Rùng rợn nghi thức ‘âm hôn’ ở Trung Quốc kéo theo nạn đánh cắp, buôn bán xác chết kinh hoàng
Rùng rợn nghi thức ‘âm hôn’ ở Trung Quốc kéo theo nạn đánh cắp, buôn bán xác chết kinh hoàng
Vụ việc trộm tro cốt một người phụ nữ để thực hiện nghi thức âm hôn gây chấn động dư luận Trung Quốc. Người phụ nữ, sinh thời là một streamer ở tỉnh Sơn Đông, tự sát hồi cuối tháng 10.
Sau khi thi thể cô được hỏa táng, nhân viên nhà tang lễ đã đánh cắp tro cốt để bán cho một gia đình ở địa phương để làm lễ “kết hôn” và chôn cùng con trai đã chết của họ.
Cảnh sát địa phương sau đó bắt giữa ba nhân viên làm việc tại nhà tang lễ bị cáo buộc liên quan tới vụ đánh cắp tro cốt. Giới chức cũng cam kết sẽ tiếp tục truy quét những đối tượng liên quan đến việc tổ chức “âm hôn” và sẽ mở cuộc điều tra nhắm vào các cơ sở tổ chức tang lễ trên địa bàn.
Vụ án dù đã khép lại nhưng cũng cho thấy rằng tục lệ “âm hôn” rùng rợn vẫn còn tồn tại ở một số địa phương tại Trung Quốc, dù giới chức đã nhiều lần điều tra, truy quét.
Mục đích của nghi lễ “âm hôn” là tìm bạn đời cho người đã chết. Một số người cao tuổi ở Trung Quốc vẫn còn tin rằng một người khi chết chưa thực hiện được ước nguyện của mình, chẳng hạn kết hôn, thì sẽ không được yên nghỉ, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người sống.
“Âm hôn” ở Trung Quốc bị cấm từ lâu, nhưng theo một số thư tịch cổ vẫn được thực hiện bí mật ở một số nơi. Khi nam giới hoặc nữ giới qua đời mà chưa thể kết hôn, cha mẹ họ đôi lúc thuê một người mai mối để giúp họ “kết hôn” với những người đã chết khác rồi chôn thi thể cùng nhau. Nghi lễ này vẫn còn tồn tại ở một số làng quê vùng sâu vùng xa, đặc biệt ở miền Bắc Trung Quốc, theo SCMP.
Video đang HOT
Nghi thức “âm hôn” gần giống như đám cưới của người sống, theo SCMP. Cha mẹ của người chết sẽ nhờ mai mối tìm kiếm “bạn đời” cho con cái họ. Họ cũng sẽ hỏi gia đình người được chọn về nghề nghiệp, độ tuổi và yêu cầu xem ảnh để đảm bảo phù hợp. Sau đó, hai gia đình sẽ tổ chức đám cưới, khai quật thi thể người đã chết và chôn cùng nhau trong một ngôi mộ mới.
Thi thể phụ nữ dùng để làm nghi thức “âm hôn” thường được định giá bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, hài cốt còn nguyên vẹn hay không, hình thức bề ngoài khi còn sống và lai lịch xuất thân, theo China News Weekly. Một phụ nữ tử vong vì bệnh tật có thể có giá cao hơn người qua đời vì tai nạn giao thông.
Do các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một thi thể để kết hon với con cái đã chết của mình, thị trường “mai mối âm hôn” mọc lên rất nhanh.
Một mai mối có 30 năm kinh nghiệm tiết lộ với China News Weekly rằng thị trường này rất phát triển trong những năm gần đây. Hồi thập niên 1990, một lần mai mối “âm hôn” có phí 5.000 nhân dân tệ, nhưng chỉ 10 năm sau con số này tăng gấp 10. Tới thập niên 2010, bỏ ra 100.000 nhân dân tệ cũng chỉ đủ để tìm một mai mối cơ bản, còn tới năm 2016 chi phí có thể lên đến hơn 150.000 nhân dân tệ.
Dần dần, các vụ trộm cắp hài cốt và thậm chí giết người đã xảy ra để phục vụ nhu cầu tổ chức “âm hôn”. Một số gia đình liên lạc với bệnh viện hoặc cơ sở tang lễ, chi tiền cho nhân viên các cơ sở này để có thi thể tổ chức “âm hôn”.
Theo China News Weekly, từ 2013 tới 2016, 27 thi thể nữ giới đã bị khai quật và lấy trộm từ mộ của họ ở một thị trấn nhỏ tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về một vụ án ở tỉnh Cam Túc, khi một người đàn ông bị cáo buộc giết hại hai người phụ nữ bị bệnh tâm thần để bán thi thể của họ cho những người tổ chức “âm hôn”. Người này sau đó bị kết tội và bị tuyên án tử hình.
Giới chức Trung Quốc đã nỗ lực điều tra, truy quét những vụ việc như vậy trong hời gian gần đây. Theo luật hình sự Trung Quốc, những người đánh cắp, xâm hại thi thể người chết có thể bị tuyên án tối đa ba năm tù giam. Giới chức các địa phương cũng nhiều lần cảnh báo và tổ chức truy quét.
Tuy vậy, giới chuyên gia pháp lý Trung Quốc cho rằng việc chỉ hạn chế người bán là không đủ mà cần có động thái nhắm vào người mai mối và người mua, theo
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào "bằng tay"
Khi đường hầm được đào bằng tay bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng cùng tham gia và trong vòng 5 năm đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá, thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc với thế giới bên ngoài được đào bằng tay bằng các công cụ cơ bản như đục, búa và hiện được coi là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, người dân Guoliang - một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc nằm trên đỉnh một vách đá ở dãy núi Taihang, hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài.
Lối vào duy nhất của ngôi làng là một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách núi cheo leo.
Điều này khiến mọi thứ ra vào làng trở nên vô cùng khó khăn, vì vậy hầu hết trong số khoảng 300 cư dân tại đây đều cân nhắc việc chuyển đi nơi khác để tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 1972, khi hội đồng làng quyết định đào một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.
Đây được xem là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào .bằng tay.
"Đó là một cuộc sống khó khăn. Hàng hóa từ thế giới bên ngoài không thể đến làng và các sản phẩm nông nghiệp tươi của chúng tôi không thể được vận chuyển đến những nơi khác", Song Baoqun - một người dân làng 72 tuổi nói với Tân Hoa xã: "Chúng tôi đã phải giới hạn trọng lượng lợn ở mức 50 hoặc 60kg, nếu không thì rất khó để khiêng họ xuống núi".
Người dân làng Guoliang gặp khó khăn về kinh tế vì sự cô lập, nhưng thách thức khó khăn nhất cho đến nay là đưa một người bệnh đến bệnh viện kịp thời. Nếu ai đó bị ốm, 8 người phải khiêng cáng xuống núi và sau đó thực hiện một hành trình kéo dài 4 giờ để đến bệnh viện gần nhất.
Mặc dù chưa có bất kỳ kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật nào nhưng 13 trong số những người dân làng khỏe nhất ở Guoliang vẫn tình nguyện bắt đầu công việc đào đường hầm trên núi.
Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ dùng dây thừng hạ mình xuống sườn núi Taihang để đục vào đá từng inch một. Ở giai đoạn khó khăn nhất, cứ ba ngày đường hầm lại tiến với tốc độ một mét, nhưng điều quan trọng là không ai bỏ cuộc.
Khi đường hầm bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng tham gia việc đào hầm và trong vòng 5 năm, đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Lần đầu tiên, ngôi làng Guoliang hẻo lánh có thể được tiếp cận bằng ô tô, và điều đó đã thay đổi mọi thứ.
"Trong quá khứ, những người dân làng đói khát ghen tị với những người sống trên đồng bằng. Bây giờ không ai muốn rời khỏi ngôi làng trên đỉnh vách đá này. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về ngôi nhà của mình", người đàn ông địa phương Shen Heshan nói.
Ngay sau khi đường hầm được đục bằng tay đầy ấn tượng được hoàn thành, Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ hầu như không ai biết tới đã trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp.
Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển, nó mang đến một số khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tân Hoa xã thông tin rằng, doanh thu bán vé vào cửa ở Guoliang đạt 120 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đô la) trong năm 2018 và những người dân địa phương từng chật vật để lấp đầy cái bụng của mình, hiện đang là chủ doanh nghiệp đầu tư vào khách sạn và các tiện nghi khác cho khách du lịch.
Còn được gọi là "Hành lang dài trong vách đá", đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất để lái xe, chủ yếu là vì nó hẹp và ngoằn ngoèo.
Đường hầm Guoliang được đào thủ công khiến chúng ta gợi nhớ đến một công trình hoành tráng khác - khi người đàn ông Trung Quốc đã dành 36 năm đào một kênh dẫn nước dài 10 km xuyên qua ba ngọn núi để dẫn nước đến làng của mình.
Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai? Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại "thoáng" tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau? Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu "năm thê bảy thiếp" vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên...