Rút dự án khỏi nhóm thua lỗ để hòa nhập cộng đồng?
Bộ Công thương giải thích việc rút hai đại dự án nghìn tỉ khỏi nhóm thua lỗ không vì thành tích mà để dự án thật sự hòa nhập cộng đồng.
Bộ Công Thương vừa có đề xuất đưa dự án Nhà máy DAP Đình Vũ (DAP Hải Phòng) cũng như đầu tư khai thác mỏ sắt Quý Sa và xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (thép Việt Trung) ra khỏi danh sách các dự án đầu tư nghìn tỷ đồng thua lỗ.
Đưa 2 dự án nghìn tỷ ra khỏi nhóm thua lỗ để hòa nhập cộng đồng?
Giải thích của Bộ Công thương cho rằng, đây là 2 trong số 6 dự án trước đây là các nhà máy phải dừng kinh doanh vì không có hiệu quả, nợ và lỗ lớn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, 2 dự án trên đã hoạt động và bước đầu có lãi.
Bộ Công thương cho rằng, 2 dự án trên đã đạt được yếu tố bền vững trong phát triển và khắc phục tồn tại, đó là một trong 5 tiêu đánh giá của Chính phủ để xem xét đưa ra khỏi danh sách nhóm dự án thua lỗ.
Vì lý do trên, Bộ Công Thương cho hay đang báo cáo Chính phủ để có biện pháp đưa ra khỏi danh sách các dự án đầu tư nghìn tỷ thua lỗ.
Bộ Công thương khẳng định, việc đưa 2 dự án ra khỏi danh sách nhóm dự án thua lỗ không vì lấy thành tích mà tạo điều kiện cho dự án này thật sự hòa nhập với đời sống cộng đồng kinh tế và có điều kiện khắc phục tồn tại một cách bền vững.
“Ngoài việc phải đảm bảo 5 yếu tố như không còn nợ quá hạn hay nợ của các tổ chức tín dụng, các dự án cũng sẽ phải có phương án thương mại và tài chính, đảm bảo hiệu quả được các tổ chức tín dụng chấp nhận trong hoạt động kinh doanh”, Bộ Công Thương cho hay.
Trước đó, chất vấn trước quốc hội, vấn đề xử lý 12 đại dự án thua lỗ cũng sức khỏe thật sự của các dự án này luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ ĐBQH.
Video đang HOT
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) muốn làm rõ yếu tố lợi ích nhóm trong quá trình xử lý sai phạm tại các dự án trên.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, cả 12 dự án thua lỗ đều đã được xử lý đồng bộ, toàn diện các khía cạnh, trong đó có rà soát pháp lý và xem xét trách nhiệm.
“Về trách nhiệm cá nhân tổ chức liên quan 12 dự án thua lỗ, đã xem xét trách nhiệm cả 2 dự án, 4 vụ chuyển cơ quan công an, 2 vụ PVTEX, Ethanol Phú Thọ đã khởi tố”, ông Tuấn Anh nói.
Ông Tuấn Anh khẳng định thêm: “Không có chuyện bao che cho bất cứ cá nhân nào. Đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ thông tin thêm cử tri biết. Bộ Công thương khẳng định không có lợi ích nhóm trong xử lý 12 dự án thua lỗ”.
Câu trả lời trên chưa làm cho ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) yên lòng. Ông Hòa muốn biết “sức khỏe” của một số dự án trong 12 “đại dự án” nghìn tỷ bị thua lỗ được báo cáo là đang hoạt động có lãi và các dự án chuẩn bị đi vào hoạt động trở lại.
Ông Hòa đặt câu hỏi: “Liệu các dự án này sẽ tồn tại hay phá sản và Bộ có xử lý trách nhiệm cá nhân những người có liên quan hay không?”.
12 dự án thua lỗ: Khi “lên được mặt đất” sẽ CPH
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) đề nghị Chính phủ cần rà soát và xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN bị thua lỗi kéo dài, không để tình trạng mất vốn do thua lỗ kéo dài.
“Tôi đi tiếp xúc cử tri tại huyện Tam Nông – Phú Thọ, cử tri rất bức xúc trước thực trạng 50ha “bờ xôi ruộng mật” đã di dời làm nhà máy Ethanol Phú Thọ, dừng triển khai đã 5-6 năm, đã chi hàng nghìn tỷ đồng nhưng đến nay nhà xưởng thiết bị đắp chiếu. Rất xót xa!”, đại biểu Hoàng Quang Hàm chia sẻ.
Theo Báo Mới
Dự án sân bay Long Thành chậm trễ, vênh số liệu
Các báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành đều chậm, ảnh hưởng tới tiến độ toàn bộ dự án.
Báo cáo thẩm tra mới nhất của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tiến độ thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, đang có sự vênh nhau về số liệu.
Theo Nghị quyết số 53/2017, diện tích đất phân khu III của khu tái định cư Bình Sơn là 97 ha, tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 22.940 tỷ đồng. Trong khi báo cáo Chính phủ nêu phần diện tích này ít hơn 15 ha, còn gần 82 ha và tổng mức đầu tư giảm 82 tỷ đồng, xấp xỉ 22.860 tỷ.
"Đề nghị Chính phủ làm rõ sự khác biệt này", Uỷ ban Kinh tế kiến nghị.
Phối cảnh sân bay Long Thành theo thiết kế hình hoa sen.
Cũng theo cơ quan thẩm tra, hiện các báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án xây dựng sân bay Long Thành và dự án thành phần thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đều quá chậm so với kế hoạch.
Ba năm sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư (tháng 6/2015), đến giờ, Bộ Giao thông Vận tải mới ký hợp đồng tư vấn thực hiện gói thầu khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1. Trong khi đó, theo kế hoạch báo cáo này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2019 và Thủ tướng phê duyệt sau đó 2 tháng.
ADVERTISEMENT
"Quá trình triển khai quá chậm làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án. Chính phủ cần phân tích rõ nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục", báo cáo nêu.
Còn báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư, cũng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dù chủ trương đã có một năm trước và tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm một số bước. Không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ dự án giai đoạn 1 xây dựng sân bay Long Thành, sinh kế người dân khu vực dự án cũng bị tác động do hạn chế quyền sử dụng đất.
Nguyên nhân khách quan được cơ quan thẩm tra nhắc tới do "lần đầu tiên một dự án giải phóng mặt bằng phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi", quy định pháp luật chưa đầy đủ.
Song thực tế sự chậm trễ là do chất lượng của hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi chưa bảo đảm dẫn đến phải bổ sung nhiều lần theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
Ngoài ra, các bộ, ngành cũng chưa phối hợp tốt, giải đáp các vướng mắc của địa phương... làm kéo dài thời gian hoàn thành báo cáo. Thời gian phê duyệt báo cáo này kéo dài cũng một phần do nhân sự của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành (Hội đồng thẩm định) thay đổi nhiều, không có tính kế thừa nên phải chuẩn bị nhiều nội dung có tính chất trùng lặp.
Khắc phục điểm nghẽn này, Uỷ ban Kinh tế đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm, sớm hoàn thiện nội dung báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.
Bộ Giao thông Vận tải rà soát việc lập quy hoạch bảo đảm kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông cả bên trong và bên ngoài sân bay Long Thành; yêu cầu các cơ quan tư vấn tính toán phương án vốn cho dự án, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách.
UBND tỉnh Đồng Nai rà soát tổng thể quy hoạch tỉnh, điều chỉnh phù hợp với Luật Quy hoạch, làm căn cứ để quản lý, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ khu vực sân bay. Công khai thông tin quy hoạch và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân để tránh khiếu kiện.
Tại cuộc thảo luận về kinh tế xã hội cuối tuần trước, nhiều đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra sốt ruột khi dự án sân bay Long Thành chậm trễ dù đã có chủ trương đầu tư và được hưởng cơ chế đặc thù. "Đến năm 2020 khả năng dự án này không giải ngân hết trong khi nhiều công trình khác cần vốn, sẽ lãng phí nguồn lực", đại biểu Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách nói.
Còn đại biểu Dương Trung Quốc nói, "dân chờ đợi, chính quyền địa phương sẵn sàng, tiền đã có trong túi nhưng từ tháng 5 đến nay văn bản về dự án khả thi giải phóng mặt bằng vẫn chưa được thông qua".
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho hay, trong tháng 11 nếu Chính phủ phê duyệt được dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai sẽ sử dụng khoản 23.000 tỷ đồng bố trí cho giải phóng mặt bằng.
Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), kế hoạch chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn một.
Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.
Quy mô dự án là thu hồi đất một lần toàn bộ 5.000 ha để xây dựng sân bay và 364 ha để xây dựng 22 khu tái định cư. Tổng số trường hợp bị thu hồi đất và ảnh hưởng là 4.864 hộ với 15.557 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất.
Theo Vnexpress
Sẽ minh bạch, chặt chẽ trong quản lý vốn ODA Việc quản lý, giám sát các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời gian tới sẽ công khai, minh bạch hơn. Việc giải quyết thủ tục của các dự án ODA cũng sẽ nhanh hơn để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn vốn...