Rụng tóc bao nhiêu sợi trong một ngày bạn cần nghĩ tới vấn đề bệnh lý và nguy cơ hói đầu
Theo chuyên gia, việc điều trị sớm rụng tóc sẽ giúp cho tóc sớm mọc lại ngăn ngừa hói sau này.
Ngoài 30 tuổi nhưng anh Đ.M.L (Thanh Hoá) thường xuyên bị rụng tóc. Ban đầu anh L chỉ nghĩ rụng tóc chỉ là sinh lý bình thường. Nhưng khi số lượng tóc rụng nhiều, tóc không có dấu hiệu mọc lại anh L mới tá hỏa lo lắng.
Anh L đã lên mạng tìm mua các loại thực phẩm chức năng, hà thủ ô… để giúp cho tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, các loại thuốc, thực phẩm chức năng, kem bôi anh L dùng đều không có hiệu quả.
Theo tìm hiểu của anh L rụng tóc thường xuất hiện ở độ tuổi 40. Do anh mới ngoài 30 tuổi đã có rụng tóc và có thể phải đối mặt với nguy cơ hói nên anh rất lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc, ảnh minh hoạ.
TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, hiện nay, trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề về tóc tìm tới bệnh viện tư vấn ngày một tăng lên. Trong đó, có những trường hợp bệnh nhân gặp rụng tóc mảng, bệnh nhân rụng tóc do thói quen nhổ tóc…
“Theo sinh lý trung bình con người sẽ rụng dưới 200 sợi/ngày . Nếu số lượng rụng tóc nhiều hơn 200/ngày được xếp vào rụng tóc bệnh lý. Thông thường rụng tóc hói thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi . Tuy nhiên, có những trường hợp ở độ tuổi 18-30 đã có rụng tóc.
Như vậy rụng tóc ở tuổi 30 cũng có thể là biểu hiện của rụng tóc hói. Nếu điều trị sớm thì những tóc tơ vẫn có thể chuyển thành tóc trưởng thành “, bác sĩ Hà nói.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tóc rụng, nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại nguyên nhân: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Việc khám, đánh giá lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ giúp chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc.
Khi điều trị rụng tóc thời gian sẽ tính theo tháng. Thường người bệnh phải đánh giá sau 3-6 tháng. Có nhiều phương pháp để điều trị rụng tóc như: dùng thuốc, laser, huyết tương giầu tiểu cầu… Việc áp dụng phương pháp rụng tóc như thế nào sẽ phụ vào nguyên nhân gây ra rụng tóc của bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hà việc ăn uống thiếu chất như: canxi, thiếu máu cũng là 1 trong những nguyên nhân có thể gây rụng tóc. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân rụng tóc do đâu người bệnh cần phải đi khám để bác sĩ làm xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nếu rụng tóc do thiếu chất tóc có thể phục hồi trong vòng từ 3-6 tháng.
Hiện một số người có thói quen nhổ tóc, đây cũng là nguyên nhân khiến cho nang tóc yếu tóc mọc lại dễ bị rụng. Đối với những trường hợp có tật nhổ tóc chuyên gia khuyên cần phải được tư vấn về tâm lý và điều trị tâm lý để có thể bỏ được tật nhổ tóc này. Những bệnh nhân này cần phải khám cụ thể xem các nang tóc để có thể điều trị phục hồi tốt nhất.
Bác sĩ Hà khuyến cáo, khi gặp bất cứ vấn đề bất thường gì về tóc mọi người nên tìm tới cơ sở chuyên khoa uy tín để được điều trị kịp thời. Việc can thiệp điều trị sớm sẽ giúp cho tóc nhanh chóng phục hồi và bệnh nhân lấy lại được sự tự tin.
8 nguyên nhân gây rụng tóc khó ngờ bạn cần biết
Cái răng cái tóc là gốc con người! Câu nói của người xưa không phải không có ý nghĩa. Vì thật không có gì đáng lo ngại hơn khi mái tóc có vấn đề.
Nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn "nằm trong" mái tóc - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tiến sĩ Nirupama Parwanda, bác sĩ da liễu và người sáng lập Zolie Skin Clinic, Greater Kailash, Delhi (Ấn độ), cho biết tình trạng của mái tóc đôi khi có thể đóng vai trò như một cửa sổ cho tình trạng sức khỏe tổng quát.
Tiến sĩ Parwanda chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn từ mái tóc như sau đây, theo Hindustan Times.
1. Tóc bạc sớm: Căng thẳng hoặc lo lắng
Ngoài lý do di truyền, căng thẳng cao độ có thể dẫn đến sự gia tăng sản xuất hoóc môn cortisol, làm tăng tốc quá trình lão hóa, gây ra bạc tóc.
2. Hói đầu: Hội chứng Cushing
Đây là vấn đề gây ra do cơ thể sản xuất quá mức và tiếp xúc kéo dài với hoóc môn căng thẳng cortisol.
Ở phụ nữ, điều này có thể tăng cường sản xuất hoóc môn nam tính - androgen, gây rụng tóc và hói.
3. Rụng tóc: Mất cân bằng tuyến giáp
Hoóc môn tuyến giáp đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất và sự phát triển của cơ thể.
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém đều có thể dẫn đến tóc khô, dễ gãy và rụng.
Tuy nhiên, nếu tuyến giáp được cân bằng trở lại, mái tóc sẽ trở lại bình thường.
4. Rụng tóc quá mức: Rối loạn nội tiết tố
Ngoài tuyến giáp, sự mất cân bằng của các hoóc môn khác như estrogen, đặc biệt là ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và phụ nữ sau mãn kinh, có thể dẫn đến suy yếu nang lông và rụng tóc quá mức, theo Hindustan Times.
5. Rụng tóc đột ngột: Thiếu đạm
Đạm là thành phần chính của tế bào và cũng là thành phần chính của tóc, tiến sĩ Parwanda giải thích. Do đó, sự thiếu hụt đạm trong cơ thể có thể khiến chất lượng tóc bị suy giảm, cuối cùng dẫn đến rụng tóc.
6. Rụng tóc do thiếu máu
Máu chứa sắt và giống như đạm, nó cần cho rất nhiều quá trình thiết yếu trong cơ thể và cơ thể cần có đủ sắt để duy trì sức khỏe, kể cả mái tóc, theo Hindustan Times.
Trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, tóc có xu hướng yếu hơn và có thể rụng.
7. Ngứa da đầu và rụng tóc: Nhiễm nấm
Theo tiến sĩ Parwanda, nhiễm nấm da đầu có thể dẫn đến thân tóc trở nên yếu và do đó có thể dẫn đến rụng tóc.
8. Tóc nhờn: Chế độ ăn nhiều chất béo
Nếu tóc luôn bị nhờn mặc dù thường xuyên gội đầu, thì việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể là nguyên nhân.
Vì vậy, cần một chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo có đủ hàm lượng sắt, vitamin B và vitamin D.
Nên thường xuyên ăn rau xanh và trái cây tươi, tập thể dục thường xuyên và duy trì giấc ngủ tốt.
Tiến sĩ Parwanda cũng khuyên nên luôn giữ cho da đầu sạch sẽ và gội đầu 2 - 3 lần một tuần, theo Hindustan Times.
Thiên Lan
Điểm danh 5 thực phẩm ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả Rụng tóc là vấn đề nan giải khiến nhiều người e ngại, vì nếu tình trạng này để lâu có thể dẫn đến hói đầu. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây cho rằng có thể làm dày tóc trở lại bằng thay đổi chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm...