Ruộng đồng nứt toác, cá chết trắng bờ sông vì nắng gắt
Tình trạng nắng nóng kéo dài tại Nghệ An khiến hàng nghìn diện tích đất sản xuất khô hạn, nứt nẻ, nhiều hồ đập cạn nước, cá chết nổi trắng hai bên bờ sông Cấm.
Tại xã Nghi Thuận ( huyện Nghi Lộc, Nghệ An) hàng trăm ha đất nông nghiệp nứt toác vì khô hạn, thiếu nước tưới. Có 260ha đất sản xuất lúa phải bỏ hoang vì không có nước tưới tiêu.
Hai bên bờ sông Cấm, đoạn chảy qua xã Nghi Thuận cá chết trắng dạt nổi hai bên bờ sông Cấm như cá rô, cá diếc, cá rô phi, ốc hến… Cá chết vì trời hạn hán, nước sông nóng cộng với nước biển xâm lấn khiến các loài cá nước ngọt không thể sống nổi.
Hạn hán kéo dài khiến nước mặn xâm thực vào sâu tong đất liền ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An trưa 11/7 – Ảnh: Quốc Huy
Nhiều đàn cá nối đuôi nhau lóc lên bờ, chết cứng vì nước mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền.
Ông Lê Thanh Hải – Chủ tịch UBND xã Nghi Thuận (huyện Nghi Lộc) cho biết, toàn xã có 300ha diện tích đất trồng lúa, tuy nhiên do hạn hán người dân chỉ gieo trồng được 40ha. Nếu trong tuần tới, nếu tình trạng nắng hạn tiếp tục diễn ra thì diện tích lúa đã gieo trồng này cũng có nguy cơ chết.
Theo ông Hải, đây là đợt hạn hán gay gắt nhất trong nhiều năm qua. Nếu trời không mưa, hàng trăm ha cây trông sẽ chết, nước sinh hoạt của người dân cũng sẽ thiếu thốn nghiêm trọng.
Hiện xã đang khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích trồng hoa màu bỏ hoang sang trồng cây hành tăm, bởi vì đây là loại cây trồng có thể chịu được hạn hán.
Cá chết trắng ở bên bờ sông Cấm do nước mặn xâm thực
Ông Trần Nguyên Hòa – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, nắng hạn kéo dài khiến gần 1.000ha đất lúa không thể sản xuất, 2.600ha lúa đã gieo trồng nhưng bị hạn, trong đó hạn nặng 700 ha.
Ngoài ra, nhiều diện tích cây trông khác bị hư hại nặng như dưa hấu 57,5ha, dưa lê 18,6ha, dưa lưới gần 1ha.
Tình hình khô hạn cũng khiến nước trên sông Cấm chảy qua nhiều xã của huyện Nghi Lộc bị xâm nhập mặn, huyện này đang lên kế hoạch đắp sông Cấm tại điểm cầu N5 (xã Nghi Thuận) để tăng mực nước sông và ngăn xâm nhập mặn.
Ông Hòa khuyến cáo, người dân sử dụng nước hợp ký, tiết kiệm, chồng rò rỉ, thất thoát, vùng hồ tận dụng nước khe, suối, nước tận dụng, tiết kiệm nước hồ để tưới chống hạn lâu dài.
Người dân cũng cần chuyển đổi những diện tích chưa gieo trồng sang gieo trồng các loại cây trồng khác nhằm tận dụng tài nguyên đất.
Huyện Quỳ Hợp được xem là thủ phủ cam Vinh của tỉnh Nghệ An. Nơi được biết đến là nguồn cung cấp cam dồi dào với cánh đồng trải dài hàng nghìn ha.
Tuy nhiên, 2 tháng qua, nông dân nơi đây đang gồng mình chống nắng nóng, cứu những gốc cây, trái quả đang bị thiêu cháy.
Cánh đồng cam thiếu nước đang từng ngày héo hon, co quắp
Video đang HOT
Dọc theo đường trung tâm xã Minh Hợp vào xóm Minh Hồ, 2 bên là những cánh đồng cam tít tắp. Trên cây lá khô quắt, phất phơ và chỉ làn gió nhẹ là rơi, quả non cháy vàng, rụng đầy mỗi gốc.
Thậm chí, có cây quả, lá rụng hết, trơ trọi, chết dần mòn giữa nắng nóng. Vương cam xanh mướt, tốt tươi, đầy mầm chồi nẩy nở ngày nào giờ chỉ còn là màu vàng cháy.
Ông Đàm Sỹ Hiên (SN 1961) có vườn cam rộng 2,5 hécta với 500 gốc cam, chủ yếu là cam Xã Đoài, cam Vân Du trồng năm 2016 nên cây còn nhỏ, năng suất thấp. Lứa cam năm nay phải đến tháng 10, tháng 11 mới thu hoạch được.
Cam rụng tả tơi vì thiếu nước, khô hạn kéo dài chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây
Mặc dù gia đình đầu tư giếng khoan, hệ thống phun tưới nhưng không chống nổi nắng nóng của thời tiết.
Ông Hiên bây giờ không dám nghĩ tới chuyện năm nay thu được bao nhiêu, chỉ biết ngày đêm quần quật cứu cam, hy vọng trời hạ nhiệt, mưa về.
Ông Quán Vi Giang – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quỳ Hợp cho biết, trong số hơn 2.000 ha cam thì có khoảng 1.500 ha bị héo. Khoảng 500 ha do bà con đầu tư tưới công nghệ nhỏ giọt, khoan giếng lấy nước tưới tại chỗ nên mức độ héo ít hơn.
Không thể sống được giữa thời tiết nắng nực, gió Lào nhiều ngày qua
La liệt cá ở hai bên bờ sông Cấm
Nhiều con cá rô đã chết từ mấy ngày trước
Cá chết thành nhiều đàn nối đuôi nhau trước thời tiết khốc liệt nhiều ngày qua ở Nghệ An
Dòng sông Cấm đã bị nước mặn xâm thực
Chưa bao giờ sông Cấm lại có nhiều cá chết đến vậy
Hai con cá lóc lên bờ rồi nằm chết vì nắng nóng
Trạm bơm ngưng hoạt đồng vì hạn hán và nước mặn xâm thực
Bèo tây chết la liệt, đất đai khô nứt nẻ
Đập Khe Cấy rộng 19ha, tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An cung cấp tưới tiêu cho hơn 300ha lúa nhưng nay cũng bị trơ đáy. Tỉnh Nghệ An đang cho nhà thầu cải tạo để kịp thời phục vụ sả xuất, tưới tiêu cho ngành nông nghiệp
Đà Nẵng: Giá rau, củ, quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Những ngày gần đây, giá rau, củ, quả thực phẩm tại các chợ trên địa bàn TP.Đà Nẵng luôn ở mức "nóng" và tăng cao. Điều này giúp cho bà con nông dân trồng rau rất phấn khởi và tăng cường chống nắng để có sản phẩm bán ra thị trường.
Nguồn cung khan hiếm
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), 50 hộ dân trồng rau đang bị ảnh hưởng sản xuất do nắng nóng kéo dài, khô hạn. Các ruộng rau ngắn ngày như: rau cải, rau muống, rau dền... dù được chăm sóc thường xuyên nhưng sản lượng vẫn giảm mạnh.
Nông dân chăm chỉ làm cỏ, bón phân, tưới nước thường xuyên để cho sản lượng rau cao.
Bà Nguyễn Thị Miều (trú thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) chia sẻ: "Thời tiết nắng ráo thì thuận lợi nâng cao năng suất rau củ quả, nhưng nắng cháy da như mùa này thì người cũng chết huống gì rau. Dù cung cấp nước tưới 2-3 lần/ngày nhưng rau vẫn chết một phần và chậm phát triển. Tôi trồng cải thì không mọc, rau dền vì nắng quá nên chậm lớn, bí đao cũng không ra trái. Dẫn đến năng suất chung giảm, không đủ cung ứng cho thị trường".
Nắng nóng kéo dài, lại thêm nguồn nước nhiễm mặn khiến 5ha đất canh tác của HTX rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) bị bỏ hoang, nông dân không thèm xuống giống. Nhiều loại rau quả chủ lực như: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, bí đao, mướp cũng chết khô vì nước nhiễm mặn. Dẫn đến sản lượng chung giảm 50% so với trước, bà con ôm lỗ nặng.
Tại các chợ dân sinh, sức tiêu thụ rau, củ, quả rất mạnh với giá bán tăng lên từng ngày.
Chị Hạnh, nông dân tại HTX La Hường than thở: "Rau củ quả vì nắng nóng quá mà phát triển chậm, thậm chí không nảy nở, hư thối. Nếu trồng xen canh bí đao, mướp hoặc bầu với rau màu thì năng suất không đảm bảo. Do đó, rau củ quả mùa nắng nóng hao hụt sản lượng lớn, khan hiếm hàng, thêm một số loại không trồng được như: xà lách, rau húng, rau quế, khổ qua... nên giá bán cao hơn mọi khi".
Chị Trần Thị Thủy, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) tâm sự, năm nay thời tiết nắng hạn nên trồng rau khó khăn, đất xấu, đa số bà con đều chuyển sang trồng bắp, sắn, mè khiến nguồn cung bị hao hụt lớn. Nhiều thương lái, khách quen đến tận vườn đặt mua rau mà nông dân không đủ hàng để bán.
Giá rau quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Một công nhân sơ chế và đóng gói rau tại HTX rau sạch Túy Loan nói: "Vì thời tiết nắng nóng kéo dài nên rau màu cũng khó phát triển, sản lượng giảm mạnh so với trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lại rất cao nhưng nguồn rau tại chỗ không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện tại, HTX thu mua rau của nông dân với giá cao, 7.000 đồng/bó rau cải, rau muống, mồng tơi; 5.000 đồng/bó rau dền; bí đao 8.000 đồng/kg".
Một số rau quả khan hiếm có giá cả tăng vọt như: khổ qua, đậu tây, xà lách, rau gia vị các loại... nhưng nhà nông trên địa bàn TP.Đà Nẵng lại không có hàng để bán.
Ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan cho biết, Phòng NN&PTNN huyện Hòa Vang hỗ trợ 10 giếng khoan nước cho gần 50 hộ dân có đủ nước tưới. Điều này giúp bà con tích cực sản xuất, kết hợp làm cỏ, bón phân, cải tạo đất để duy trì năng suất. Tuy trồng rau mùa nắng hạn vất vả, nhưng giá cả lại cao, bà con phấn khởi khi thu lãi từ 150.000-300.000 đồng/ngày.
Nông dân chọn trồng các loại rau ngắn ngày, chịu hạn như: rau muống, rau dền, rau lang để cố gắng bám trụ sản xuất.
"Chỉ cần có đủ nước tưới thì hai sào mướp của tôi trúng đậm. Nhiều vùng trồng rau trọng điểm khác như Túy Loan, La Hường đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt nên nguồn rau nhìn chung bị thiếu hụt. Nếu khách hỏi mua thì tôi bán mướp giá 10.000 đồng/kg, còn thương lái thu mua tại vườn với giá 15.000-18.000 đồng/kg (cao gấp đôi so với vụ trước)...", ông Tám, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) hứng khởi nói.
Do nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành tăng lên qua từng ngày, tăng từ 2.000-5.000 đồng.
Tại chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các gian hàng rau củ quả luôn tấp nập người mua bán. Lượng rau tại đây được nhập chủ yếu từ các vùng trồng rau sạch ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, vì nguồn rau quả tại địa phương khan hiếm nên thương lái phải nhập thêm hàng từ Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An... nhằm đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường.
Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg...
Chị Kim Ánh, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối cho biết: "Vì nắng nóng nên nông dân khó trồng rau và sản lượng giảm mạnh, không đủ cung cấp cho thị trường. Ngoài nguồn rau thu mua từ Điện Dương (Quảng Nam), tôi còn phải nhập thêm từ các mối khác mới đủ bán. Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg...
Khảo sát tại các chợ dân sinh khác như chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang), rau củ quả được nhập về từ chợ đầu mối Hòa Cường và một số vùng sản xuất nhỏ lẻ khác. Các tiểu thương cho hay, nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành nhích lên qua từng ngày: khổ qua 20.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng), cải ngọt 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng), xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 15.000-20.000 đồng), rau mồng tơi 10.000 đồng/bó (tăng 2.000-3.000 đồng).
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung chống hạn cây trồng vụ hè thu và phòng, chống cháy rừng Nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh tiếp tục kéo dài đến ngày 2/7/2020, nguy cơ hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè. Nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở xã Điền Mỹ (Hương Khê - Hà Tinh) đã nứt nẻ. Ảnh Hữu Trung. Nguy cơ hạn hán sẽ xảy...