Rurouni Kenshin sắp có phiên bản game riêng trên di động
Nhận thấy Rurouni Kenshin vẫn còn sức hút, mới đây Bandai Namco đã quyết định sẽ cho ra mắt một tựa game mobile riêng về nhân vật này.
Rurouni Kenshin là loạt truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng từng được xuất bản tại Việt Nam, xoay quanh nhân vật Himura Kenshin với những cuộc chiến chống lại kẻ ác và chôn vùi ân oán quá khứ của chàng kiếm sĩ chuyên sử dụng thanh kiếm lưỡi ngược trong thời kỳ Minh Trị.
Lần đầu xuất hiện năm 1994, Rurouni Kenshin kéo dài 28 tập và kết thúc vào năm 1999. Thương hiệu sau đó được nối dài bằng nhiều series phim hoạt hình, trò chơi, vật phẩm ăn theo. Theo thống kê, tính đến năm 2014, đã có hơn 70 triệu đầu truyện Rurouni Kenshin được tiêu thụ trên toàn thế giới.
Sau 13 năm với nhiều thành công đáng kể, Rurouni Kenshin vẫn có được chỗ đứng riêng trong lòng cộng đồng người hâm mộ. Nhận thấy chàng kiếm sĩ này vẫn còn sức hút, mới đây Bandai Namco đã quyết định sẽ cho ra mắt một tựa game mobile riêng về nhân vật này. Được biết, đây sẽ là một game thuộc thể loại nhập vai hành động.
Theo hé lộ mới nhất từ đại diện hãng phát triển, trò chơi này tạm thời sẽ có tên Samurai X. Trên thực tế, cái tên này cũng có liên quan rõ ràng với nhân vật chính Himura Kenshin với chữ X xuất hiện chính là vết sẹo trên khuôn mặt anh. Theo dự kiến, trò chơi sẽ đi theo hình thức Free to Play, người chơi có thể tải và chơi miễn phí nhưng cũng có không ít tính năng cần tới quy đổi tiền nạp.
Video đang HOT
Hiện tại, những thông tin chi tiết về cơ chế chiến đấu, giao diện và nền tảng đồ họa của Samurai X vẫn đang là một ẩn số chưa được Bandai Namco hé lộ. Tuy nhiên, fan hâm mộ của chàng kiếm sĩ này thì hoàn toàn yên tâm khi trò chơi sẽ được chính tay cha đẻ của rất nhiều tựa game bom tấn này nhào nặn và phát hành.
Mọi thông tin chi tiết về Samurai X sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian tới.
Theo GameK
10 phim chuyển thể người đóng hay nhất dựa trên manga
Manga, truyện tranh Nhật Bản, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim. Nhưng không phải bộ phim chuyển thể live-action nào cũng được lòng người hâm mộ.
Lone Wolf and Cub (1972): Loạt truyện Sói mang con dài 28 tập, xoay quanh những chuyến phiêu lưu đẫm máu chống lại kẻ thù của đao phủ Ogami Itt cùng cậu con trai nhỏ Daigoro. Chỉ sau hai năm kể từ tập truyện đầu tiên, đạo diễn Kenji Misumi thực hiện bộ phim điện ảnh người đóng dựa trên đó. Tổng cộng, có 6 phim điện ảnh, 4 vở kịch và 2 phim truyền hình được thực hiện theo Lone Wolf and Cub. Riêng loạt phim điện ảnh từng được phát hành tại Mỹ và trở thành bàn đạp cho chính nguyên tác manga tấn công thị trường truyện tranh xứ sở cờ hoa.
Lady Snowblood (1973): Do Kazuo Koike và Kazuo Kamimura cùng nhau sáng tác, Lady Snowblood là loạt truyện tranh xoay quanh kế hoạch trả thù của một người phụ nữ sau khi gia đình cô bị sát hại, còn bản thân thì bị kẻ xấu cưỡng hiếp dã man. Tác phẩm điện ảnh chuyển thể khá trung thành với nguyên tác manga, và bộ phim chính là một trong những nguồn cảm hứng để đạo diễn Quentin Tarantino thực hiện nên Kill Bill sau này.
Battle Royale (2000): Các fan của bộ phim Nhật Bản thường mỉa mai The Hunger Games chỉ là "Battle Royale phiên bản sến" bởi sự trùng lặp phần nào về ý tưởng, nhưng lại có độ bạo lực kém xa. Battle Royale vốn có xuất phát điểm là tiểu thuyết văn học và truyện tranh, được đạo diễn quá cố Kinji Fukasaku chuyển thể lên màn ảnh rộng trước thềm thế kỷ mới. Trong phim, một lớp học sinh bị quân đội chính phủ bắt lên đảo, buộc phải tham gia trò chơi bạo lực bệnh hoạn cho đến khi chỉ còn một người duy nhất sống sót. Tuy nhiên, phần hai của Battle Royalelại là một bước lùi đáng tiếc.
Ichi the Killer (2001): Tính bạo lực của loạt truyện tranh Ichi the Killer được đạo diễn Takashi Miike chuyển thể hoàn hảo lên màn ảnh rộng. Tại đó, màn hóa thân của Tadanobu Asano trong vai tên trùm khát máu Kakihara khiến người xem kinh sợ, ám ảnh khôn nguôi. Từng có một số nguồn tin cho rằng đây là một trong những nguồn cảm hứng để Heath Ledger nhập vai Joker trong The Dark Knight sau này. Một số cảnh quay hành hạ bạo lực trong Ichi the Killer từng khiến bộ phim live-action bị cấm chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Oldboy (2003): Oldboy là tác phẩm bạo lực mang đề tài báo thù giúp đạo diễn Park Chan Wook nói riêng và điện ảnh Hàn Quốc nói chung được vinh danh tại Cannes. Câu chuyện bắt đầu khi một người đàn ông trung niên bỗng dưng bị bắt cóc trong suốt 15 năm trời với không một lời giải thích. Sau đó, gã được thả ra ngoài và quyết định tìm kiếm kẻ đứng sau toàn bộ sự việc để trả thù. Trên thực tế, Oldboy được thực hiện dựa trên loạt truyện tranh cùng tên của Garon Tsuchiya và Nobuaki Minegishi. Tuy nhiên, đạo diễn Park Chan Wook đã thay đổi hàng loạt chi tiết xuyên suốt cốt truyện, và bộ phim thực tế hay hơn nguyên tác rất nhiều.
Death Note (2006): Sự kịch tính của loạt truyện tranh Death Note được ê-kíp làm phim chuyển thể mượt mà lên màn bạc qua hai tập phim có sự tham gia của bộ đôi ngôi sao Tatsuya Fujiwara - Kenichi Matsuyama. Được biết đến tại Việt Nam qua tựa Cuốn sổ thiên mệnh, câu chuyện bắt đầu khi cậu học sinh thông minh Light Yagami tình cờ phát hiện ra cuốn sổ đặc biệt mà nếu nhân vật viết tên bất cứ ai vào đấy trong lúc tưởng tượng gương mặt của người đó, đối tượng sẽ chết. Theo kế hoạch, Hollywood sẽ trình làng phiên bản phim live-action tiếng Anh của Death Note vào năm 2017.
Rurouni Kenshin (2012): Loạt truyện nổi tiếng về chàng kiếm khách đeo kiếm lưỡi ngược trong thời kỳ Minh Trị từng chinh phục nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Rurouni Kenshin được chuyển thể thành ba tập phim điện ảnh, với ngôi sao Takeru Satoh sắm vai chính. Trong đó, hai tập sau tập trung vào cuộc chiến giữa Kenshin với Makoto Shishio - kẻ muốn đẩy nước Nhật trở lại thời kỳ loạn lạc. Loạt phim nhận nhiều lời khen ngợi khi chứa đựng hàng loạt cảnh hành động sáng tạo nhưng không kém phần chân thực, đồng thời giữ lại được nhiều chi tiết cảm động ở nguyên tác.
Parasyte (2014): Hai tập phim Parasyte được thực hiện dựa trên loạt manga cùng tên của Hitoshi Iwaaki. Tác phẩm lấy bối cảnh khi một loài ký sinh ngoài vũ trụ đổ bộ xuống Trái đất, thâm nhập vào não bộ con người để kiểm soát cơ thể. Tuy nhiên, một trong số đó thất bại trong việc chiếm lấy Shinichi Izumi và cậu học sinh trở thành người hùng bất đắc dĩ trong thời kỳ hỗn loạn. Yếu tố kinh dị và hài đen trên các trang truyện tiếp tục trở thành điểm nhấn của hai bộ phim chuyển thể, giúp Parasyte chiếm lấy cảm tình của người hâm mộ.
Hot Road (2014): Hot Road là câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng bi thương giữa cô nữ sinh Kazuki và chàng trai nổi loạn Haruyama của băng nhóm môtô Nights, khi cả hai còn chưa chạm ngưỡng đôi mươi. Thông qua loạt manga, tác giả Taku Tsumugi muốn nêu lên những bất ổn trong tâm lý và cuộc sống của người trẻ Nhật Bản. Bộ phim Hot Road cũng khắc họa được điều đó, với cặp diễn viên "trai tài gái sắc" Rena Nounen - Hiroomi Tosaka, trên nền là những cảnh quay đẹp đến nao lòng.
I Am a Hero (2016): Loạt truyện của Kengo Hanazawa xoay quanh Hideo Nakata - một nghệ sĩ truyện tranh có sự nghiệp thất bại, nhưng nay phải chạy trốn khỏi thảm họa zombie đang hoành hành khắp Nhật Bản. Trên chuyến hành trình đó, Hideo dần dà khám phá ra con người thực sự của bản thân, trở thành người hùng thời loạn. Bộ phim chuyển thể loại bỏ hầu hết các yếu tố siêu nhiên trong truyện, thành công cân bằng giữa hài hước và kinh dị như nguyên tác. Còn các sinh vật zombie trong phim có tạo hình đáng sợ cùng lối di chuyển sáng tạo. Tất cả giúp I Am a Hero trở thành một phim live-action đáng nhớ được thực hiện dựa trên truyện tranh.
Theo Zing
Khi tinh thần Samurai Nhật Bản được tôn vinh trong phim Hollywood Những chàng Samurai mạnh mẽ cùng những luật lệ nghiêm khắc mang lại sự thích thú không chỉ với những người yêu thích đất nước Nhật Bản mà còn với nhiều nhà làm phim. Vốn luôn mang sự thu hút một cách bí hiểm từ những đường kiếm và tôn chỉ hoạt động, Samurai luôn gây ấn tượng vô cùng lớn với khán...