Rút khỏi Syria, lính Mỹ “không chốn dung thân” ở Iraq
Các binh sĩ Mỹ đang rời Syria đến quốc gia láng giềng Iraq không được phép ở lại nước này, quân đội Iraq tuyên bố ngày 21/10.
Một đoàn xe quân sự của Mỹ tiến tới gần Dahuk, Iraq hôm 21/10. Ảnh: AP.
AP đưa tin ngày 22/10, quân đội Iraq ra tuyên bố tất cả các binh sĩ Mỹ rút khỏi Syria được phép vào vùng lãnh thổ bán tự trị của người Kurd ở Iraq và từ đây rời khỏi Iraq.
“Những lực lượng này không nhận được bất cứ phê chuẩn nào cho phép ở lại Iraq”- tuyên bố nhấn mạnh nhưng không nêu rõ giới hạn thời gian các binh sĩ Mỹ có thể lưu lại.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho hay, theo kế hoạch hiện tại, tất cả binh sĩ Mỹ đang rút khỏi Syria sẽ tới phía tây Iraq và quân đội có thể tiếp tục triển khai các chiến dịch chống IS nhằm ngăn chặn nhóm khủng bố trỗi dậy trong khu vực.
Video đang HOT
Ông Mark Esper tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Saudi Arabia. Ảnh: AP.
Hôm 22/10, ông Esper cho biết có kế hoạch đàm phán với các nhà lãnh đạo Iraq để trao đổi nội dung chi tiết về vấn đề này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm rằng Mỹ không có ý định duy trì những binh sĩ này tại Iraq vĩnh viễn.
Chia sẻ với báo giới tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Saudi Arabia, ông Esper tiết lộ sẽ có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Iraq trong ngày 23/10. Ông chủ Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh, mục đích là rút lính Mỹ ra khỏi Syria và “sau cùng là đưa họ trở về nhà”.
Tổng thống Donald Trump lệnh rút phần lớn binh sĩ Mỹ tại Syria sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát động cuộc tấn công nhằm đẩy lùi các tay súng người Kurd ở Syria. Từ 200 đến 300 lính Mỹ sẽ vẫn duy trì tại căn cứ Al-Tanf ở Syria.
Trong khi đó, chính quyền người Kurd ở Iraq ra tuyên bố nhấn mạnh, vai trò tích cực của lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu ở phía bắc Iraq trong việc bảo vệ va hỗ trợ người dân ở đây không nên bị nhầm lẫn với “quyết định chính trị không được ái mộ” vừa được đưa ra nhằm nhắc tới quyết định đột ngột rút binh sĩ khỏi Syria của ông Donald Trump.
Một quan chức Iraq tiết lộ, chính phủ nước này đã trao đổi với phía Mỹ là sẽ cho phép các binh sĩ Mỹ đi qua, không phải lưu lại. “Họ hiểu điều đó và sẽ làm rõ điều đó” trong những giờ tới, quan chức giấu tên nói.
Binh sĩ Mỹ ở Iraq hiện có số lượng nhỏ do sự nhạy cảm chính trị ở nước này và đây là một vấn đề có khả năng bùng nổ. Mỹ hiện có hơn 5.000 binh sĩ ở Iraq theo thỏa thuận giữa hai nước. Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 và trở lại sau khi IS đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ nước này năm 2014. Sau khi chính phủ Iraq tuyên bố chiến thắng IS năm 2017, lời kêu gọi rút quân Mỹ đã gia tăng.
Theo Thanh Hà/Lao động
Iraq: Căn cứ quân sự ở tỉnh Anbar tiếp tục bị không kích
Một quan chức an ninh Iraq và một chỉ huy phiến quân cho biết bom đạn không kích đã không trúng căn cứ, mà chỉ rơi ở bên ngoài và không gây ra bất cứ thiệt hại hay thương vong nào.
Một vụ tấn công vào quân đội Iraq. (Nguồn: AP)
Ngày 22/9, một căn cứ quân sự ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq nước này, đã bị không kích, nhưng không bị thiệt hại nghiêm trọng.
Một quan chức an ninh Iraq và một chỉ huy phiến quân cho biết bom đạn không kích đã không trúng căn cứ, mà chỉ rơi ở bên ngoài và không gây ra bất cứ thiệt hại hay thương vong nào.
Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt các vụ không kích mà chưa có bên nào lên tiếng thừa nhận tiến hành nhằm vào các kho vũ khí và căn cứ của lực lượng phiến quân do Iran hậu thuẫn tại Iraq.
Các Lực lượng huy động nhân dân (PMF) đã quy trách nhiệm các loạt vụ đánh bom này cho Israel, nước thường xuyên nhắm mục tiêu vào các lợi ích của Iran ở quốc gia láng giềng Syria.
Một chỉ huy của PMF yêu cầu giấu tên cho biết, căn cứ bị không kích ở Iraq nắm cách biên giới Syria khoảng 120 km. Hiện vẫn chưa rõ vụ tấn công là do chiến đấu cơ phản lực hay máy bay không người lái gây ra.
Trước đó, cùng ngày, một quan chức tỉnh Anbar giấu tên cho biết đã xảy ra một vụ oanh kích nhằm vào trại Murassanat, nơi đồn trú của các lực lượng Hashd Shaabi tại khu vực sa mạc ở gần biên giới với nước Syria láng giềng. Vụ oanh kích này gây ra những vụ nổ lớn, song chưa có báo cáo về con số thương vong.
Trong tuần qua, một loạt các vụ nổ đã diễn ra tại các kho chứa vũ khí của lực lượng Hashd Shaabi ở miền Trung và Tây Iraq. Các vụ nổ này được cho là do các vụ oanh kích gây ra, nhưng chưa rõ bên nào tại Iraq thực hiện.
Các vụ nổ tại kho vũ khí của lực lượng Hashd Shaabi đã buộc Thủ tướng Iraq, đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của nước này Adel Abdul Mahdi hồi tháng 8 vừa qua đã cấm toàn bộ máy bay quân sự, trong đó có cả máy bay trinh sát, sử dụng không phận của Iraq mà không được sự chấp thuận của ông./.
Theo Minh Châu (TTXVN/Vietnam )
Nguy cơ khủng bố bùng phát sau cái chết của thủ lĩnh IS Theo các chuyên gia, IS có thể tận dụng cái chết của Al Baghdadi để chiêu mộ sự ủng hộ dưới danh nghĩa báo thù. Sự tồn tại của IS chưa chắc đã phụ thuộc vào việc thủ lĩnh của chúng là ai. Từ trước cái chết của Al Baghdadi, thủ lĩnh mới của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), một cựu...