Rước tro cốt lãnh tụ Fidel Castro về “nôi” cách mạng Cuba
Đoàn xe tang mang tro cốt lãnh tụ Cuba Fidel Castro bắt đầu hành trình 900 km trở về “cái nôi” cách mạng trước trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân ở thủ đô Havana.
Theo CBC News (Canada), tro cốt của nhà lãnh đạo huyền thoại được phủ quốc kỳ Cuba, trải qua quãng đường 900 km, qua 13 tỉnh để đến nơi an ninh cuối cùng ở thành phố Santiago de Cuba, miền đông Cuba.
Sáng 30/11, đoàn hộ tống đã khởi hành từ Quảng trường Cách mạng, dọc theo con đường ven biển Malecon ở Havana. Bình đựng tro cốt của lãnh tụ Fidel Castro được đặt trong hộp kính trong suốt và được xe jeep kéo đi.
Bình đựng tro cốt lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Đây là chuyến đi cuối cùng, tái hiện “hành trình tự do” của đội quân khởi nghĩa Sierra Maestra do lãnh tụ Fidel Castro dẫn đầu năm 1959. Thành phố khởi đầu cuộc cách mạng chống lại độc tài Batista và cũng là nơi Fidel Castro tuyên bố chiến thắng vào tháng 1.1959, sau sáu năm kháng chiến.
Hàng ngàn người Cuba đứng dọc theo những con phố, nơi đoàn xe tang chở tro cốt lãnh tụ Fidel Castro đi qua. Nhiều người đến sớm từ đêm hôm trước và ngủ lại ngay trên hè phố.
“Đây là tổn thất không thể thay thế”, người dân Cuba tên Rene Mena, 58 tuổi chia sẻ. “Ông ấy đã chiến đấu vì chúng tôi, chuẩn bị cho chúng tôi và giúp chúng tôi có cơ hội được giáo dục”.
Xe jeep đưa tro cốt lãnh tụ Fidel Castro trở về “cái nôi” cách mạng.
“Chúng tôi có mặt tại đây bởi vì ông ấy đã làm nên lịch sử”, Cecilio Saldago, một người dân sống ở vùng ngoại ô đã tới Havana để tiễn biệt lãnh tụ Fidel Castro. “Ông ấy xứng đáng được tưởng niệm như thế này. Ông ấy là điều tuyệt vời nhất đến với chúng tôi”
Nơi an nghỉ cuối cùng của lãnh tụ Fidel sẽ được đặt cùng nơi an nghỉ của người anh hùng dân tộc, nhà sáng lập nền độc lập chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha, Jose Marti và Carlos Manuel de Caspedes.
Video đang HOT
Nhiều người Cuba có mặt từ sớm để chứng kiến giây phút thiêng liêng này.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ca ngợi Cuba dưới thời lãnh tụ Fidel Castro, với những thành tựu vượt bậc trong giáo dục và chăm sóc y tế, cũng như hỗ trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
Lãnh tụ Fidel Castro sẽ được ghi nhớ như “chiến sĩ vĩ đại, chiến đấu cho lý tưởng rằng người nghèo có quyền được sống với phẩm giá của mình”, ông Zuma nói trước đám đông.
Ông Zuma gọi lãnh tụ Fidel Castro là một trong những nhà cách mạng vĩ đại của thời đại và là một trong những anh hùng lớn nhất của thế kỷ XX.
Theo Đăng Nguyễn – CBC News (Dân Việt)
Cuộc đời lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua ảnh
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa qua đời ở tuổi 90, sau khi cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926, mất ngày 25/11/2016. Ông là Thủ tướng của Cuba từ tháng 2/1959 tới tháng 12/1976. Sau đó ông làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba tới khi từ chức tháng 2/2008 vì lý do sức khỏe. Ảnh: AP
Fidel Castro lấy bằng Tiến sĩ Luật tại Đại học Havana năm 1950. Năm 1953, Fidel Castro cùng người em trai Raul dẫn theo 100 chiến sĩ tấn công trại lính Moncada Barracks, khởi đầu cuộc cách mạng chống chế độ độc tài Batista. Ông cùng em trai Raul bị bắt, kết án 15 năm tù. "Kết án tôi không là gì cả. Lịch sử sẽ giải oan cho tôi", Fidel tuyên bố tại phiên tòa. Ảnh: AFP
Sau cuộc khởi nghĩa, Fidel Castro trở thành biểu tượng của phong trào chống độc tài. Năm 1955, Fidel cùng em trai Raul được thả tự do. Họ sang Argentina gặp nhà cách mạng Ernesto "Che" Guevara, người sau này đóng vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng Cuba. Ảnh: AFP
Năm 1959, nhà độc tài Batista trốn khỏi Cuba. Fidel Castro tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba vào tháng 2/1959. Ông được người Cuba coi là anh hùng dân tộc. Fidel nổi tiếng với khả năng diễn thuyết hàng giờ đồng hồ, thu hút hàng triệu người Cuba lắng nghe. Ảnh: AP
Bài diễn thuyết dài nhất của Fidel Castro trước người dân Cuba kéo dài 7 giờ 10 phút. Ảnh: AFP
Fidel Castro và Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev. Fidel tuyên bố ông trung thành với lý tưởng Cộng sản. Năm 1961, ông cùng các lực lượng vũ trang Cuba đánh bại cuộc tấn công vào Vịnh Con Lợn do CIA tiến hành với mục đích lật đổ chính quyền. Mỹ sau đó cấm vận kinh tế với Cuba và mới gỡ bỏ từng phần lệnh cấm từ năm 2014. Ảnh: AFP
Fidel Castro luôn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ông là nguyên thủ đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị, ngay vào thời điểm cuộc chiến vẫn còn khốc liệt vào tháng 9/1973. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo Fidel Castro và cố Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng tháng 9/1973. Ảnh: VNA
Fidel Castro vẫy cờ của các chiến sĩ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Lãnh tụ Fidel từng tuyên bố: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!" Ảnh: VNA
Năm 2006, ông tạm nhường lại quyền lãnh đạo cho em trai Raul vì lý do sức khỏe. Nhà lãnh đạo Fidel chính thức từ chức năm 2008, sau 49 năm dẫn dắt Cuba. Sau đó, Fidel Castro dành thời gian để viết sách và viết báo. Ông được coi là người vẫn có ảnh hưởng lớn ở Cuba dù không còn cầm quyền. Ảnh: AP
Năm 2009, Cuba xuất bản cuốn sách dày 339 trang, tập hợp gần 2.000 bài phát biểu, trang viết của ông trong suốt 49 năm nắm quyền ở Cuba. Truyền thông Cuba cho biết cuốn sách cung cấp cho độc giả những công cụ hữu ích để tranh biện trong thế giới hiện đại và thể hiện những ý tưởng xuất sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Ảnh: AP
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến chào nhà lãnh đạo Fidel Castro ngày 15/11. Ảnh: Reuters
Lãnh tụ Fidel Castro qua đời lúc 22h29 ngày 25/11 (tức 10h29 sáng 26/11 giờ Hà Nội). Chủ tịch Cuba Raul Castro cho biết thi hài Fidel Castro sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11 theo đúng ý nguyện của ông.
Văn Việt
Theo Guardian
Tro cốt Fidel Castro bắt đầu hành trình về 'cái nôi' Cách mạng Hàng nghìn người đứng hai bên đường tiễn biệt cố chủ tịch Cuba lần cuối, khi tro cốt của ông được rước từ thủ đô Havana tới Santiago, trong hành trình dài 950 km. Người dân chờ đoàn xe rước tro cốt Fidel bắt đầu hành trình từ thủ đô tới thành phố Santiago, nơi được coi là "cái nôi" của Cách mạng....