực hiện.

Rút kinh nghiệm việc phân luồng cách ly với trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 - Hình 1

Tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), hành khách khi xuống sân bay sẽ được phân luồng, kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm trước khi xác định biện pháp cách ly tập trung theo từng cấp độ. Ảnh (chụp rạng sáng 19/3): Thành Đạt/TTXVN

Công văn nêu rõ: Trong thời gian qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 và công tác tiếp đón, sàng lọc người bệnh tại một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy có những bệnh viện chưa triển khai tích cực hoặc triển khai nhưng chưa đúng theo các nguyên tắc sàng lọc, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19 như hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Để đối phó tốt hơn với dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu các bệnh viện khẩn trương nghiên cứu, thiết kế lại việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến trường hợp bệnh nghi ngờ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị (phụ lục kèm theo).

Các cơ sở có trách nhiệm báo cáo hoạt động đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh bằng tệp tin trình chiếu (định dạng .ppt) theo 2 giai đoạn: Hình ảnh các biển báo, luồng đi, phòng khám… đã triển khai trước thời điểm nhận được công văn này (gửi trước 24h ngày 21/3/2020). Hình ảnh các biển báo, luồng đi, phòng khám… thực hiện theo hướng dẫn sau khi triển khai công văn (gửi trước 24h ngày 24/3/2020). Nếu bệnh viện đã làm và tuân thủ theo đúng nguyên tắc thì không cần gửi tiếp giai đoạn 2.

Báo cáo được trình bày bằng hình thức trình chiếu powerpoint (ppt) không quá 12 slide. Mỗi slide có 1 ảnh và 1 chú thích minh họa ngắn cho ảnh.

Bệnh viện nộp báo cáo bằng hình thức tải lên phần mềm trực tuyến theo hướng dẫn tại địa chỉ http://chatluongbenhvien.vn.

* Phụ lục kèm theo Công văn số 1385 /BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia). Hướng dẫn đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19

Nguyên tắc chung:

1. Người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người), người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ…) được hướng dẫn, sàng lọc và khám riêng, tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác trong bệnh viện.

2. Bệnh viện cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly, chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, người có yếu tố dịch tễ bắt đầu ngay từ cổng bệnh viện.

I. Trường hợp 1. Áp dụng cho bệnh viện có từ 2 cổng trở lên

1. Bước 1. Tại khu vực cổng bệnh viện

1.1. Bệnh viện bố trí 1 cổng duy nhất dành cho đón tiếp, phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ví dụ bố trí cổng số 2, số 3). Tại cổng dành cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, bố trí biển ghi rõ: “Cổng đón tiếp dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người và có tiếp xúc người nghi nhiễm COVID-19″.

- Bên cạnh cổng, bố trí thêm biển bằng đèn màu (ví dụ biển đèn led, biển hộp có đèn chiếu sáng bên trong) để người đi khám bệnh nhìn rõ vào ban đêm, hoặc cần có đèn chiếu sáng vào các biển thông thường.

- Bên ngoài đường cần đặt các biển chỉ dẫn tương tự tại các vị trí dễ nhìn, ví dụ: “Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người”, hoặc “Cổng dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người cách 30 mét bên phải, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng…”.

- Bố trí nơi gửi xe tại phía ngoài cổng hoặc ngay khu vực cổng. Lưu ý, cần tập huấn đầy đủ cho nhân viên bảo vệ, trông xe về hướng dẫn, đón tiếp và kiểm soát nhiễm khuẩn.

1.2. Tại tất cả các cổng khác bố trí thêm biển bằng đèn màu có ghi rõ: “Người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người đi cổng số 2, số 3… không vào cổng này, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng…”.

2. Bước 2. Luồng đi tới Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng

2.1. Bố trí luồng đi riêng từ cổng đến bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng. Luồng đi riêng được chăng dây bằng vải băng đỏ/vàng (có thể có dây phản quang), chiều rộng khoảng 0,8 – 1,2m. Dây chăng 2 bên (hoặc chăng 1 bên nếu luồng đi bám theo tường/rào). Có biển hướng dẫn yêu cầu người có triệu chứng chỉ đi trong luồng đã được chăng dây.

2.2. Bệnh viện bố trí ít nhất 1 xe lăn có đánh dấu khác để phân biệt với các xe khác. Khu vực để xe lăn ghi rõ: khu vực xe lăn phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp. Xe lăn không phục vụ đối tượng khác và được khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

Lưu ý luồng đi bố trí không đi qua các khoa/phòng khác.

Video đang HOT

2.3. Bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng người bệnh tại địa điểm riêng biệt, ở vị trí thông thoáng, biệt lập với các khoa/phòng khác. (ví dụ dựng ki ốt nhôm kính tại vị trí biệt lập như góc sân, áp lưng vào khối nhà).

- Trường hợp bệnh viện không có sân cần bố trí bàn sàng lọc phân luồng ngay sát cổng bệnh viện hoặc tiền sảnh.

Lưu ý: Bệnh viện nhắc nhở người bệnh đeo khẩu trang hoặc có khẩu trang cung cấp cho người bệnh nếu người bệnh không có. Tại các bàn khám sàng lọc có nước sát khuẩn tay nhanh cho người đến khám.

Bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng cần xác định rõ yếu tố dịch tễ:

1. Có sống hoặc đã đến nơi có dịch lưu hành;

2. Có tiếp xúc gần với người bệnh được xác định hoặc nghi nhiễm;

3. Có tiếp xúc với người đi từ nước ngoài về hoặc người có tiếp xúc gần với người đi nước ngoài, người có liên quan với người bệnh COVID-19;

4. Có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông người, chỗ có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua nhưng không đeo khẩu trang hoặc không sát khuẩn tay.

Lưu ý: Có thể hỏi thêm các lý do của người đến khám hoặc triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người.

Kết quả sàng lọc phân luồng cần được phân ra 2 nhóm như sau:

1. Người không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19;

2. Người có yếu tố dịch tễ.

3. Bước 3. Phân luồng sau sàng lọc

3.1. Sau khi người đến khám đã được sàng lọc, nếu xác định chắc chắn không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19 thì hướng dẫn chuyển người đến khám sang khu khám thông thường. Lưu ý, tại khu khám thông thường nếu lại phát hiện yếu tố nguy cơ thì cần chuyển ngược lại khu khám riêng của bệnh COVID-19.

3.2. Người đến khám nếu phát hiện có yếu tố dịch tễ thì được hướng dẫn chuyển tiếp sang buồng khám bệnh hô hấp.

Lưu ý: Lối đi từ bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng tới buồng khám hô hấp hạn chế tối đa đi dọc hành lang hoặc ngang qua các khoa/phòng khác. Cần bố trí phòng này gần nhất nếu có thể với bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng.

4. Bước 4. Buồng khám bệnh hô hấp

Bệnh viện bố trí buồng khám bệnh hô hấp bảo đảm cách ly, riêng biệt với các phòng khác.

Trong phòng chỉ có một bàn khám trong buồng khám, không được khám 2 người cùng một thời điểm trong buồng khám.

Bàn khám cần được bố trí đầy đủ các dụng cụ khám và các vật tư, thiết bị phục công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Bước 5. Chuyển bệnh viện hoặc vào khu cách ly điều trị COVID-19.

Sau khi khám bệnh hô hấp, nếu xác định người bệnh nghi nhiễm COVID-19 thì bệnh viện chuyển người bệnh sang 1 trong 2 vị trí sau:

5.1. Phòng cách ly tạm thời tại bệnh viện nếu bệnh viện không được giao điều trị COVID-19. Người bệnh được hướng dẫn vào phòng cách ly tạm thời. Bệnh viện liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng/CDC và bệnh viện (gần nhất) được phân công/giao nhiệm vụ điều trị COVID-19 để chuyển tuyến đúng, bảo đảm không lây nhiễm trong quá trình chuyển viện.

Phòng cách ly tạm thời được bố trí gần với buồng khám hô hấp, hạn chế tối đa người bệnh di chuyển nhiều.

Bệnh viện không được tự chuyển viện, cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý trực tiếp và bệnh viện tuyến trên để được hướng dẫn chuyển viện đúng, bảo đảm không lây chéo cho các đối tượng khác.

5.2. Khu cách ly điều trị COVID-19.

Bệnh viện được cơ quan quản lý giao nhiệm vụ điều trị COVID-19bố trí khu cách ly để tiếp nhận người bệnh. Khu cách ly thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế trên nguyên tắc chia làm 3 loại đối tượng người bệnh để bố trí vào các phòng khác nhau:

- Cách ly người nghi nhiễm (có triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp, lấy mẫu xét nghiệm, chưa có kết quả xét nghiệm, đang theo dõi diễn biến bệnh);

- Cách ly người bị bệnh thể nhẹ;

- Cách ly người bị bệnh thể nặng (có bệnh nền kèm theo, triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp nặng, cần máy thở…).

Lấy mẫu xét nghiệm (có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc chuyển sang nơi khác)

Nếu có chỉ định thì người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại khu cách ly hoặc phòng cách ly tạm thời. Tùy điều kiện thực tế, bệnh viện có thể lấy mẫu tại phòng khám hô hấp. Bệnh viện liên hệ với các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và các Trung tâm Y tế dự phòng để lấy mẫu hoặc tự thực hiện nếu bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm SARS-CoV-2.

II. Trường hợp 2. Áp dụng cho bệnh viện chỉ có 1 cổng:

Thực hiện theo hướng dẫn tương tự như bệnh viện có 2 cổng, tuy nhiên cần bố trí khác các điểm sau:

- Có biển chỉ dẫn từ cổng bệnh viện tới thẳng bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng.

- Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng cần bố trí ngay sát cổng bệnh viện, tại sân hoặc sảnh chính theo nguyên tắc càng gần cổng càng tốt. Tuyệt đối không bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng ở bên trong khối nhà chính và gần các khoa, phòng để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm.

- Phòng khám hô hấp được bố trí ngay sát bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng (trong phạm vi 10m tính từ cổng). Nếu bệnh viện hạn chế về mặt bằng có thể bố trí 1 buồng có chức năng vừa đăng ký vừa khám sàng lọc hô hấp.

Lưu ý: Tùy theo quy mô và loại hình, bệnh viện có thể tăng thêm hoặc giảm đi các bước nhưng cần bảo đảm tuân thủ 2 nguyên tắc chung.

Theo TTXVN/baotintuc.vn

Bác quan điểm 'virus lan truyền tự nhiên để tạo miễn dịch cộng đồng'

Trước thông tin rộ lên về việc để virus lan truyền sẽ tạo miễn dịch cộng đồng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bác bỏ và cho rằng Việt Nam không thể làm như thế.

Thứ trưởng thường trực Nguyễn Thanh Long là người đại diện ngành y tế tham gia hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 11/3.

Tại đây, ông Long dành nhiều thời gian giải thích về cơ chế lây lan của dịch bệnh cũng như ý nghĩa của các biện pháp phòng, chống dịch. Ông khẳng định ngành y tế có khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19. Đến nay, 16 ca đã chữa khỏi, kể cả trường hợp cao tuổi, có bệnh nền.

Không thể để virus lan truyền tự nhiên

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chính thức bác bỏ thông tin rộ lên vài ngày qua về việc giảm can thiệp, kiểm soát để virus lan truyền tự nhiên nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng.

"Việt Nam không thể làm như thế vì tiềm lực không đủ để ứng phó khi số người nhiễm bệnh tăng cao. Đặc biệt, với nhóm người sức khỏe yếu, người cao tuổi cũng không thể đủ sức chống đỡ khi Việt Nam không có nhiều viện dưỡng lão, gia đình nào cũng có người già, người trẻ cùng chung sống", Thứ trưởng Long giải thích.

Ông nhấn mạnh chỉ có kiểm soát để làm chậm quá trình lây lan, phát tán của dịch mới là giải pháp tốt và giúp chống dịch thành công.

Bác quan điểm virus lan truyền tự nhiên để tạo miễn dịch cộng đồng - Hình 1

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch đang bàn với Hà Nội thu hẹp phạm vi cách ly ở Trúc Bạch vì những người dân ở đây xét nghiệm đã có kết quả âm tính. Ảnh: Phạm Thắng.

Khẳng định mọi thông tin về dịch Covid-19 được công bố minh bạch, kịp thời, không che giấu, song theo Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, hiện vẫn có quá nhiều nhận thức sai lầm về công tác phòng chống dịch, gây tâm lý xã hội hoang mang.

Do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nhân dân tin tưởng vào giải pháp chống dịch của Đảng, Nhà nước, không hoang mang, lo sợ.

Cách ly là biện pháp đúng trong mọi trường hợp

Ông Long dẫn trường hợp ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) và phố Trúc Bạch (Hà Nội) để nhấn mạnh trong phòng, chống dịch bệnh thì cách ly là biện pháp đúng trong mọi trường hợp.

Từ kinh nghiệm cách ly ở Sơn Lôi, ông cho biết Ban chỉ đạo quốc gia đang bàn với Hà Nội thu hẹp phạm vi cách ly ở Trúc Bạch vì những người dân ở đây xét nghiệm đã có kết quả âm tính.

Với phương châm hành động sớm để cách ly, khoanh vùng và dập dịch, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện cách ly 14 ngày với các vòng cách ly khác nhau, dù việc này có thể gây xáo trộn cho người dân.

Thứ nhất, cách ly tại các cơ sở y tế đối với những người dương tính, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F0, F1).

Thứ hai, cách ly tại nhà đối với những trường hợp tiếp xúc gián tiếp với người bệnh (F2, F3).

Thứ ba, cách ly tại các cơ sở quân đội, công an và cơ sở lưu trú do chính quyền các tỉnh, thành phố chỉ đạo đối với những cá nhân từ các nước ở vùng dịch về Việt Nam. "Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện cách ly cho phù hợp để làm chậm quá trình lây lan của virus và giảm tối đa lây nhiễm", ông Long nói.

Bác quan điểm virus lan truyền tự nhiên để tạo miễn dịch cộng đồng - Hình 2

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế bác bỏ thông tin để virus lan truyền tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng. Ảnh: Phạm Ngôn.

Về điều trị, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết bệnh nhân phát hiện ở tuyến nào thì điều trị trực tiếp ở tuyến đó và tránh tình trạng điều trị tập trung.

Ông nêu "bài học đắt giá" ở Vũ Hán cho thấy cần tránh tập trung lượng bệnh nhân quá lớn ở một địa điểm, một tuyến điều trị. Do gom, dồn lượng bệnh nhân quá lớn vào Vũ Hán, ngành y tế tại đây bị quá tải, không đủ lực lượng để làm công tác chuyên môn.

Nhận định 80% số bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện nhẹ, thường tự khỏi, Việt Nam đã phân bố ở tất cả các tuyến, không vận chuyển lên tuyến trên để tránh hiện tượng quá tải.

Các bề mặt trên máy bay là nguồn lây nhiễm cao

Giải thích thêm về cơ chế lây lan dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết virus lây lan trong giọt bắn khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Đường lây nhiễm thứ hai là bắt tay và đường thứ ba là tiếp xúc với các bề mặt, như tay ghế, nắm cửa...

Theo ông, việc lây lan trên máy bay từ chuyến bay VN54 vừa rồi ngoài qua giọt bắn trong không khí, còn lây qua những bề mặt virus bám dính mà tay người buộc phải tiếp xúc.

Bác quan điểm virus lan truyền tự nhiên để tạo miễn dịch cộng đồng - Hình 3


Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Tân.

Với hơn 10 ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN54, ông Long dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng khả năng các bệnh nhân bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đầu tiên - bệnh nhân 17. Cơ chế lây nhiễm từ những bề mặt như tay ghế, tựa đầu, tay nắm cửa, vòi nước phòng vệ sinh... Hoặc lây trên máy bay khi người bệnh ho, hắt hơi làm đào thải virus ra môi trường.

Ông Long nhận định chính những giọt bắn phát tán từ người mắc bệnh rơi xuống, bám dính trên các bề mặt khiến người chạm vào tay ghế, sử dụng phòng vệ sinh sau sẽ bị lây nhiễm.

"Số lượng phòng vệ sinh trên máy bay hạn chế, trong những chuyến bay dài, đây là nơi có nguy cơ cao nhất dẫn đến lây nhiễm virus", ông Long nói.

Trong khi đó, việc truy tìm lại hành khách trên chuyến bay, như chuyến VN54 vừa rồi không đơn giản, thậm chí được ông Long ví như "tìm những hạt cát đã được ném tung ra ngoài".

"Đến đêm 10/3, chúng tôi mới hoàn tất được việc tra soát hành khách đi trên chuyến bay, mất 5 ngày kể từ khi xác định bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên trên chuyến bay. Chúng tôi đã phải dùng mọi biện pháp kỹ thuật, điện tử mới tìm ra được đủ số khách", ông Long chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tốc độ tìm kiếm những người có nguy cơ đã ngày càng nhanh hơn nhờ vào việc thực hiện khai báo y tế bắt buộc với tất cả người nhập cảnh Việt Nam.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?Ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?
08:20:33 28/12/2024
Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộcCông dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc
08:43:56 27/12/2024
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?
19:39:56 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024
Bị hen tập thể dục có an toàn?Bị hen tập thể dục có an toàn?
21:45:29 27/12/2024
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi
19:29:30 26/12/2024

Tin đang nóng

Mới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 nămMới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 năm
12:08:13 28/12/2024
Tình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt NamTình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt Nam
11:33:06 28/12/2024
Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Mắc bệnh về thần kinh, hiện không thể nói và đi lại?Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Mắc bệnh về thần kinh, hiện không thể nói và đi lại?
10:29:58 28/12/2024
Sau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứngSau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứng
11:37:55 28/12/2024
Câu hỏi Olympia từng khiến netizen vò đầu bứt tóc: "Bút, bảng, phấn, học, giảng - Từ nào không phải từ Hán Việt?"Câu hỏi Olympia từng khiến netizen vò đầu bứt tóc: "Bút, bảng, phấn, học, giảng - Từ nào không phải từ Hán Việt?"
10:07:46 28/12/2024
Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?
13:01:08 28/12/2024
Chủ sở hữu ngôi biệt thự đắt đỏ của Yoo Ah In là một cậu bé 7 tuổi?Chủ sở hữu ngôi biệt thự đắt đỏ của Yoo Ah In là một cậu bé 7 tuổi?
09:01:32 28/12/2024
Người phụ nữ bị chồng bạo hành 16 lần trong 2 năm đến thương tật vĩnh viễnNgười phụ nữ bị chồng bạo hành 16 lần trong 2 năm đến thương tật vĩnh viễn
12:14:25 28/12/2024

Tin mới nhất

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

08:30:14 28/12/2024
Hơn nữa, việc mang thai và sinh con ở lứa tuổi quá trẻ còn khiến tình trạng tảo hôn gia tăng; đồng thời cơ hội học tập của các em bị rút ngắn, cuộc sống bị đảo lộn và tương lai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những dấu hiệu cho thấy trí nhớ 'có vấn đề'

Những dấu hiệu cho thấy trí nhớ 'có vấn đề'

08:28:22 28/12/2024
Một dấu hiệu cảnh báo khác cần chú ý là sự vô tổ chức. Điều này có thể biểu hiện khi bạn bị lạc ở những nơi quen thuộc hoặc gặp khó khăn trong việc theo dõi các hóa đơn hoặc thuốc men.
Lợi ích ít biết của việc ăn gừng cả vỏ

Lợi ích ít biết của việc ăn gừng cả vỏ

08:14:28 28/12/2024
Trường hợp đau xương khớp mùa lạnh, nên ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần gừng tươi, hoặc gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau, không cần bỏ vỏ.
Giáo sư Nhật 92 tuổi vẫn đi làm, tiết lộ loại cá luôn có trong bữa ăn

Giáo sư Nhật 92 tuổi vẫn đi làm, tiết lộ loại cá luôn có trong bữa ăn

07:55:21 28/12/2024
Dù đã bước qua tuổi 92, GS Kagawa Yasuhiro vẫn khiến nhiều người kinh ngạc bởi tinh thần minh mẫn và sức khỏe dẻo dai.
Top đồ uống giúp giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột

Top đồ uống giúp giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột

07:55:11 28/12/2024
Nghệ chứa curcumin, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Kết hợp nghệ với sữa và hạt tiêu đen giúp giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.
Cách giữ ấm cho trẻ khi ngủ vào mùa đông

Cách giữ ấm cho trẻ khi ngủ vào mùa đông

07:53:25 28/12/2024
Đối với trẻ nhỏ việc giữ ấm vào mùa đông vô cùng quan trọng và không hề đơn giản. Nếu như mặc quá nhiều quần áo cho trẻ có thể sẽ khiến trẻ quá nóng, toát mồ hôi nhiều và bị ngấm ngược trở lại dẫn đến cảm lạnh.
Cách phòng ngừa cúm mùa ở trẻ em

Cách phòng ngừa cúm mùa ở trẻ em

07:50:01 28/12/2024
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục về vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với trẻ ốm, và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên.
Hai hóa chất độc hại nào không nên sử dụng để ngâm giá đỗ?

Hai hóa chất độc hại nào không nên sử dụng để ngâm giá đỗ?

07:46:22 28/12/2024
Các đối tượng khai nhận trong quá trình sản xuất giá đỗ đã sử dụng vôi cục, nước giếng và một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với nhau là nước kẹo.
Làm gì để phổi sạch sau cai thuốc lá?

Làm gì để phổi sạch sau cai thuốc lá?

07:43:46 28/12/2024
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và loạt bệnh lý nguy hiểm khác.
Những ai nên tránh ăn hành muối, dưa cải muối

Những ai nên tránh ăn hành muối, dưa cải muối

07:36:32 28/12/2024
Hành muối và dưa cải muối là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Nó chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt với một số người.
3 kiểu tập thể dục là 'thuốc độc' đối với sức khỏe

3 kiểu tập thể dục là 'thuốc độc' đối với sức khỏe

06:36:25 28/12/2024
Điều này chủ yếu liên quan đến việc cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn vào buổi sáng, tập thể dục cường độ cao đột ngột có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bến Tre khuyến cáo tiêm vaccine phòng thủy đậu

Bến Tre khuyến cáo tiêm vaccine phòng thủy đậu

06:34:12 28/12/2024
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre, đến sáng 27/12, tỉnh ghi nhận 164 ca mắc thủy đậu phát sinh ở một công ty may mặc thuộc Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành.

Có thể bạn quan tâm

Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

Tin nổi bật

14:43:56 28/12/2024
Xe đầu kéo lưu thông hướng Bắc - Nam, đến địa phận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã bốc cháy
Những "kỷ lục" chưa từng có trong lịch sử của điện ảnh Việt Nam năm 2024

Những "kỷ lục" chưa từng có trong lịch sử của điện ảnh Việt Nam năm 2024

Hậu trường phim

14:42:41 28/12/2024
Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn sôi động và đầy cảm xúc của điện ảnh Việt Nam, với những kỷ lục chưa từng có và các tín hiệu lạc quan về doanh thu cũng như sự đa dạng trong nội dung phim ảnh.
Những sao Việt đón "em bé rồng" trong năm 2024

Những sao Việt đón "em bé rồng" trong năm 2024

Sao việt

14:38:15 28/12/2024
Sam, Phương Oanh, Thu Quỳnh, Võ Hạ Trâm, Hà Anh, Lan Phương...là những sao Việt đón thành viên mới - những em bé rồng chào đời trong năm 2024.
Khoảnh khắc nam thần có cát-xê cao nhất Hàn Quốc khiến công chúa Kpop "mắc cỡ vô cùng"

Khoảnh khắc nam thần có cát-xê cao nhất Hàn Quốc khiến công chúa Kpop "mắc cỡ vô cùng"

Sao châu á

14:29:25 28/12/2024
Khoảnh khắc tương tác giữa công chúa Kpop và tài tử có cát-xê cao nhất Hàn Quốc hiện đang được fan truyền tay nhau cực hot.
Không thích mặc váy, chị em nên sắm 4 món thời trang để Tết thật nổi bật

Không thích mặc váy, chị em nên sắm 4 món thời trang để Tết thật nổi bật

Thời trang

14:12:37 28/12/2024
Quần ống suông là món thời trang mà chị em nào cũng nên sắm cho tủ đồ. Mẫu quần này mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu khi diện. Quần ống suông còn giúp che nhược điểm hiệu quả, không kén dáng người mặc.
"Xuyên không" 13 tỉ năm đến Trái Đất, quái vật vũ trụ ngất lịm

"Xuyên không" 13 tỉ năm đến Trái Đất, quái vật vũ trụ ngất lịm

Lạ vui

13:47:47 28/12/2024
Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa tiết lộ một lỗ đen quái vật - biệt danh mà các nhà khoa học đặt cho lỗ đen siêu khối - to lớn chưa từng thấy trong vùng vũ trụ 13 tỉ năm về trước.
Helly Tống, vợ Văn Hậu diện áo dài đón Tết sớm

Helly Tống, vợ Văn Hậu diện áo dài đón Tết sớm

Phong cách sao

13:06:52 28/12/2024
Helly Tống, Doãn Hải My, Nàng Mơ là những tín đồ thời trang diện áo dài sớm, hưởng ứng không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ tháng 12.
Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga

Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga

Thế giới

13:04:07 28/12/2024
Một quan chức Ukraine chuyên theo dõi di chuyển của binh sĩ Triều Tiên cho biết, các lực lượng Triều Tiên đang tăng cường hiện diện trên tuyến đầu và hoạt động cùng với các đơn vị quân sự Nga.
Producer ruột của HIEUTHUHAI lên tiếng về ồn ào sao chép Jung Kook (BTS)

Producer ruột của HIEUTHUHAI lên tiếng về ồn ào sao chép Jung Kook (BTS)

Nhạc việt

12:51:50 28/12/2024
Mới đây vào tối 27/12, Kewtiie bất ngờ trở lại. Trên Threads, Kewtiie cập nhật bài đăng đầu tiên sau 2 tuần. Kewtiie đáp trả fan BTS, phủ nhận đạo nhạc
Rating When the Phone Rings lại giảm dù hé lộ 3 bí mật lớn gây ngỡ ngàng

Rating When the Phone Rings lại giảm dù hé lộ 3 bí mật lớn gây ngỡ ngàng

Phim châu á

12:47:41 28/12/2024
Theo số liệu thống kê của Nielsen Korea, tập 9 phát sóng ngày 27/12 ghi nhận mức rating trung bình tại khu vực Seoul là 6%, trên toàn quốc 6.4% - giảm nhẹ 0.6% so với tập 8 trước đó.
Từ con hà mã đến củ dưa chuột: TikTok công bố những xu hướng viral nhất năm 2024

Từ con hà mã đến củ dưa chuột: TikTok công bố những xu hướng viral nhất năm 2024

Netizen

12:20:51 28/12/2024
Từ chú hà mã con Moo Deng đến câu cửa miệng rất đoan trang, rất chánh niệm , TikTok đã điểm lại những xu hướng nổi bật nhất của năm 2024.