Ruộng bậc thang ở Lục Hồn
Ruộng bậc thang Lục Hồn được biết đến là một nơi phong cảnh hữu tình, tọa lạc ở nơi có cảnh quan đẹp, hài hòa với môi trường tự nhiên, là sự kết hợp của 4 yếu tố: nước – rừng – đất – thôn bản.
Ruộng bậc thang tại xã Lục Hồn. Ảnh: Tạ Quân.
Vừa qua, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng Khoa học thẩm định xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh Ruộng bậc thang Lục Hồn, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu. Đây được xem là một hướng đi vững chắc cho dạnh thắng đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước.
Ruộng bậc thang Lục Hồn được biết đến là một nơi phong cảnh hữu tình, tọa lạc ở nơi có cảnh quan đẹp, hài hòa với môi trường tự nhiên, là sự kết hợp của 4 yếu tố: nước – rừng – đất – thôn bản. Do đó, vẻ đẹp của các ruộng bậc thang nơi đây là vẻ đẹp hòa quyện giữa tự nhiên và nhân tạo, giữa truyền thống và hiện đại. Và hơn hết, đây còn là nơi gìn giữ các giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống của các tộc người Dao, Sán Chỉ, là cột mốc văn hóa tồn tại một cách tự nhiên khẳng định chủ quyền biên giới thiêng liêng.
Ruộng bậc thang xã Lục Hồn trải dài ở độ cao từ 300-600 m trên các sườn đồi, sườn núi phía tây núi Cao Xiêm. Do đặc điểm địa hình dốc nên những ruộng bậc thang nơi đây rất hẹp, có chiều rộng chỉ khoảng 1-2 m nhưng uốn lượn, chạy dọc cả quả đồi tạo nên các hình lượn sóng, uốn khúc đẹp mắt. Dự kiến, diện tích khoanh vùng bảo vệ làm thắng cảnh khu vực 1 là 48,7 ha, khu vực 2 là 41,65 ha.
Tại cuộc họp thẩm định hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh Ruộng bậc thang Lục Hồn, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, các thành viên trong hội đồng đã thảo luận về các tiêu chí đánh giá về danh lam thắng cảnh này. Trong đó, bổ sung các chi tiết còn thiếu của lý lịch di tích, ảnh khảo tả di tích, đánh giá về bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích cũng như khoanh vùng bảo vệ…
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Để có thể đủ căn cứ xếp hạng di tích cấp tỉnh Ruộng bậc thang Lục Hồn, huyện Bình Liêu cần bổ sung thêm các nội dung mà hội đồng đã nhận xét như bổ sung lý lịch di tích, ảnh khảo tả di tích… để sớm đưa Ruộng bậc thang Lục Hồn trở thành danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Bên cạnh đó, huyện Bình Liêu cũng cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc bảo vệ, phát huy giá trị của danh thắng, có phương hướng mở rộng thêm và phát triển du lịch 4 mùa, tạo ra sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách…
Mùa vàng rực rỡ trên rẻo cao Bình Liêu
Lúa chín vàng ươm trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn cùng sắc màu văn hóa rực rỡ của người Dao, Sán Chỉ, Tày là những điểm nhấn ấn tượng thu hút du khách đến với Bình Liêu (Quảng Ninh) mỗi dịp thu về.
Video đang HOT
Huyện miền núi biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang hấp dẫn du khách với những cung đường biên hùng vĩ, lau trắng bạt ngàn; rừng sở, hồi, quế xanh ngát bên những con suối, thác nước. Nhưng ít ai biết nơi này cũng sở hữu những thửa ruộng bậc thang vô cùng đẹp mắt.
Nằm phía tây núi Cao Xiêm với độ cao từ 300 - 600m, ruộng bậc thang ở xã Lục Hồn tạo nên cảnh quan vô cùng ấn tượng. Ruộng hẹp và dốc, uốn lượn như những con sóng, trải dần từ sườn đồi, sườn núi xuống thung lũng có dòng suối mát trong.
Xen giữa sóng lúa vàng ở thôn Ngàn Pạt, Cao Thắng, Khe O, những bản làng của người Dao, người Sán Chỉ mái ngói rêu phong dưới nắng chiều.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11, hàng trăm ha ruộng bậc thang Bình Liêu vào mùa gặt. Áo xanh của người Sán Chỉ, áo đỏ người Dao, áo chàm người Tày, màu vàng của lúa chín...tạo nên bức tranh nhiều màu sắc.
Ruộng bậc thang Lục Hồn vừa được công nhận là là Di tích Danh thắng cấp tỉnh. Năm nay, lần đầu tiên Hội mùa vàng Bình Liêu được tổ chức, giới thiệu đến du khách một sản phẩm du lịch mới của Quảng Ninh. Ngoài tham quan, du khách còn có cơ hội bay dù lượn để ngắm mùa vàng từ trên cao, trải nghiệm gặt lúa trên ruộng bậc thang...
Các trò chơi đánh quay, ném còn, kéo co, đẩy gậy thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, du khách. Hoạt động độc đáo bậc nhất của lễ hội là giải bóng đá nữ xã Húc Động, nơi duy nhất du khách có thể chiêm ngưỡng các cô gái Sán Chỉ mặc váy truyền thống thi đấu.
Các trận thi đấu diễn ra vừa gay cấn, quyết liệt, vừa đầy ắp tiếng cười rộn rã. Các nữ cầu thủ Sán Chỉ khéo léo đi bóng, qua người ghi bàn khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục.
Phong trào bóng đá "có một không hai" này được phụ nữ Sán Chỉ duy trì từ lâu và tổ chức khá thường xuyên, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng cao Quảng Ninh.
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam có mặt tại một trận thi đấu, bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú trước vẻ đẹp văn hóa đặc sắc này.
Cùng với đó, hàng loạt hoạt động đặc sắc như tái hiện nghi lễ đám cưới dân tộc Sán Chỉ, lễ Mừng cơm mới, hướng dẫn du khách trải nghiệm ẩm thực phở xào Đồng Văn, đêm giao lưu hát Soóng cọ... diễn ra trong dịp cuối tuần
Vẻ đẹp của mùa vàng Bình Liêu ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham quan, ngắm cảnh và khám phá văn hóa, ẩm thực.
Bình Liêu cũng tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch trong dịp này, kích cầu du lịch và khai thác, phát huy các giá trị khác biệt, lợi thế của địa phương trong dịp thu đông.
Nhằm giới thiệu tới du khách về vùng đất tươi đẹp, con người thân thiện và giàu bản sắc, Bình Liêu sẽ tiếp tục nhiều hoạt động văn hóa du lịch từ nay đến cuối năm, trong đó Hội hoa Sở dự kiến tổ chức vào tháng 12 tới./.
Lên Bình Liêu ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Thu về là thời điểm vùng cao Bình Liêu bước vào mùa đẹp và lãng mạn nhất trong năm. Chắc hẳn sẽ là trải nghiệm thú vị khi được chiêm ngưỡng các cung đường, các thửa ruộng bậc thang tầng lớp ở Lục Hồn, Đồng Văn và nhiều địa điểm khác. Đây cũng là một trong những hoạt động chính của Hội mùa...