Rừng ngập mặn xứ Huế đẹp ma mị khi thu sang
Đến Rú Chá vào một ngày cuối tháng 9, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh rừng thu ngập sắc vàng, nên thơ tựa miền cổ tích.
Rú Chá là rừng nguyên sinh duy nhất trên phá Tam Giang, thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Theo tiếng địa phương, “rú” nghĩa là rừng, “chá” chỉ loài cây chiếm 90% diện tích ở vùng ngập mặn. Cây chá có bộ rễ ngập nước nông, phần hốc trở thành nơi trú ẩn của những con còng. Rừng được ví như một bình phong án ngữ, che chắn cho đất liền trước biển Thuận An.
Trong thời điểm giao mùa, những miền lá xanh chuyển vàng rực rỡ, tạo nên tuyệt tác thiên nhiên khó quên trong lòng du khách. Cánh rừng thu hút nhiều bạn trẻ đến du lịch sinh thái, là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhiếp ảnh gia vào mùa thu hàng năm.
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, Rú Chá là điểm hẹn hấp dẫn du khách khi đến với mảnh đất cố đô. Xuất phát từ trung tâm, bạn chạy dọc theo quốc lộ 49 hướng về biển Thuận An, rẽ trái qua cầu Tam Giang, hướng đập Thảo Long sẽ đến được Rú Chá.
Video đang HOT
Từ xa, du khách sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng những cụm chá hoang sơ, cao vút, đan bện vào nhau. Thời điểm lý tưởng nhất để check-in là từ tháng 2-10. Vào thời gian này, những cây chá trong rừng trổ bông, cả khu rừng chuyển mình, khoác lên màu áo lãng mạn. Chỉ cần mưa lớn hoặc gió mạnh, lá cây sẽ rụng xuống mặt nước, tạo nên thảm vàng mơ màng.
Không chỉ là điểm tham quan mang giá trị du lịch, rừng còn tạo điều kiện cho người dân địa phương nuôi trồng thủy sản, tạo kế sinh nhai. Bức tranh ngày thu trở nên sống động trước nét chấm phá của con người. Trước đây, việc vào rừng không hề dễ dàng, du khách phải lội nước, đi đò. Ngày nay, bạn có thể lựa chọn xe máy di chuyển trên những con đường bê tông hoặc thuê thuyền nhỏ của người dân để ngắm cảnh rừng.
Ngọn tháp trắng giữa rừng là nơi quan sát, quản lý Rú Chá, đồng thời giúp bạn tạo những tấm hình sống ảo nghệ thuật. Khi đứng trên tầng cao của tháp canh, du khách có thể thu trọn vào tầm mắt toàn cảnh vùng sông nước Tam Giang mênh mông. Dưới ống kính flycam, cả khu rừng được bao phủ bởi nhiều mảng màu hút mắt. Đó là sắc xanh pha lẫn vàng sẫm của mùa nước nổi, khoảng trời thu trong vắt, tà áo trắng dịu dàng của cô gái Huế…
Đến đây, du khách nên tản bộ trên con đường nhỏ hoặc chèo thuyền để ngắm vẻ đẹp của những bộ rễ trăm năm tuổi, tận hưởng bầu không khí mát lành, dịu nhẹ trong tiết thu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cầu bình an ở ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu.
Lá chắn xanh nơi biển cạn
Cùng với việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rộng 2.071,5ha với những quy định bảo vệ nghiêm ngặt, Thừa Thiên - Huế còn tăng cường chăm sóc và trồng mới hàng trăm héc ta rừng ngập mặn trên toàn hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai.
Rú Chá, viên ngọc xanh bảo tồn đa dạng sinh học giữa phá Tam Giang
Nơi đây được ví là biển cạn hay bảo tàng đa dạng sinh học lớn nhất Đông Nam Á với 1.300 loài tôm cá, thực vật và chim muông. Lá chắn xanh - rừng ngập mặn này đã tạo môi trường thuận lợi cho muôn loài sinh sôi; trở thành bức bình phong bảo vệ an toàn nhà cửa, ruộng vườn của người dân, công trình hạ tầng giao thông, hồ đập và hoạt động sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trước thiên tai bão lũ.
Trồng và chăm sóc rừng ngập mặn
Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn
Bần chua rễ phát triển thành gốc to, mọc sâu, ngày càng được trồng nhiều tại vùng đất ngập nước phá Tam Giang - Cầu Hai để chống sạt lở
Cứu hộ bồ nông chân xám quý hiếm kẹt lưới ngư dân
Cá tôm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng
Du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ của rừng ngập mặn
Trù phú đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, sở hữu nhiều tiềm năng du lịch sinh thái chưa khai phá hết. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000 ha trải dài 68 km thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Đây...