Rụng tim với loài cáo tai dơi, xuất thân hoang dã nhưng mang khuôn mặt “cún yêu” khiến dân tình phát cuồng
Cảm giác đầu tiên khi bạn chiêm ngưỡng những hình ảnh của loài cáo tai dơi này là gì? Hãy quên nó là loài động vật hoang giã đi bởi chúng kute hạt me thế này cơ mà.
Sinh tồn chủ yếu ở vùng đất khô cằn, của hoang mạc, loài cáo tai dơi còn có tên khoa học là Otocyon megalotis. Với hình dạng khuôn mặt hơi giống loài chó, gần gũi với con người, do đó loài vật nhỏ bé này trông vừa có nét đáng yêu như những con thú cưng, lại vừa mang nét hoang dại cực ngầu.
Khuôn mặt ngây thơ vô số tội của chú cáo tai dơi.
Ở loại động vật này có đôi tai thu hút sự chú ý của người xem bởi nó có kích thước khá lớn. Với chiều dài lớn nhất lên đến 13cm trong chiều dài cả cơ thể chỉ đạt mức trung bình 55cm.
Đôi tai dài, mặt nhọn là đặc điểm nhận dạng gây chú ý của loài cáo tai dơi.
Chính vì có cấu tạo đặc biệt như vậy nên đây là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, nó có thể giúp chúng dễ dàng phát hiện các âm thanh lạ để săn mồi cũng như phòng vệ bản thân. Đôi tai dựng đứng còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt, giúp chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện nhiệt độ quá cao.
Video đang HOT
Kích thước trung bình toàn bộ cơ thể của loài động vật này chỉ khoảng 55cm.
Mặc dù xuất thân hoang dã nhưng cáo tai dơi nhìn cũng đốn tim người xem ra trò đấy chứ.
Sau khi những hình ảnh về loài vật nhỏ bé, với khuôn mặt siêu dễ thương này được chia sẻ trên một trang mạng giải trí hàng đầu thế giới đã có không ít thành viên tỏ ra hiếu kỳ, tạo ra một hiệu ứng tích cực.
Nhiều thành viên “phải lòng” loài vật siêu kute này, họ còn tìm cách chứng minh mình cũng đang được sở hữu một chú thú cưng hót không kém loài cáo tai dơi này là mấy.
Hãy cùng xem các “con sen” đang cố chứng minh điều gì đây nhé!
Cáo tai dơi phiên bản… chó cũng đáng yêu không kém cạnh là mấy.
Đây gọi là nụ cười theo tiêu chí “Always smile” của “quàng thượng”.
Lại là một “quàng thượng” phiên bản cáo tai dơi chẳng liên quan đến bản gốc.
T.B
Ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục tại Nam Cực
Dù là châu lục lạnh nhất thế giới, nhưng Nam Cực cũng không thể 'miễn dịch' được với tình trạng ấm lên toàn cầu khi giới khoa học lần đầu tiên phát hiện mức nhiệt cao kỷ lục tại đây trong giai đoạn hè 2019-2020.
Trạm quan trắc Casey ở Nam Cực. Ảnh: Reuters
Ngày 31/3, các nhà nghiên cứu tham gia Chương trình Nam Cực của Australia cho biết họ đã ghi nhận nền nhiệt độ cao tới 9,2 độ C tại trạm quan trắc Casey, ở phía Đông châu lục này, vào đầu năm nay. Các đợt nóng này đã được quan sát trong 3 ngày liên tục từ 23 - 26/1 với nhiệt độ cao nhất là 9,2 độ C và mức nhiệt thấp nhất là trên 0 độ C.
Nhà sinh học tại Đại học Wollongong, Tiến sĩ Sharon Robinson, cho biết trong 31 năm quan trắc nhiệt độ tại Casey, mức nhiệt kỷ lục nói trên chênh tới 6,9 độ C so với nền nhiệt trung bình đo được ở trạm quan trắc này. Bên cạnh đó, nhiệt độ tối thiểu cũng cao hơn 0,2 độ C so với mức nhiệt tối thiểu trung bình.
Các nhà khoa học đánh giá các đợt nóng bất thường tại Nam Cực có thể tạo tác động 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực, đối với hệ sinh thái nơi đây.
Nhà sinh học châu Nam Cực ứng dụng thuộc Tổ chức nghiên cứu châu Nam Cực của Australia, Tiến sĩ Dana Bergstrom nêu rõ hầu hết sự sống tồn tại trên các ốc đảo nhỏ không bị đóng băng tại Nam Cực, và phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung nước từ băng đá tan chảy. Hiện tượng lũ lụt do băng tan có thể cung cấp thêm nước cho các hệ sinh thái hoang mạc này, từ đó làm gia tăng khả năng sinh sôi rêu, địa y, vi trùng và các loài sinh vật không xương sống. Tuy nhiên, hiện tượng lũ lụt quá mức có thể cuốn trôi cây trồng và làm biến đổi kết cấu các cộng đồng của các loài sinh vật không xương sống cũng như các thảm vi sinh vật.
Nhiệt độ cao bất thường tại Nam Cực được cho là có liên quan tới các hình thái khí tượng học xuất hiện tại phía Nam Bán Cầu trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 2019.
Theo nhà khoa học Andrew Klekociuk thuộc Tổ chức nghiên cứu châu Nam Cực của Australia, những hình thái khí tượng học nói trên một phần chịu tác động từ tình trạng thủng tầng ozone vào cuối năm ngoái, do nền nhiệt tại tầng bình lưu ấm lên nhanh chóng.
Tiến sĩ Klekociuk cho biết việc các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực hợp tác nhằm sửa chữa lại và thậm chí "vá" lỗ thủng tầng ozone sẽ có thể giúp giảm bớt những biến đổi trong hệ thống khí hậu theo vùng.
Minh Tâm
Chú chó trung thành cứu cả gia đình chủ khỏi đám cháy Chủ nhà may mắn thoát khỏi đám cháy sau khi con chó trung thành báo động cho cả gia đình. Chú chó Maodou cứu gia đình thoát khỏi đám cháy Theo tờ Daily Star, vụ việc xảy ra ở thành phố Xích Phong thuộc khu tự trị Nội Mông ở phía bắc Trung Quốc. Gia đình Liu Ruihua đang ngủ say thì thiết...