Rước vạ vì xăm mình
Khi một loạt ca bị nhiễm trùng da tại trung tâm New York được phát hiện vào mùa thu năm ngoái, nhà chức trách nhận thấy họ đều là khách hàng của một nghệ nhân xăm mình nổi tiếng.
Xăm mình có thể khiến bạn phải phẫu thuật cắt bỏ phần da bị nhiễm trùng
Điều kỳ lạ là toàn bộ các thiết bị, dụng cụ và phương pháp xăm của người này đều rất sạch sẽ, tiệt trùng. Cuối cùng, họ phát hiện thấy loại mực xăm mà ông ta sử dụng – kể cả trong chai nguyên, chưa mở, lại không hề vệ sinh chút nào. Oái oăm thay, đây lại là loại mực phổ biến, được bày bán rộng khắp tại Mỹ.
Tương tự, các cuộc điều tra ở Colorado, Washington và Iowa đều tìm ra hàng loạt vi khuẩn có hại trong ba thương hiệu mực xăm phổ biến. Ít nhất 22 trường hợp nhiễm trùng da đã được phát hiện tại 4 bang này do sử dụng mực xăm bẩn, LiveScience cho hay.
Thủ phạm chính của đợt “bùng phát” này là Mycobacterium chelonae, họ hàng của loại vi khuẩn gây ra bệnh lao và bệnh phong thường tìm thấy trong nước vòi. Mặc dù M.chelonae vô hại với những người có hệ miễn dịch bình thường, nhưng khi được truyền vào người thông qua mũi xăm, nó có thể gây ra vết sưng tấy, đau nhức, ngứa dữ dội trong nhiều tháng, đòi hỏi bệnh nhân phải dùng kháng sinh loại mạnh và đôi khi cả phẫu thuật cắt bỏ.
Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm (CDC), những ca nhiễm vi khuẩn M.chelonae do liên quan đến xăm mình trước đây đều xuất phát từ việc hãng mực sử dụng nước không tiệt trùng để chế tạo mực.
Xăm hình có nguy cơ bị nhiễm trùng da
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là liệu có loại mực xăm nào được làm từ nước tiệt trùng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì hiện chưa có bất cứ quy định pháp lý nào đòi hỏi mực xăm phải tiệt trùng, do đó người dùng chỉ biết dựa vào lời bảo đảm của hãng mực hoặc nghệ nhân xăm mình để “làm tin” mà thôi.
Hiện tại chưa có bất cứ số liệu thống kê nào về các ca bị nhiễm trùng da sau khi xăm mình, song nguy cơ sẽ không loại trừ bất cứ ai, CDC khẳng định. Để giảm thiểu nguy cơ, người tiêu dùng nên đến các cơ sở xăm có uy tín và yêu cầu loại mực được sản xuất riêng cho xăm. Trong trường hợp bị nhiễm trùng da, CDC khuyến cáo các bệnh nhân nên đến khám ở bệnh viện để có được phương án điều trị hợp lý nhất.
Theo Y Lam (Vietnamnet)
Xỏ khuyên, mất mạng như chơi
Cũng như xăm mình, việc xỏ lỗ xuyên qua da ở vị trí nào cũng tạo nguy cơ đối với sức khỏe do phải dùng vật sắc nhọn đâm vào da, phá hủy lá chắn bảo vệ cơ thể.
Một bộ phận giới trẻ đang có sở thích xỏ khuyên để thể hiện sự sành điệu. Ca sĩ, diễn viên cũng có nhiều người xem mốt xỏ khuyên mũi, tai, mi mắt, rốn... như một cách làm đẹp ấn tượng.
Hãy thận trọng bởi thú chơi này có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm. Một số bệnh viện từng cấp cứu nhiều trường hợp nhiễm trùng tại các vị trí xỏ khuyên như rốn, mắt, mũi, thậm chí cả bộ phận sinh dục.
Banh da xẻ thịt mà chơi
Xỏ khuyên cơ thê hiểu chính xác là châm kim vào vùng sụn hay da đê mở ra sang thương giông như môt lô rò và gắn vào đó những vât trang sức như nữ trang, nút kim loại, ngọc trai...
"Dân chơi" gọi trò xăm mình và xâu đục cơ thể nói chung là "Bod Mod" (Body Modification - điều chỉnh cơ thể). Kim loại thường được dùng xỏ khuyên đeo là thép phẫu thuật, vàng 14 - 18 karat, niobi, titan, bạch kim.
Hiện nay, Bod Mod còn cuốn hút cả giới văn phòng, kinh doanh và trí thức. Theo môt thông kê tại Hoa Kỳ, 36% giới trẻ ở đô tuôi 18 - 25 xỏ khuyên ở nhiêu vị trí đặc biêt trên cơ thê, trong đó nữ chiêm đa sô.
Xỏ khuyên dễ bị nhiễm trùng huyết. (Ảnh minh họa)
Nếu phái nam thường chỉ cài một chiếc móc ở mũi, lưỡi, cằm hoặc vành tai thì với các cô gái, dường như không có điểm nào trên cơ thể là vùng cấm cho Bod Mod. Nhiều cô còn xâu lỗ đeo khuyên ở rốn, chân mày, mi mắt, núm vú, "vùng tam giác"...
Những nguy cơ của xỏ khuyên
Cũng như xăm mình, việc xỏ lỗ xuyên qua da ở vị trí nào cũng tạo nguy cơ đối với sức khoẻ do phải dùng vật sắc nhọn đâm vào da, phá huỷ lá chắn bảo vệ cơ thể. Sai sót hay biên chứng rât thường xảy ra dù người thực hiện kỹ thuật này có được đào tạo chuyên môn về y khoa đi nữa.
Nhiễm trùng da, các trường hợp dị ứng, chảy máu, viêm gan, lây truyên HIV... rất khó tránh khỏi.
Biến chứng tại chỗ: tổn thương thứ cấp do xỏ khuyên cơ thể rất thường xảy ra với tỷ lệ thay đổi tuỳ vị trí: rốn (40%) tai (35%) mũi (12%) lưỡi, cằm, mi mắt, cơ quan sinh dục (8%) núm vú (5%).
Các biến chứng thường gặp là: chảy máu nhiễm vi khuẩn (Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas, Clostridium tetani, Mycobacterium...) nhiễm virút (viêm gan B-C, herpes, HPV, HIV) rách mô sẹo lồi tổn thương thần kinh dị ứng.
Với lưỡi, vùng xỏ lỗ lúc đầu sưng phồng lên, có nguy cơ nhiễm trùng hay dị ứng kim loại làm lưỡi sưng, đau. Đôi khi vật kim loại đeo trên lưỡi làm biến đổi giọng nói, ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai và nuốt, thậm chí làm hình thành mô sẹo, gây thương tổn cho các dây thần kinh lưỡi.
Việc xỏ lỗ trong miệng còn có thể làm tắc các tuyến nước bọt, cản trở chức năng tiêu hoá, tắc nghẽn đường hô hấp do viêm sưng và hóc nữ trang, hoặc gây chảy máu nặng do cọ xát.
Xỏ lỗ đầu núm vú ngoài chuyện gây đau còn có thể dẫn đến nhiễm trùng ống dẫn sữa. Xỏ lỗ ở vùng sinh dục có thể làm tổn thương các thần kinh cảm giác, cản trở việc vệ sinh hàng ngày và ảnh hưởng đến các sinh hoạt riêng hay chuyện sinh đẻ sau này.
Biến chứng toàn thân: gây chảy máu kéo dài ở người có rối loạn chức năng đông máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc có thể xảy ra sau xỏ khuyên đeo, đặc biệt ở vùng rốn, lưỡi, dái tai, môi và núm vú... do vi khuẩn trên kim loại xỏ vào hay viêm nhiễm trong lúc xỏ.
Tuỳ từng bộ phận trên cơ thể, thời gian lành vết thương có thể từ vài tuần cho đến hơn một năm (vết thương do xỏ lỗ phần sụn tai, cánh mũi... sẽ không lành nhanh như xỏ lỗ dái tai). Dùng cồn, ôxy già hay betadine để rửa có thể làm tổn hại các mô mềm mới tái tạo và làm vết thương chậm lành.
Trong một số trường hợp như dị ứng hay viêm nhiễm kéo dài, việc gỡ bỏ vòng khuyên đã xỏ là điều bắt buộc để bảo vệ sức khoẻ. Cũng cần lưu ý: các cơ sở y tế sẽ không chấp nhận sử dụng máu và các sản phẩm của máu được lấy từ người mới xỏ khuyên đeo hay xăm mình trong vòng dưới một năm để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường máu.
Theo Sài gòn tiếp thị
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong mùa hè Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Sau đây là cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng. 1. Bệnh tim mạch Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu...