Rước teo cơ, mỏng da do thuốc kém chất lượng
Có một thực trạng là bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hiện không có thuốc theo phác đồ, hoặc thuốc phiên bản (generic) không đảm bảo chất lượng.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị khoa học chuyên đề “Sinh học tế bào – Phân tử và Miễn dịch trong bệnh phổi” do Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) tổ chức ngày 22-11, thu hút 200 chuyên gia đầu ngành, bác sĩ trong và ngoài nước tham gia. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Quân y 175 đón tiếp chuyên gia về hô hấp đến từ Châu Âu-GS-TS Peter Barnes.
Thực trạng chung về bệnh phổi tại Việt Nam hiện nay, là cứ 100 bệnh nhân nhập viện do các bệnh về đường hô hấp, thì có 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng TP HCM, cho biết tỉ lệ mắc và tử vong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong cộng đồng ngày càng tăng.
Chi phí điều trị cho một bệnh nhân trong một đợt cấp nhập viện vì bệnh COPD là rất nặng nề
Ghi nhận tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho thấy chi phí thuốc điều trị trong một đợt cấp nhập viện vì COPD: nhẹ (7 ngày) là 420.000 đồng; trung bình, ngoại trú (7 ngày) là 1,8 triệu đồng, nội trú (7 ngày) là 17,7 triệu đồng; nặng (15 ngày) là 60 triệu – 93 triệu đồng (chưa kể các chi phí gián tiếp khác).
Một báo động khác là hiện nay, bệnh COPD không có thuốc theo phác đồ và thuốc phiên bản (generic) không đảm bảo chất lượng. Hậu quả, bệnh nhân COPD không được điều trị theo đúng phác đồ được hướng dẫn của Bộ Y tế làm hiệu quả điều trị không cao.
Video đang HOT
BS Lan cho biết bệnh nhân COPD nhập viện nhiều lần do đợt cấp sẽ phải dùng nhiều kháng sinh mạnh, kèm theo corticoid toàn thân lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác như lao phổi, teo cơ, tiểu đường, viêm phổi, trầm cảm, loét dạ dày, mỏng da, xuất huyết, cườm mắt, loãng xương… Vì vậy, cần thực hiện mô hình quản lý ngoại trú hen-COPD ở các bệnh viện quận huyện, để có thể quản lý hiệu quả bệnh nhân COPD trong giai đoạn ổn định để phòng tránh những đợt cấp.
Theo BS Nguyễn Hải Công, Bệnh viện Quân y 175, các đợt cấp của COPD là yếu tố làm xấu nhanh diễn biến bệnh và gây tử vong cao. Phần lớn nguyên nhân đợt cấp do nhiễm trùng, có thể liên quan đến suy giảm nồng độ kháng thể huyết thanh (Immunoglobulin). Cải thiện tình trạng này, miễn dịch đang là hướng đi mới trong để điều trị COPD.
NGUYỄN THẠNH
Theo nld.com.vn
Hóa chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về phổi
Các nhà nghiên cứu cảnh báo thường xuyên hít phải các hóa chất để khử trùng có thể gây hại cho mô phổi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính lên tới 38%.
Cồn, peroxide và thuốc tẩy là các sản phẩm tẩy rửa phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình và là chìa khóa để tiêu diệt vi trùng, đặc biệt là trong bệnh viện, nơi các y tá phải giữ vệ sinh không gian vì sự an toàn của bệnh nhân.
Nếu thường xuyên hít phải các hóa chất để khử trùng bề mặt này có thể gây hại cho mô phổi. Một nghiên cứu mới cho thấy việc hít phải các sản phẩm tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính lên tới 38%.
Nghiên cứu mới và lớn nhất cho đến nay, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học de Versailles và Đại học Harvard cho thấy các y tá đã dành nhiều năm làm việc xung quanh hóa chất phải đối mặt với rủi ro cao hơn đối với nhóm bệnh phổi được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
COPD, cái tên cho một số ít bệnh, phổ biến nhất là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng, chủ yếu được cho là dễ gặp phải ở một người hút thuốc.
Các y tá tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa hàng ngày khi họ làm việc để giữ vệ sinh bệnh viện có thể tăng nguy cơ mắc bệnh COPD.
Khoảng 16 triệu người ở Mỹ bị COPD khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Bên cạnh các tình trạng bệnh phổi và hô hấp khác, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở Mỹ.
Cách tốt nhất để giảm rủi ro COPD là không bao giờ hút thuốc hoặc bỏ thuốc nếu đã bắt đầu. Nhưng tất cả mọi thứ chúng ta hít vào đều ảnh hưởng đến sức khỏe phổi và đường thở.
Nhiều sản phẩm làm sạch có chứa hóa chất được gọi là VOC hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Những chất này ăn mòn, gây kích ứng mắt, cổ họng và phổi, cũng như gây đau đầu.
Nhưng đó không chỉ là sự kích ứng ngay lập tức và đau đầu do sử dụng quá nhiều chất tẩy, phơi nhiễm lặp đi lặp lại có thể gây hại lâu dài.
Để điều tra làm thế nào các hóa chất này có thể ảnh hưởng đến rủi ro mắc COPD, các nhà nghiên cứu tại Harvard và Đại học Versailles đã theo dõi một nhóm hơn 73.000 y tá, bắt đầu vào năm 1989 và theo dõi qua các cuộc khảo sát sau mỗi hai năm.
Họ đã thấy trong các nghiên cứu trước đây rằng những người làm vệ sinh chuyên nghiệp có nguy cơ mắc hen suyễn và tử vong do COPD cao hơn.
Nhiệm vụ nặng nề, vệ sinh kỹ lưỡng đặc biệt quan trọng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, có nghĩa là các y tá có thể bị tổn hại bằng cách cố gắng hết sức để giữ an toàn cho bệnh nhân của họ.
Các nhà khoa học đã theo dõi lượng formaldehyd, glutaraldehyd, thuốc tẩy, hydro peroxide, cồn, amoni và các sản phẩm làm sạch enzyme mà các y tá tiếp xúc.
Họ phát hiện ra rằng những người thường tiếp xúc với các hóa chất đó có nguy cơ mắc COPD cao hơn từ 25% đến 36%. Kết quả ước tính 40 đến 70% trong số họ sẽ không sống lâu hơn 5 năm sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng các sản phẩm làm sạch có thể làm hỏng niêm mạc phổi và gây ra stress oxy hóa, một loại tổn thương tế bào có thể gây viêm.
Điều thú vị là chất tẩy rửa enzyme chứa vi khuẩn 'tốt' và chủ yếu được sử dụng để làm sạch chất béo, dầu và để loại bỏ mùi hôi từ nước tiểu, dường như không có tác dụng gây kích ứng tương tự hoặc làm tăng nguy cơ mắc COPD, nghiên cứu cho thấy.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Có một sự hợp lý về mặt sinh học rằng việc tiếp xúc lâu dài với chất khử trùng gây khó chịu và chất tẩy rửa có thể góp phần làm tổn thương đường hô hấp dai dẳng và phát triển COPD".
Hương Giang
Theo dailymail/vietQ
Tại Mỹ đã có trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử: Các chị vợ về nhắc chồng bỏ hút vape ngay thôi Mới đây, một người đàn ông đã chết sau khi mắc bệnh phổi nghiêm trọng liên quan đến đến vaping (một loại thuốc lá điện tử) được coi là trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Mỹ. Sở Y tế công cộng bang Illinois (IDPH) đã không tiết lộ tên, tuổi và nơi sinh sống của bệnh nhân. Nhưng các quan chức...