Rừng trâm “thần Mộc” trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu

Theo dõi VGT trên

Hàng trăm năm qua, rừng trâm “độc nhất vô nhị” cũng là loài cây được coi như “ thần Mộc” của người dân đảo Minh Châu (Quảng Ninh) vẫn xanh tươi ngút ngàn giữa muôn trùng sóng gió, nhờ sự chăm sóc, bảo vệ của những người con sinh ra và lớn lên dưới tán rừng xanh.

Huyền thoại “thần Mộc” ở đảo ngọc

Sau gần 1 giờ đi tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng, chúng tôi đã đặt chân tới Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Minh Châu đúng như tên gọi, nhìn từ biển, các bãi cát trắng vòng cung như hình vầng trăng khuyết trắng muốt tuyệt đẹp ôm trọn lấy đảo.

Rừng trâm thần Mộc trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu - Hình 1

Rừng trâm trên đảo Minh Châu là sinh cảnh đặc biệt gắn liền với xã đảo, từ bao đời nay bảo vệ đảo khỏi bão gió.

Từ cảng Minh Châu, kế bên, ở phía Đông đảo là bãi Chương Nẹp, cát vàng, mịn ôm trọn một phía đảo, nơi mùa hè du khách đến đảo không thể không về đây tắm mát, nghỉ dưỡng. Không chỉ được mệnh danh là bãi tắm đẹp nhất tỉnh Quảng Ninh, Minh Châu còn là vùng biển đảo yên bình, giàu hải sản và đặc biệt là đặc sản “vàng ròng” sá sùng cũng sinh sống dưới tầng cát mịn kia.

Điều thú vị nhất mà bất cứ du khách nào khi tới đảo đều được nghe, đó là chuyện “thần Mộc” bảo hộ xã đảo. Chúng tôi nhìn theo tay một cán bộ Trạm Kiểm lâm Minh Châu đi cùng, anh kể thêm: Hướng Đông là hướng thoáng, mát, cảnh đẹp nhất đảo. Những ngày trời trong, nắng đẹp còn có thể nhìn thấy rõ những tòa nhà cao ở đảo Cô Tô xa xa.

Thế nhưng vào mùa gió bão, hướng Đông, Đông Nam cũng chính là hướng đón gió, hút gió. Có ở đây mới thấy những cơn gió, bão nhiệt đới lớn, dữ dội cỡ nào.

Tìm hiểu về “thần Mộc”, chúng tôi được cán bộ UBND xã dẫn tới nhà ông Vương Văn Tý, một trong những người cao tuổ.i có gắn bó nhất với rừng trâm. Nhà ông Tý ở thôn Nam Hải, năm nay ông chừng 71 tuổ.i, người gầy nhưng còn mạnh khỏe, nhanh nhẹn, giọng nói vẫn vang mang đặc trưng của ngư dân biển Minh Châu.

Ông Tý mở đầu câu chuyện: Xã đảo nay đã phát triển mạnh, đổi thay nhiều, nhưng có những giá trị trăm tuổ.i gắn liền như hơi thở cuộc sống biết bao đời nay vẫn được lưu giữ vẹn nguyên. “Thần Mộc” – rừng trâm Minh Châu không đơn thuần là rừng mà nó còn như chứng nhân lịch sử cho những thăng trầm, những đổi thay của đất và người nơi đây.

Anh Bùi Văn Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã, người dân bản địa sống từ nhỏ trên đảo, kể thêm: Rừng trâm là một sinh cảnh khá đặc biệt gắn bó với nhiều thế hệ. Rừng có diện tích 13ha, trải dài theo hình vòng cung và phủ gần kín cồn cát tương đối bằng phẳng cạnh bãi biển Chương Nẹp.

Tuy chiều cao trung bình chỉ khoảng 10m, song nhờ mật độ cây rừng rất dày, khu rừng đã trở thành một “vị thần hộ mệnh”, sừng sững đứng đó như bức tường xanh chắn cát di chuyển, chắn gió và che chắn xóm làng, bảo vệ bờ biển trước những trận bão và sóng biển.

Dẫn chúng tôi thăm rừng, ông Tý vừa đi vừa tiếp câu chuyện: Nhìn cây trâm khẳng khiu vậy nhưng sức sống thì rất mãnh liệt. Từ những buổi sơ khai cho đến những trận chiến chống quân xâm lược, tới khi chiến tranh, rừng trâm đã che chở sóng gió, bom đạn cho người dân.

Đáng nhớ là thời vua Gia Long, người Nhật đã vào đây quật rừng, khai thác cát. Trước nguy cơ mất rừng, người dân xã đảo đã cùng nhau gửi đơn lên nhà vua. Nhờ đó, nhà vua ra sắc lệnh cắm mốc phân giới khai thác cát về phía Sơn Hào, bảo vệ rừng. Nay giữa rừng trâm vẫn còn dấu cột mốc giới đó. Rừng trâm trở thành một biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân xã đảo.

Đặc biệt, năm 1945 nạn đói, thời tiết cực khắc nghiệt, nắng nóng, hoa màu, cây cối chế.t khô thì cây trâm dường như lại có sức sống mãnh liệt. Năm đó, đảo đón những cơn bão rất lớn. Nhà cửa, cây cối đổ rạp. Rừng trâm bị gió mạnh từ biển thổi vào tuốt sạch lá, trơ cành.

Thế nhưng, cây vẫn đứng vững, cản gió cản cát… bảo vệ xóm làng. Sau bão lớn, cây trâm như có một sức sống mãnh liệt, hồi sinh rất nhanh. Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng năm đó rừng trâm ra quả rất sai, từng chùm quả chín đen mọng. Ngư dân đói cứ thế hái về xóc muối mà ăn. Quả trâm nhiều tinh bột đã cứu đói làng như thế.

Rừng trâm thần Mộc trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu - Hình 2

Video đang HOT

Người dân lập miếu thờ ngay giữa rừng trâm.

Nạn đói năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người Việt Nam chế.t đói, nhưng rừng trâm đã cứu nhiều người dân Minh Châu qua khỏi nạn đói khủng khiếp này. Thế nên, người dân Minh Châu còn gọi trâm là cây tâm, như má.u thịt, tâm can của mình.

“Người gác rừng” giữa cộng đồng

Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Liêm chia sẻ thêm, bên cạnh tác dụng là rừng phòng hộ, trâm còn cho gỗ tốt làm nhà và đóng đồ gia dụng. Vỏ cây nhiều ta-nanh để làm thuố.c nhuộm, quả trâm vừa là thức ăn của chim, thú. Rừng trâm vốn có lịch sử hàng trăm năm nay với nhiều cây lớn.

Và ngày nay, khi mà nguồn gỗ quý đang ngày càng ít đi thì việc gìn giữ những cây gỗ quý hàng chục, hàng trăm năm tuổ.i, đường kính lớn từ trên 1 mét thì giữ rừng – hay chính xác hơn là giữ “thần Mộc” không hề đơn giản.

Thôn Ninh Hải, xã Minh Châu được ngăn cách với rừng trâm bởi con đường nhỏ với chỉ vài bước chân. Vì thế mà, có lúc nhiều người đã coi ông Tý và những hộ dân ven rừng này như “trạm gác”, bảo vệ rừng cơ động.

Dẫn chúng tôi len lỏi dưới tán rừng trâm theo lối mòn xuyên rừng mà ông Tý và những người gắn bó với rừng trâm suốt hơn 50 năm của một đời người, ông hào hứng chỉ cho chúng tôi những gốc trâm lớn sừng sững hai người lớn ôm như những thành quả đáng tự hào về sự đoàn kết bảo vệ “thần Mộc”.

Trong lúc thăm rừng trâm, câu chuyện về huy động cộng đồng, những người uy tín trong cộng đồng được lãnh đạo xã Minh Châu chia sẻ. Đó là tinh thần của cả cộng đồng, đặc biệt là các hộ dân ở sát khu rừng trâm như gia đình các cụ Vương Thành, Vương Văn Tài, Vương Mãn, Phạm Văn Lợi…

Đây là các gia đình nhiều đời nay đi tiên phong bảo vệ rừng trâm, thường xuyên nhắc nhở người dân, kiểm tra giám sát người lạ vào phá rừng. Đặc biệt cụ Vương Văn Các, cha đẻ của ông Vương Văn Tý là người tích cực nhất trong việc bảo vệ rừng trâm. Họ được coi là những “trạm gác” sống, “người gác rừng” bảo vệ rừng trâm, bảo vệ cuộc sống của làng biển Minh Châu.

Rừng trâm thần Mộc trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu - Hình 3

Tới nay, người dân Minh Châu còn giữ được nhiều cây trâm lớn.

“Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi cùng chúng bạn đi bẻ cành, chặt cây, thậm chí hái củi, cành cây khô trong rừng cũng bị bố mẹ phạt no đòn. Từ lâu, đặc biệt thế hệ các cụ, rừng trâm được quý trọng, coi như thân thể của chính họ” – ông Tý hồi tưởng.

Mắt ông ánh lên niềm vui, sự tự hào và có lẽ đó còn là một tình cảm tự nhiên đầy biết ơn với cánh rừng cũng như công lao chăm sóc của các thế hệ cha ông đi trước. Ông trỏ những cây trâm lớn bảo: Những cây trâm cổ thụ này đã theo dân làng Minh Châu từ xa xưa, bện cành, lá thành những tấm lá chắn vững chắc cản cát, ngăn gió bão lớn bảo vệ làng.

Những cây thân to, màu đỏ sẫm như này chắc cũng gấp mấy lần tuổ.i tôi rồi, không còn nhiều bởi giống này rất hay bị sâu đục thân dù chất gỗ rất chắc. Phần còn lại có khi bị chiến tranh, chặt phá… từ lâu.

“Trong chiến tranh, người dân đồng lòng bảo vệ rừng trâm, coi như ruột thịt, tôn vinh như “Thần”. Nhưng thế hệ về sau, một số người không ý thức vẫn chặt phá, rất khó nói” – giọng ông trầm buồn.

“Không ngăn nổi người chặt củi, hái quả phát quang tán cây… thế nhưng khoảnh rừng trâm trước nhà, tôi vẫn kiên quyết giữ, ai vào chặt củi, phá cành là tôi nhắc nhở, tôi nói. Còn người lạ, người thiếu ý thức, chúng tôi đều để ý, thậm chí đi theo giám sát rồi báo chính quyền nếu lăm le tới “thần Mộc”.

Không chỉ vậy, trong làng, thôn Ninh Hải còn rất nhiều người được coi là những “người gác rừng” đáng tin cậy như ông Châu Văn Hùng, nguyên trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Nguyền vốn là các hộ trú ở thôn Minh Hải. Cách rừng không xa, họ là những người tiên phong giáo dục con cháu, chăm sóc bảo vệ rừng; thường xuyên tuần tra, giám sát rừng khi mùa khô; nhắc nhở người dân cẩn trọng với lửa, không chặt cành trâm làm củi…

Không chỉ vậy, các cụ còn phối hợp với chính quyền, Ban Quản lý rừng Quốc gia Bái Tử Long bảo vệ rừng trâm. “Quả thật, ban đầu nhiều người rất khó chịu, cự cãi, lý sự: rừng đâu phải của ông mà ông cấm cản. Nhưng chúng tôi vẫn quyết cản đến cùng. Dần dần thành quen người ta cũng nản, rồi bảo nhau: “Thôi không đụng vào rừng trâm, vào những “thần Mộc” nữa.

Kiên trì, người dân khắc hiểu và đồng lòng ủng hộ. Đó là suy nghĩ, cách làm không chỉ riêng của ông Tý, ông Hùng, ông Nguyền mà nay đã lan ra nhiều người trong cộng đồng. Bởi họ hiểu, cánh rừng chính là cuộc sống của họ. Mất rừng, cát, gió bão sẽ vùi thôn làng…

“Quả thật, ban đầu việc huy động cộng đồng vào cuộc bảo vệ rừng trâm cũng không đơn giản. Bởi rất nhiều người còn chưa đồng thuận. Trước, chúng tôi còn phải đưa việc bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước. Thậm chí, chúng tôi còn phải lập biên bản, xử lý nghiêm, đồng thời nêu gương đi đầu của các cụ, các ông… lấy đó để giáo dục con cháu” – đồng chí Nguyễn Thành Sang, nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã, người gắn hơn nửa đời người với xã đảo Minh Châu kể lại.

Rừng trâm thần Mộc trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu - Hình 4

Ông Tý chỉ cho chúng tôi quả trâm chín cứu đói người dân năm 1945. Đây cũng là cách được dùng để nhân giống cây trâm.

Chính nhờ những “người gác rừng” giữa cộng đồng này mà “thần Mộc” Minh Châu được gìn giữ, ngày càng phát triển tươi tốt. Trong rừng vẫn có hàng chục, hàng trăm cây trâm cổ thụ 2-3 người ôm, vươn tán cao vút, đan xen vào nhau trên bầu trời. Ngoài trâm, trong rừng còn có rất nhiều loại cây thảo dược quý khác dưới tán rừng được người dân bảo vệ, khai thác làm thuố.c.

Giờ đây tuổ.i đã cao, không còn thường trực trong rừng như ngày trước nữa, nhưng những tấm gương sáng, “người gác rừng” này vẫn không quên việc sáng đi tuần, chiều lại thăm rừng, phát cây dại để nhiều loại cây thuố.c tự nhiên phát triển tốt, nhắc nhở, giáo dục giới trẻ bảo vệ rừng như bảo vệ cuộc sống của chính mình…

Có lẽ, đối với những “người gác rừng” này thì cuộc đời, ý nghĩa sống của họ đã gắn bó với rừng trâm. Dù đã có con đàn cháu đống, ai cũng thành đạt nhưng hầu hết đều tìm cho mình công việc riêng, thi thoảng rảnh rỗi mới giúp cha, ông mình những công việc không thù lao, không được đền đáp này!.

Có lẽ, đó cũng là điều những “người gác rừng” trăn trở nhất khi mai này nằm xuống, các con, cháu ông liệu có tiếp nối công việc, có tâm huyết để giữ rừng trâm nữa hay không…?

Theo Tạ Quân (Báo Quảng Ninh)

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona

Tại huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), hàng trăm hộ dân nuôi ngao, hàu... đang nín thở chờ qua dịch virus Corona để thu hoạch, vì có thu hoạch hiện giờ cũng không thể bán cho ai.

Dù đã vào vụ thu hoạch hơn 1 tháng nhưng mỗi ngày tại cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), số lượng ngao hai cùi, hàu... thu hoạch, vận chuyển lên cảng chỉ khoảng vài tấn. Chị Hoàng Thị Nga, một chủ thu mua ngao hai cùi đang cùng chồng vận chuyển ngao đã đóng vào các thùng xốp lên xe thồ cho biết: "Do ảnh hưởng của dịch virus Corona, chưa thể xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nên hiện nay, ngao, hàu thu hoạch chỉ bán nội địa. Ngoài ra, các lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị dừng nên lượng người về Vân Đồn du xuân cũng không có. Dù giá ngao hai cùi đã giảm gần một nửa nhưng cũng rất khó tiêu thụ".

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 1

Đã vào vụ thu hoạch ngao nhưng cảng Cái Rồng, Vân Đồn vắng vẻ hơn mọi năm.

"Mọi năm tầm này, ngao, hàu bắt lên không kịp để bán, xe tải lạnh vào cảng lấy hàng còn tắc cả đường, công nhân thì làm việc ngày đêm. Vụ thu hoạch cũng chỉ kéo dài khoảng 1 tháng là bà con lại chuẩn bị giống để thả lứa ngao mới. Nhưng năm nay, do dịch bệnh, ngao không xuất khẩu được. Trong nước thì các nhà hàng cũng không có khách nên có bán rẻ cũng chẳng ai mua", chị Nga cho biết.

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 2

Trong khi chờ ngao về, công nhân ngồi đốt củi để sưởi trên cảng Cái Rồng.

Còn theo những người nuôi nhuyễn thể ở huyện Vân Đồn, mấy năm trước thấy làm ăn rất thuận lợi, bà con nuôi ngao có lãi cao, có những hộ đầu tư 500 triệu cũng thu về trên dưới 1 tỷ đồng, thậm chí có hộ bỏ 1 đồng vốn mà thu lãi gấp 2-3 lần. Chính vì thế, từ đầu năm ngoái đến nay, tại huyện Vân Đồn đã có thêm hàng trăm hộ đầu tư nuôi ngao hai cùi, hàu dây, thưng, ngao hoa... Mỗi hộ như vậy đầu tư trên dưới 1 tỷ đồng, có hộ đầu tư hàng chục tỷ đồng. Nếu tính sơ sơ trên toàn huyện Vân Đồn, vụ ngao này có khoảng 1.000 hộ đã đầu tư nuôi nhuyễn thể (hàu, ngao hoa, ngao hai cùi...) dưới biển.

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 3

Số lượng ngao hai cùi từ biển thu hoạch về nhỏ giọt do khó tiêu thụ.

Anh Nguyễn Thành Trung, người có hơn 3ha ngao hai cùi, hàu đang nuôi trồng trên vịnh Bái Tử Long thuộc địa bàn xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho biết, đến thời điểm hiện tại, hầu như ngao đã quá 2-3 tháng tuổ.i. Nếu để quá lâu, ngao già quá tuổ.i sẽ chế.t dần.

"Ước tính hiện nay lượng ngao hai cùi, hàu chưa thu hoạch tại Vân Đồn lên đến hàng chục nghìn tấn. Nhiều hộ nuôi vẫn chưa thu hoạch được gì vì để tổ chức thu hoạch phải có từ 5-6 người và tàu, thuyền, máy móc. Nếu chỉ bắt lên vài tạ thì tiề.n bán ngao, hàu còn không đủ để trả lương cho công nhân. Bà con chỉ biết chờ đợi như vậy không biết khi nào hết dịch. Nếu để lâu quá ngao chế.t thì thiệt hại kinh tế rất lớn", anh Trung cho biết.

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 4

Trung bình mỗi ngày một hộ chuyên thu mua ngao hai cùi chỉ tiêu thụ được 2-3 tạ.

Anh Nguyễn Thành Trung cũng cho biết, do không thu hoạch nên bà con cũng không thể tiếp tục xuống giống mới cho vụ tiếp theo. Đến thời điểm hiện tại đã bắt đầu muộn vụ ngao mới cho năm tới rồi. Năm nay dự tính nếu dịch virus corona có kết thúc sớm thì cơ bản bà còn nuôi ngao không có lãi, còn nếu kéo dài khoảng vài tháng nữa thì sẽ có nhiều hộ mất trắng.

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 5

Người nuôi ngao, hàu ở Vân Đồn đang nín thở chờ sớm qua dịch viêm phổi do chủng mới của virus nCoV gây ra.

Hiện nay, ngoài ngao hai cùi, hàu đại dương cũng đang được nuôi trồng với số lượng, quy mô rất lớn trên các vùng biển của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo ông Vũ Ngọc Tiêu, người chuyên thu mua hàu để xuất khẩu cho biết, con hàu có thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 3-4 tháng, nếu không thu hoạch thì sẽ chế.t dần. Hiện nay không xuất khẩu được sang Trung Quốc nên người nuôi hàu thu hoạch lên phải bổ ra lấy ruột để đông lạnh. Tuy nhiên, do trên địa bàn huyện Vân Đồn không có kho lạnh lớn để lưu trữ nên bà con gặp rất nhiều khó khăn.

Quảng Ninh: Dân nuôi ngao, hàu nín thở chờ hết dịch virus Corona - Hình 6

Nhiều diện tích hàu dây đã đến tuổ.i thu hoạch nhưng vẫn phải chờ vì chưa thể xuất bán.

Còn theo Chi cục thủy sản Quảng Ninh, hiện chưa có thông tin về việc nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn bị dịch bệnh hay chế.t hàng loạt. Tuy nhiên việc người dân nuôi trồng ồ ạt, không theo quy hoạch vùng nuôi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao.

"Nếu để ngao, hàu quá tuổ.i mà không thu hoạch có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngao chế.t và phát sinh dịch bệnh", ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Quảng Ninh cho biết.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh đang hẹn hò với bạn diễn kém tuổ.i, nhà trai liên tục để lộ bằng chứng tình cảm "rõ mồn một"?
20:35:10 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Tôi có nên "nhường" xe ô tô cho em chồng đi làm xa?

Góc tâm tình

05:09:26 30/09/2024
Bố mẹ chồng nói cho vợ chồng tôi cái xe ô tô đã 5 năm nay nhưng giờ lại muốn nhường cho em trai chồng tôi vừa xin được việc.

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Thái độ không ngờ của bà Phạm Kim Dung khi chạm mặt với Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Sao việt

23:11:23 29/09/2024
Mối quan hệ giữa Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bà Phạm Kim Dung đang nhận được sự quan tâm giữa lúc vướng tin đồn trục trặc .

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.