Rượu rắn có trị được bệnh xương khớp?
Nhiều người nghe đồn rượu ngâm rắn có thể chữa được bệnh đau xương khớp nên sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng mua bình rượu ngũ xà, cửu xà về uống dần.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vì rắn có rất nhiều độc tính nên quá trình sơ chế, ngâm và bảo quản không tốt có thể khiến người uống bị ngộ độc.
Theo các bác sỹ, những người có bệnh nội khoa (thận, huyết áp, gan, tim mạch…) không nên dùng rượu rắn. Vì khi ngâm toàn tính (cả con rắn), nọc rắn dung hòa trong rượu có giảm, không gây nguy hiểm cho người bình thường, nhưng với người có các chức năng suy yếu sẽ khó đào thải ra khỏi cơ thể
Trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp
Sức khỏe của anh Lê Văn Kiêm (43 tuổi, Bà Rịa – Vũng Tàu) bỗng “tụt” nhanh, mỗi khi khom người hay làm việc nặng là xương khớp kêu lắc rắc, đau ê ẩm. Nghe đồn ăn thịt rắn và uống rượu rắn chữa được bệnh đau xương khớp, dù không có tiền nhưng anh Kiêm vẫn đi vay mượn mua bằng được một bình rượu rắn về uống để mong đẩy lùi bệnh tật.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hà, 50 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) làm nghề nấu bếp, bị thoái hóa khớp cổ tay, vùng gai gáy và đặc biệt là thắt lưng nên rất đau ở các vùng này mỗi khi gặp lạnh, nồm ẩm. Có lần bà cúi xuống bê đồ sai tư thế mà sụm người vì bị đau. Cũng nghe mọi người nói uống rượu rắn sẽ đỡ, mặc dù không biết uống rượu và bị cao huyết áp nhưng bà Hà vẫn cố uống. Bệnh tật chưa được đẩy lùi nhưng bà Hà đã phải vào viện cấp cứu vì tăng huyết áp.
Theo TS.BS Hồng Hoa (khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội), tuổi trung niên là tuổi của bệnh xương khớp (nhưng gần đây có nhiều trường hợp chỉ ngoài 30 tuổi), hay gặp là thoái hoá khớp, dẫn tới bị đau ở vai gáy, cột sống, cổ và các khớp hay phải chịu lực như khớp gối, khớp háng. Thoái hóa khớp nhanh làm sụn khớp mất độ trơn, lớp sụn ngày càng mỏng, mòn khuyết, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ. Lượng dịch khớp bôi trơn các đầu khớp xương và sụn cũng dần cạn kiệt khiến khớp xương hoạt động phát ra tiếng kêu, dẫn tới các cơn đau.
Trong khớp người có chất acid hyaluronic (khoảng 3mg/1ml dịch khớp) để tạo độ nhớt bôi trơn khớp và chống sốc, kháng viêm… Khi nồng độ a xít hyaluronic giảm do thoái hoá thì khớp sẽ bị lực tác động gây đau, viêm… Tây y có thuốc đặc trị hoặc tiêm chất nhờn để cung cấp lại axít này cho dịch khớp, kích thích sụn khớp sinh ra axít hyaluronic. Nhưng thuốc đặc trị thường có các tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Trên thế giới cũng chỉ điều trị làm chậm quá trình thoái hóa, chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu.
Có nên dùng rượu rắn?
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cho rắn là vị thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan tới xương khớp, có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm và là thuốc bổ mạnh gân cốt. Cao rắn hổ mang giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt…
Trong dân gian dùng rượu rắn để điều trị thoái hóa khớp, chủ yếu là ngâm rượu tam – ngũ – thất – cửu xà để uống và nhiều món ăn từ rắn giúp tăng cường sức khỏe cho xương cốt. Bộ rắn hay dùng ngâm rượu là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo ngâm tươi (ngâm khô, tán bột chỉ là bất đắc dĩ) và ngâm toàn tính (ngâm cả con) hoặc phối hợp thêm vài vị thuốc.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ, rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để được bệnh. Y học chính thống đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả điều trị của các bài thuốc có dùng con rắn. Các tác dụng nếu có chỉ mới dừng lại ở mức độ dinh dưỡng. Do đó, quan niệm ăn thịt rắn hay uống rượu rắn để cải thiện thoái hoá khớp, loãng xương là chưa có cơ sở khoa học, bởi các dưỡng chất không thể tự đi vào trong khớp để trở thành axít hyaluronic được.
GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam e ngại về những độc chất còn trong con rắn nếu người dân tùy tiện dùng. Ông khuyên người dân bị thoái hóa khớp nên tới bệnh viện chuyên khoa để khám, điều trị; thường xuyên vận động hợp lý, tránh cho khớp bị quá tải và ăn uống đầy đủ có thể lực tốt.
GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cũng cho rằng, ở một số nước có dùng rượu rắn để chữa bệnh. Nhưng ở Việt Nam quá trình sơ chế – ngâm, bảo quản rắn và bản thân con rắn cũng có những thành phần vi khuẩn, độc chất khó kiểm soát. Do đó, uống rượu rắn có thể bị ngộ độc, không tốt và không nên dùng. Nếu phải dùng rượu rắn thì cũng lưu ý chỉ dùng loại rượu đã có kiểm soát nguyên liệu, quá trình ngâm tẩm…
Theo Giadinh
Chữa đau xương khớp bằng mã tiền, nghệ
Trong Đông y, có một số thảo dược được dùng để chữa trị các trường hợp chấn thương do bị trúng đòn, té ngã, trật khớp, bong gân, tay chân đau nhức.
Hạt mã tiền
Cây mã tiền còn gọi là củ chi, thuộc họ mã tiền (Loganiaceae), cây gỗ cao 10 - 12m, có khi tới 25m, phân nhánh trên 7m. Theo Đông y, mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết, tiêu thũng. Thường dùng để chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, suy nhược thần kinh, đái dầm, làm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.
Mã tiền là vị thuốc độc (bảng A) nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 - 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. Trẻ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. Người ta còn chế rượu thuốc có mã tiền để xoa bóp, chế thuốc tiêm strychnin tinh khiết.
Quả cây mã tiền.
Nghệ dùng cả thân củ
Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.
Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.
Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.
Theo Kiến Thức
Những lời khuyên người đau lưng không nên bỏ qua Đừng ngần ngại, hãy thực hiện ngay một vài biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để đánh bật cảm giác đau nhức đang hành hạ cái lưng của bạn. Ảnh minh họa: Internet 1. Hãy thư giãn Chính sự lo lắng, căng thẳng về cơn đau đã ám ảnh bạn, khiến bạn dễ bị co thắt cơ hơn. Hiện tượng...