Rượu thuốc cho quý ông lười yêu
Khi nam giới chán yêu cũng là lúc cậu nhỏ gặp vấn đề. Thế nhưng ít người dám công nhận chuyện gặp rắc rối vì yếu với vợ nên lâu dần không còn ham muốn khiến vợ sinh nghi.
Khi nam giới chán yêu cũng là lúc cậu nhỏ gặp vấn đề. Thế nhưng ít người dám công nhận chuyện gặp rắc rối vì yếu với vợ nên lâu dần không còn ham muốn khiến vợ sinh nghi. Rượu tuy có hại nhưng nếu uống lượng vừa đủ, đúng thì sẽ có lợi, nhất là trong chuyện ấy.
Rượu liên tử: hạt sen 50g, rượu trắng 500ml. Hạt sen bỏ vỏ và tâm, đập vụn rồi đem ngâm với rượu trong bình kín, sau nửa tháng thì dùng được. Công dụng: dưỡng tâm an thần, kiện tỳ chỉ tả, ích thận chỉ di; thích hợp cho những người bị mất ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, di tinh, đái dầm, xuất tinh sớm, phụ nữ bị khí hư, đi lỏng do tỳ vị hư yếu. Trường hợp đại tiện táo kết không nên dùng.
Rượu hà thủ ô: hà thủ ô 150g, rượu trắng 500ml. Hà thủ ô rửa sạch, thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 15-20 ngày có thể dùng được. Công dụng: bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết, chống lão hóa; thích hợp cho người bị chứng can thận bất túc, biểu hiện bằng các dấu hiệu đầu choáng, tai ù, mất ngủ, hay quên, râu tóc bạc sớm, di tinh, liệt dương (trong y học hiện đại là các bệnh suy nhược thần kinh, thiếu máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, táo bón kinh niên…).
Video đang HOT
Rượu tắc kè: tắc kè một đôi, thỏ ty tử 30g, kim anh tử 20g, long cốt 20g, trầm hương 3g. Tắc kè làm sạch, chặt miếng sấy khô, các vị thuốc trợ giúp sinh lý nam khác tán thành vụn, ngâm với 2 – 3 lít rượu trắng, khoảng 20 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-25ml. Bổ thận tráng dương, cố tinh, thường dùng như thuốc chữa yếu sinh lý ở nam giới, chữa các chứng bệnh như di tinh, tảo tiết, dương nuy, lưng đau gối mỏi, tinh thần suy nhược…
Rượu nhung: Nhung là gạc non của hươu, có màu đen xám hay vàng mơ, nếu mọc vào tiết hạ chí thì gọi là mê nhung, bổ phần âm huyết; còn mọc vào tiết đông chí thì gọi là lộc nhung, bổ phần dương khí. Mê nhung thường lớn hơn lộc nhung. Nhung tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết hoặc gân xương lưng gối đau nhức. Ngâm 20-40g nhung hươu trong 500ml rượu, sau 7 ngày có thể dùng được; hoặc nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu khoảng 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml.
5 loại rượu ngâm thảo dược có tác dụng chữa bệnh
Cùng chuyên gia đông y điểm danh 5 loại rượu ngâm thảo dược có giá trị cao trong phòng, điều trị bệnh.
Rượu đương quy.
Thị trường rượu Tết đang ngày càng sôi động, bên cạnh các loại rượu ngoại, rượu siêu thị chúng ta còn một lựa chọn vô cùng tuyệt vời đó là rượu thảo dược tự ngâm.
Các loại rượu ngâm thảo dược thường được nhân dân sử dụng ngày 2-3 ly nhỏ phòng trị bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, rượu thuốc cũng như các sản phẩm thuốc khác nếu sử dụng đúng liều, đúng lúc đều mang lại hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng quá liều đều không tốt.
Dưới đây, Lương y Nguyễn Minh Phúc (nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu) chỉ ra 5 loại rượu quý từ thảo dược có giá trị cao trong phòng, điều trị bệnh.
Rượu ngũ gia bì: Tác dụng chữa các chứng phong thấp tê bại, khoẻ gân xương bổ tinh tủy. Cách chế: Ngũ gia bì hương bỏ hết xương lõi rửa sạch xắt nhỏ 100g, gia thêm đương quy, ngưu tất mỗi vị 40g tất cả vào túi vải ngâm với 1 lít rượu ngon khoảng 3 tuần dùng, ngày 3 ly nhỏ.
Rượu đương quy: Tác dụng hòa huyết bền gân khoẻ xương, chữa mọi chứng điều hòa kinh nguyệt, huyết hư, hư lao, nội thương phiền khát. Cách chế: Đương quy loại tốt mềm thơm thái lát khoảng 100g, hoàng kỳ 40g ngâm với một lít hoặc hơn 2 - 3 tuần sử dụng.
Rượu xương bồ: Tác dụng chữa 36 chứng phong, 12 chứng tê, chứng yếu xương, thông huyết mạch, uống lâu thông minh. Cách chế: Thạch xương bồ 100g giã giập ngâm với 1 lít rượu 2 - 3 tuần uống được.
Rượu cúc hoa: Tác dụng chữa các chứng đầu phong, tỏa tai sáng mắt, khỏi tê trừ bách bệnh. Cách chế: Cúc hoa trắng 100g, thục địa, đương quy, cẩu kỷ mỗi vị 20g ngâm với 1,5 lít rượu ngon dùng dần.
Rượu hoài sơn: Tác dụng khoẻ tỳ vị, thêm tinh tủy chữa mọi thứ phong choáng váng. Cách chế: Hoài sơn thái lát mỏng 100g, sơn thù, ngũ vị tử, nhân sâm mỗi vị 20g ngâm nấu với 1 lít rượu dùng dần.
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
5 bài rượu thuốc được ví là thần dược 'hồi xuân' cho phái nữ Rượu thuốc không chỉ biết đến với nhiều công dụng tốt cho phái mạnh mà còn được coi là thứ thần dược 'hồi xuân' cho nữ giới khi sử dụng đúng cách. Ảnh minh họa Theo Y học cổ truyền, rượu có vị cay, tính ấm, có công năng, khai vị giúp ăn ngon, hưng phấn thần kinh, dẫn thuốc nhanh hơn. Phụ...