Rước cả ổ vi khuẩn vào người vì thói quen dùng bàn chải đánh răng sai lầm
Người xưa có câu “bệnh từ mồm vào, họa từ miệng ra” không chỉ vì việc ăn uống thiếu khoa học, mà còn bởi các bệnh răng miệng do dùng bàn chải đánh răng sai cách.
Chúng ta thường cho rằng các vấn đề răng miệng là do vệ sinh răng chưa đúng cách hoặc chế độ ăn uống có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự có thể đến từ chính việc bảo quản bàn chải đánh răng của bạn.
Hãy cùng nhớ 7 lưu ý quan trọng về cách giữ bàn chải đánh răng để giúp bản thân và gia đình bạn tránh khỏi bệnh tật không đáng có.
1. Giữ bàn chải luôn luôn được khô ráo
Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn ưa trú ngụ và phát triển. Để giữ cho bàn chải đánh răng được khô ráo, mỗi khi đánh răng xong, bạn không nên đặt bàn chải ở những vị trí nằm ngang. Thay vào đó, bạn dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải.
2. Để bàn chải đánh răng cách xa bồn cầu
Nếu nhà tắm kết hợp luôn với bệ toilet, bạn nên thiết kế nơi để bàn chải đánh răng riêng, không để trong phòng tắm. Mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần chính tay bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.
Khoảng cách thích hợp nhất giữa bệ vệ sinh và nơi đặt bàn chải là 2m.
Các chuyên gia đã tìm thấy khoảng 100 triệu vi khuẩn bao gồm cả khuẩn e.coli, gây bệnh tiêu chảy cũng như tụ cầu (tụ cầu khuẩn) cùng với các loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng da trong bàn chải đánh răng được đặt ở nơi gần bồn cầu.
Nếu không cẩn thận, bạn sẽ biến bàn chải đánh răng thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho bản thân mình và gia đình đó.
3. Thay mới bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần
Video đang HOT
Nếu bạn sử dụng bàn chải quá cũ, lông bàn chải thường đã bị sờn nên không thể làm sạch hiệu quả mảng bám trên bề mặt răng. Mảng bám tích tụ chính là nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh viêm nhiễm răng miệng khác.
Một chiếc bàn chải đánh răng quá cũ cũng thường dễ làm tổn thương nướu trong quá trình đánh răng. Bạn cũng nên thay mới bàn chải sau đợt cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng… để tránh nguy cơ tái nhiễm.
4. Tuyệt đối không được dùng chung bàn chải với bất kỳ ai
Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác sẽ tạo điều kiện cho nước bọt và vi khuẩn truyền nhiễm, thậm chí có thể khiến bạn bị sâu răng, đặc biệt là với người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.
5. Vệ sinh bàn chải định kỳ, ít nhất là 1 tuần/1 lần
- Một trong những phương pháp tốt nhất để duy trì một chiếc bàn chải đánh răng không bị nhiễm khuẩn là ngâm bàn chải trong 1 cốc nước được pha với 1 thìa oxy già trong 30 giây.
- Nước súc miệng có chứa cồn cũng có thể sử dụng thay oxy già. Sau đó, bạn rửa bàn chải bằng nước nóng.
- Nước vừa đun sôi cũng được sử dụng để vệ sinh bàn chải. Rất đơn giản, ngâm bàn chải trong 1 cốc nước nóng. Để hiệu quả, bạn phải ngâm từ 3-5 phút.
- Một cách nữa là ngâm bàn chải trong nước giấm pha loãng. Giấm sẽ giết chết gần như hết vi khuẩn và mầm bệnh gây bệnh.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyên rằng người tiêu dùng không nên vệ sinh bàn chải đánh răng bằng lò vi sóng. Hầu hết bàn chải đánh răng đều được làm bằng nhựa, silicon và nylon. Lò vi sóng sẽ làm nhựa biến tính và tan chảy.
Việc khử trùng bàn chải đánh răng nhựa bằng lò vi sóng có thể khiến con người nhiễm chất bisphenol- A (BPA), một hóa chất độc hại trong nhiều loại nhựa. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể gây ra bệnh vô sinh và các bệnh ung thư khác nhau.
Theo Khám Phá
"Tự đặt bom" trong nhà vì lỗi sử dụng bếp ga quá sai lầm mà nhiều người hay mắc
Những thói quen "vô thưởng, vô phạt" khi sử dụng bếp ga dưới đây có thể biến bình ga nhà bạn thành quả bom hẹn giờ.
Đặt bình gas trong tủ kín
Đặt bình gas trong tủ kín dưới bếp trông có vẻ gọn gàng, mỹ quan hơn nhưng việc này lại khiến gia đình có thể gặp tai họa khó lường. Bởi nếu bình gas bị rò rỉ mà không gian thoáng đãng, khí này sẽ nhanh chóng phân tán đi. Ngược lại, nếu đặt trong tủ kín, khi khí gas thoát ra cũng rất khó phát hiện, đồng thời khí gas bị ém lại trong không gian nhỏ và có thể phát nổ khi bật bếp hoặc sử dụng các thiết bị điện gần đó.
Do đó, nếu bạn muốn để bình gas trong tủ thì không nên đóng cửa hoặc nên khoét một lỗ trên cửa tủ để dễ dàng phát hiện mùi ga rò rỉ. Ngoài ra, bạn cũng không được xịt thuốc diệt côn trùng dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.
Không khóa van gas sau khi nấu ăn
Nhiều người thường có thói quen không khóa bình gas sau khi tắt bếp vì họ nghĩ điều đó chẳng ảnh hưởng gì và không khóa bình để lần sau nấu không phải "mất công" mở lần nữa. Đúng là để như vậy không ảnh hưởng gì nếu trong điều kiện bình thường, tuy nhiên khi không khóa van gas, khí gas vẫn còn lưu lại trong ống dẫn.
Không khóa bình gas khiến khí gas dễ bị rò rỉ ra ngoài khi dây dẫn hay van bị hỏng, nứt. (Ảnh minh họa)
Do đó, nếu dây gas bị rạn nứt, chuột cắn hay điểm nối giữa dây dẫn với bình gas không được xiết chặt thì khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài. Chỉ cần khí này tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra cháy nổ cực kì nguy hiểm.
Vì vậy, tốt nhất khi nấu nướng xong, bạn nên khóa van bình gas rồi chờ cho lửa trên bếp tắt hết thì mới tắt bếp. Làm vậy thì sẽ không còn tồn dư khí gas trong đường ống dẫn nữa.
Để bếp gần các thiết bị điện, các vật dễ bắt lửa
Thông thường, trên bàn đặt bếp sẽ có nhiều vật dụng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm siêu tốc,... Tuy nhiên, khi sự cố chập cháy xảy ra, tất cả vật dụng này sẽ đồng loạt gây ra vụ cháy nổ kinh khủng hơn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách giữa bếp với các thiết bị này.
Mua bình gas không quan tâm địa chỉ
Nhiều chị em chỉ quan tâm mua gas chỗ nào có giá "mềm" và gần nhà mà không quan tâm tới nhãn hiệu gas là gì. Nhưng nếu làm vậy thì các chị em đang tự "rước bom hẹn giờ" vào nhà rồi đấy.
Những bình gas kém chất lượng, hàng nhái bị công an thu hồi. (Ảnh minh họa)
Bởi nếu mua phải gas kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, hàng giả, hàng nhái thì nguy cơ cháy nổ là rất cao. Do đó, các chị em nên mua gas của những hãng ga uy tín. Ngoài ra, khi thay bình gas, nên quan sát xem bình còn nguyên vẹn hay không, không trầy xước, không hoen rỉ hay móp méo.
Sử dụng bếp gas quá lâu năm mà không "bảo trì"
Thông thường các vụ nổ khí gas xảy ra khi khí ga bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn... Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận dễ bị rò rỉ nhất, bởi vậy nên tự giác thay dây dẫn gas sau từ 3 đến 5 năm sử dụng.
Hơn nữa, cũng nên thay bếp mới nếu bếp cũ bị rỉ sét, kém chất lượng hoặc ít nhất là hãy kiểm tra nó thường xuyên để chắc chắn về độ an toàn của các thiết bị.
Dùng bật lửa, điện thoại di động để kiểm tra bếp gas
Gas là khí không màu, không mùi, không vị nhưng khi sản xuất, người ta trộn thêm chất phụ gia có mùi thối vào để người dùng dễ nhận biết nếu ga bị rò rỉ. Khi ngửi thấy mùi đặc trưng này, nhất là vào ban đêm, mọi người thường có thói quen bật đèn lên để kiểm tra bình gas.
Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm do gas bắt lửa rất nhạy nên khi bật đèn, quạt, điện thoại di động có thể phát ra tia lửa, gặp khí gas dễ gây cháy. Việc bạn cần làm là đóng van gas ngay lập tức, mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp.
Theo Khám Phá
Đừng dùng lại chai nhựa cũ để đựng nước, vì điều đó không khác nào "uống nước từ bồn cầu" Vi khuẩn trong chai nhựa đựng nước chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bạn tưởng tượng. Chai nhựa là một trong những vật dụng thông dụng nhất trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều người thường tận dụng chai nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt,...để tiếp tục uống nước hàng ngày. Thế nhưng, điều này cực kì nguy hại. Loại nhựa nào thải...