Rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá
Rừng dương phòng hộ ven biển Bình Định có diện tích hơn 1.200 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Phù Cát, Tuy Phước và TP.Quy Nhơn đang bị tàn phá.
|
Rừng phòng hộ ven biển bị phá – Ảnh: Lê Minh
Theo ông Phan Trần Phú, Trưởng thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa (H.Tuy Phước) riêng phần diện tích thuộc quyền quản lý của dự án phong điện Phương Mai 1 nằm cạnh tỉnh lộ 639 (thuộc thôn Huỳnh Giàn Bắc) đã bị phá trắng mất gần 3 ha. “Hiện nay, cả thôn chúng tôi có hơn 100 hộ tham gia phá rừng đốt than, không thấy ai xử lý nên họ cứ thế lén lút phá rừng, làm cho tình hình an ninh trật tự bất ổn”, ông Phú nói.
Lực lượng tham gia phá rừng ngày càng “hùng hậu”, không chỉ ở thôn Huỳnh Giản Bắc mà nay đã lan sang các xã Cát Chánh, Cát Tiến (H.Phù Cát) với hàng trăm hộ. Các lò than thi nhau mọc lên trong các khu rừng và trong vườn nhà dân. Nhiều người sử dụng xe máy kéo rơ moóc, hay thuyền máy chở than đi tiêu thụ các nơi rất dễ dàng. Than ra lò bán tại chỗ 7.000 đồng/kg, còn chở bỏ sỉ ở các nơi thì giá cao hơn. Một hầm than trong ngày ra lò ít nhất 100 kg, tiêu tốn khoảng 3 cây dương có đường kính 20 cm.
Việc phá rừng ở các khu vực trên hiện rất phổ biến, trong khi ngành chức năng gần như bó tay.
Theo TNO
Tổ trưởng dân phố sẽ thu phí sử dụng đường bộ
Liên quan đến việc thu Quỹ bảo trì đường bộ từ ngày 1-1-2013, Bộ GTVT đã có thông cáo hướng dẫn về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng Quỹ này.
Từ 1-1-2013, các chủ phương tiện sẽ phải chịu thêm phí sử dụng đường bộ
Cụ thể, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ sẽ bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Người nộp phí là chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện.
Phương thức thu, nộp phí sử dụng đường bộ quy định như sau: Đối với xe ô tô đăng ký trong nước: Giao các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam: Giao các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh. Đối với xe mô tô: Giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND cấp xã, phường thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, xe máy.
Các trường hợp mô tô, xe máy phát sinh trước 1-1-2013 thì tháng 1-2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng. Trường hợp phát sinh từ 1-1-2013 trở về sau sẽ xảy ra hai trường hợp: Thời điểm phát sinh từ 1-1 đến 30-6 hàng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm; thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31-7. Đối với xe máy phát sinh từ 1-7 đến 31-12 hàng năm thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31-1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. UBND các phường, xã, thị trấn sẽ triển khai thu phí xuống các tổ dân phố, trưởng khu dân cư và tiến hành như đối với thu một số loại thuế, phí khác mà lực lượng này đang tiến hành.
Đối với các chủ xe ô tô đang lưu hành, chậm nhất đến ngày 30-6-2013 phải đến Trạm Đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Các xe ô tô (trừ xe của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) không phải chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu; bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ. Thủ tục hoàn phí được hướng dẫn cụ thể và thực hiện tại các Trạm Đăng kiểm. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nói rõ, kể từ 0h ngày 1-1-2013, các Trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ theo quy định.
Để bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả số tiền phí thu được, Bộ GTVT cho biết, bộ này sẽ cùng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ BTĐB. Theo đó, số tiền phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện tuy nộp vào Quỹ bảo trì đường bộ nhưng cũng được quản lý, sử dụng chặt chẽ như đối với khoản thu ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước. Bộ GTVT khẳng định, tiến độ xây dựng và ban hành Thông tư này không ảnh hưởng tới việc thu phí phục vụ Quỹ BTĐB từ 1-1-2013.
Trước đó, Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam, Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hiệp hội Vận tải TP Hải Phòng và Hiệp hội Kho vận Việt Nam đã cùng kiến nghị, nên thu phí bảo trì qua xăng dầu để đảm bảo công bằng. Ngoài ra, đại diện các hiệp hội cũng kiến nghị, nên bỏ phí đối với xe đạp điện và xe kéo sơ mi rơ mooc, vì loại xe này không tự vận hành, mà phải kéo bằng máy kéo, ô tô. Nhưng, theo quy định này lại thu phí cả trên máy kéo.
Các mức phí sử dụng đường bộ
- Với xe mô tô, xe gắn máy, loại có dung tích xy lanh đến 100cm3 từ 50.000-100.000 đồng/năm; loại có dung tích xy lanh trên 100cm3 mức thu từ 100.000-150.000 đồng/năm.
- Đối với ô tô, thấp nhất 130.000 đồng/tháng cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân; Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ dưới 4.000 kg có mức thu 180.000 đồng/tháng; Xe chở người từ 10 chỗ đến 24 chỗ, xe tải, rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 13.000 kg, xe đầu kéo có trọng lượng bản thân dưới 8.500 kg mức thu 270.000 đồng/tháng...
Theo ANTD
Hàng trăm cây thông bị 'xẻ thịt' ở rừng phòng hộ Ngày 8/12, tại khu vực rừng phòng hộ phía sau Dinh I (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), thuộc Tiểu khu 156, Ban quản lý rừng Lâm Viên, người dân đã phát hiện hàng trăm cây thông hơn 2 năm tuổi bị chặt phá. Tại hiện trường khoảnh 5, tiểu khu 156, hàng trăm cây thông đã bị chặt ngang thân, phần ngọn đã...