Rước cả tá bệnh vào người nếu cứ dùng những món ăn thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần này
Không muốn bị ốm bạn đừng dại ăn lại những thức ăn thừa dưới đây.
1. Trứng
Theo Tiến sĩ Kantha Shelke, đa số trứng chứa vi khuẩn salmonella. Kể cả khi trứng đã nấu nhưng nếu không chín kỹ sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn. Để trứng ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó sinh sôi, gây ngộ độc.
2. Củ cải
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học thể thao cho hay oxit nitric trong củ cải đường có thể giúp chúng ta tập luyện và tăng huyết áp. Thực phẩm giàu nitrat như củ cải được nấu chín, không được làm lạnh đúng cách hay hâm nóng thì nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, rồi thành nitrosamine – chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn củ cải hâm nóng hoặc các món ăn từ củ cải đường có thể không phải là một ý kiến hay.
3. Khoai tây
Hâm nóng khoai tây có thể tạo ra vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum. Khoai tây nướng trong giấy bạc có nguy cơ gây bệnh cao vì chúng tạo cho vi khuẩn môi trường thiếu ô xy để phát triển.
4. Rau chân vịt
Video đang HOT
Giống như củ cải đường, rau chân vịt là một loại thực phẩm giàu nitrat khác. Khi được nấu lại, nitrat sẽ chuyển thành nitrit – chất gây ung thư trong cơ thể. Do đó, không nên đun lại loại rau này. Bạn có thể xào hoặc ăn rau chân vịt sống.
5. Cơm
Cơm chưa nấu có thể chứa Bacillus cereus – bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử thành chất gây hại cho dạ dày. Chúng sản sinh ra vi khuẩn và gây buồn nôn.
6. Thịt gà
Giống như trứng, thịt gà sống chứa vi khuẩn salmonella. Và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là nguyên nhân khiến những vi khuẩn này sinh sôi. Đừng hâm nóng thịt gà nhiều lần.
7. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Hâm nóng có thể khiến dầu bốc khói quá mức, tạo ra khói độc hại có hại cho sức khỏe. Nếu bạn định hâm nóng đồ chiên, hãy hâm nóng ở nhiệt độ thấp.
8. Hải sản
Hải sản rất dễ hỏng. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vi khuẩn có thể gây bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C. Ngay cả nhiệt độ phòng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hải sản. Vì vậy, không nên để hải sản trong tủ lạnh quá 2 giờ (hoặc hơn 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C).
[Photo] Nước ép rau củ: Thức uống vừa bổ máu vừa mát cho mùa Hè
Một cốc nước ép không chỉ chứa vô cùng nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mà còn giống như một vị thuốc, hỗ trợ chữa và ngăn ngừa nhiều bệnh. Ép bằng máy ép chậm giúp giữ được hầu hết vitamin.
Toàn bộ nguyên liệu dùng để ép món nước có tác dụng bổ máu, đẹp da, giàu dinh dưỡng và mát mẻ cho mùa Hè. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Cải bó xôi (hay rau chân vịt) giàu sắt nên rất bổ máu, chứa hàm lượng canxi và vitamin K cao tốt cho răng và xương; vitamin A tốt cho mắt và tăng sức đề kháng; có chất chống oxy hóa; ngoài ra còn chứa vitamin C, D và một lượng axit béo thực vật Omega 3 dồi dào... (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Củ cải đường (củ cải đỏ) là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại bởi nó giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khỏe mắt và gan, hỗ trợ hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao. Tuy nhiên, củ cải đỏ chỉ nên dùng với số lượng ít vừa phải. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Bắp cải tím chứa chất phytochemical, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất là thiamin, folate, canxi, magiê, mangan, riboflavin, sắt, kali, vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin K và vitamin B và chất xơ. Một cốc bắp cải tím xắt nhỏ cung cấp 2gr chất xơ. Bởi thế bắp cải tím có rất nhiều tác dụng như: tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, giảm cân, chống viêm khớp, điều trị viêm loét dạ dày, giảm nguy cơ loãng xương, tăng cường trao đổi chất. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Cà rốt có tác dụng bổ mắt, đẹp da, thải độc, ổn định huyết áp, giảm cholesterol... (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Dứa giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Loại quả nhiệt đới này có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, dứa còn có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và giúp xương chắc khỏe. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Thành phẩm ép từ cà rốt-dứa, củ cải đỏ-bắp cải tím, cải bó xôi. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Một cốc nước ép không chỉ chứa vô cùng nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mà còn giống như một vị thuốc, hỗ trợ chữa và ngăn ngừa nhiều bệnh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnamplus)
Mách bạn cách lựa chọn và chế biến thực phẩm để đạt dinh dưỡng cao Có thể bạn chưa biết, nhiều loại thực phẩm có thể biến đổi chất dinh dưỡng khi đạt độ chín vừa phải. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cho từng thành viên trong gia đình, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau. 1. Chuối Ảnh: BrightSide Chuối là loại quả chứa nhiều kali và các chất...