Rùng mình với những câu chuyện “lời nguyền” trong ngành công nghiệp âm nhạc
Xuyên suốt lịch sử phát triển của nền âm nhạc thế giới, đã có không ít lần xuất hiện những sự kiện trùng hợp đến đáng sợ xảy ra và dần được khán giả nhớ đến như những “ lời nguyền”.
Có thể tất cả đúng là chỉ là những sự trùng hợp, nhưng những câu chuyện kinh điển sau đây chắc chắn sẽ khiến ai cũng thấy rùng mình vì quá khó để lý giải theo logic thông thường.
1. Câu lạc bộ tuổi 27
“27 Club” có lẽ chính là “truyền thuyết” nổi tiếng nhất nhì trong nền âm nhạc. Trong đó, các nghệ sĩ như Kurt Cobain, Brian Jones, Amy Winehouse… được cho là những thành viên của “Câu lạc bộ tuổi 27″ bởi vì tất cả họ đều qua đời ở độ tuổi này trong khi sự nghiệp âm nhạc đang rất thành công. Brian Jones – guitarist của Rolling Stones được tìm thấy đã qua đời trong hồ bơi vào năm 1969. Sau đó, Jimi Hendrix tử vong do dùng thuốc quá liều vào năm 1970. Một năm sau, Jim Morrison – giọng ca chính của The Doors cũng ra đi vì truỵ tim.
“Câu lạc bộ tuổi 27″ được nhắc đến như danh sách các nghệ sĩ nổi tiếng ra đi khi tuổi đời chỉ mới 27.
Trong khoảng những năm 60 và 70, tiếp tục rất nhiều tên tuổi đình đám của nền âm nhạc mất ở tuổi 27, càng khiến nhiều người tin vào sự tồn tại của “lời nguyền” này như D. Boon (Minutemen), Kristen Pfaff (Hole), Robert Johnson, Janis Joplin,… Đặc biệt, nhiều người càng chú ý đến sự trùng hợp này hơn khi cả Kurt Cobain (Nirvana) lẫn Amy Winehouse cũng đều qua đời ở độ tuổi 27.
2. Vị trí chơi guitar của ban nhạc Fleetwood Mac
Suốt hơn nửa thế kỉ hoạt động âm nhạc, ban nhạc Fleetwood Mac đã có nhiều lần đổi chủ cho vị trí guitarist. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc thay đổi thành viên, khán giả cho rằng vị trí này “dính lời nguyền” la do hầu hết các nghệ sĩ từng đảm nhận vai trò này đều từng gặp chuyện không hay về sức khoẻ và qua đời. Đầu tiên, Peter Green – người thành lập ban nhạc và cũng là guitarist đầu tiên của Fleetwood Mac đã rời nhóm vì đối mặt với vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
Video đang HOT
Jeremy Spencer, Danny Kirwan, Peter Green là 3 thành viên thuộc đội hình đầu tiên của Fleetwood Mac và đều là các guitarist.
Sau đó, guitarist còn lại của ban nhạc là Jerry Spencer cũng rời đi và được phát hiện đã tham gia một giáo phái bí ẩn vào năm 1971. Đến năm 1972, Danny Kirwan với chứng nghiện rượu và có tâm lý bất ổn đã bị sa thải sau khi có những hành động kì lạ trong một buổi biểu diễn. Danny sau đó cũng đã qua đời do những vấn đề liên quan đến bệnh tâm thần. Gần đây nhất, Bob Weston qua đời do xuất huyết não vào năm 2012. Trong cùng năm đó, guitarist Bob Welch đã tự kết liễu cuộc đời mình khi hay tin mình sẽ không bao giờ đi lại được nữa do phẫu thuật không thành công.
3. Bản nhạc “ Gloomy Sunday”
Từ lâu, “Gloomy Sunday” đã được biết đến là một bản nhạc buồn bã. Bài nhạc là tác phẩm của nghệ sĩ piano kiêm nhà soạn nhạc người Hungary Rezs Seress, với nội dung được viết về sự tuyệt vọng của một người đàn ông. Khi bài nhạc được ra mắt vào năm 1933, các nhà chức trách tại Hungary đã báo cáo về sự gia tăng số người tự sát có liên quan đến ca khúc này và ngay lập tức cấm bản nhạc được phát trên toàn quốc.
Đến nay, những cái chết xoay quanh bản nhạc “Gloomy Sunday” của Rezs Seress vẫn gây nhiều tranh cãi về thực hư của “lời nguyền” đằng sau nó.
Khi “Gloomy Sunday” được các nhạc sĩ, ca sĩ tại Mỹ chú ý và thể hiện lại bằng phiên bản tiếng Anh, ca khúc cũng đã trở nên phổ biến tại đây. Bài hát này chưa bao giờ bị cấm chính thức ở Mỹ như nhiều lời đồn đoán, nhưng lại không được phát ở Anh. Suốt nhiều thập kỷ trôi qua, bản nhạc này vẫn thường được cho là dính líu đến những cái chết bí ẩn dù là phiên bản được thu âm bởi ai. Được biết, chính tác giả Rezs Seress cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình vào năm 1968.
4. John Lennon và số 9
Nhìn lại cuộc đời của John Lennon từ khi sinh ra cho đến khi nam nghệ sĩ qua đời, gần như mọi sự kiện trong cuộc đời ông đều liên quan đến số 9, hay chính xác hơn là ngày 9. Sinh nhật của John Lennon là vào ngày 9/10/1940. Ban nhạc của ông – The Beatles được phát hiện vào ngày 9/11/1961 bởi người quản lý Brian Epstein tại The Cavern Club. Họ đã xuất hiện tại chương trình Ed Sullivan Show trên đài CBS cho buổi biểu diễn trực tiếp đầu tiên của mình trên đất Mỹ vào đúng ngày 9/2/1964 với 73 triệu người theo dõi qua TV. Ngày John gặp Yoko Ono là 9/11/1966 tại phòng trưng bày Indica Gallery ở London, nơi cô đang chuẩn bị cho triển lãm nghệ thuật của mình.
Gần như mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời John Lennon đều liên quan đến số 9.
Sự trùng hợp này trông có vẻ như vẫn khá tốt đẹp cho đến khi mọi chuyện trong cuộc đời ông tiếp tục liên quan đến số 9 nhưng với chiều hướng xấu hơn cho đến cuối đời. Như nhiều người hâm mộ đã biết, ban nhạc tan rã sau 9 năm hoạt động cùng nhau dưới cái tên The Beatles vào năm 1970. Thời điểm John Lennon qua đời là vào đêm ngày 8/12/1980 tại New York, Mỹ. Tuy nhiên, nếu tính theo múi giờ tại Liverpool, Anh – nơi ông sinh ra, nam nghệ sĩ đã ra đi vào lúc rạng sáng ngày 9 tháng Mười Hai.
YouTube đã trả hơn 4 tỉ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc, tăng thêm 280 nghìn hội viên trả phí nhờ THE SHOW của BLACKPINK
Những thông tin mới nhất từ YouTube khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Trong nhiều năm trở lại đây, YouTube đã và đang trở thành nền tảng video hàng đầu thế giới. Có thể nói, YouTube cũng là nơi đưa ngành âm nhạc vào thời kỳ hoàng kim và giúp khán giả toàn cầu có thể tiếp cận âm nhạc với tốc độ cực kỳ lớn.
Mới đây, Lyor Cohen - Giám đốc toàn cầu phụ trách mảng âm nhạc của YouTube đã tuyên bố nền tảng này đã trả hơn 4 tỉ USD (tương đương khoảng 92 nghìn 184 nghìn tỷ VNĐ) cho ngành công nghiệp âm nhạc chỉ trong 12 tháng vừa qua. Và chỉ trong quý 1 năm 2021, số lượng tài khoản đăng ký hội viên trả phí đã chạm mức cao nhất kể từ khi ra mắt.
Giám đốc toàn cầu phụ trách mảng âm nhạc của YouTube khẳng định đã trả hơn 4 tỉ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc chỉ trong 12 tháng vừa qua
Đặc biệt, phía đại diện YouTube còn tiết lộ, đêm nhạc trực tuyến thu phí THE SHOW của nhóm nhạc Hàn Quốc BLACKPINK đã thu về cho họ gần 280.000 hội viên trả phí trên 81 quốc gia. Các cô gái nhà YG cũng có thêm 2,7 triệu người đăng ký mới cho kênh chính thức của mình.
Kênh YouTube của BLACKPINK hiện đang sở hữu 61,8 triệu người đăng ký
Concert trực tuyến đầu tiên của BLACKPINK - THE SHOW thu về cho YouTube gần 280.000 hội viên trả phí trên 81 quốc gia
Phía YouTube cũng khẳng định, các nội dung âm nhạc cao cấp lẫn nội dung do người dùng sáng tạo (UGC) đều phát triển và mang lại các giá trị quan trọng cho ngành công nghiệp này. Bất kể đó là buổi công chiếu của video âm nhạc gây sốt nhất trên TV, hay một giai điệu quen thuộc phát trên Google Home khi bạn yêu cầu một bài hát vui tươi, hay là một thử thách cover vũ đạo mới nổi, vẫn sẽ có doanh thu cho các nghệ sĩ, người sáng tác, và các chủ sở hữu bản quyền.
Với lời chia sẻ từ YouTube, có thể khẳng định các nghệ sĩ, người sáng tác, và các chủ sở hữu bản quyền đều được hưởng doanh thu khi đăng tải video lên YouTube
Giám đốc toàn cầu phụ trách mảng âm nhạc của YouTube cho hay: "Trong hơn 4 tỉ USD doanh thu được trả về cho các nghệ sĩ, nhà sáng tác và các bên sở hữu liên quan trong 12 tháng vừa qua, hơn 30% số doanh thu đến từ nội dung sáng tạo bởi người dùng.
Các video được thực hiện bởi những người hâm mộ luôn phát triển mạnh mẽ trên YouTube, điều đó giúp cho các nghệ sĩ mở rộng được lượng khán giả tiếp cận và lan tỏa những tác phẩm của họ trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi rất vui khi hiện tại, những nội dung từ người hâm mộ cũng trở thành một nguồn doanh thu có ý nghĩa và đều đặn cho các nghệ sĩ bên cạnh những nội dung âm nhạc cao cấp."
Suhyun (AKMU) từng có ý định giải nghệ Dù hiện tại nhóm AKMU vẫn đang ở thời kì đỉnh cao sự nghiệp, nhưng không ai biết rằng thành viên Suhyun từng có khoảng thời gian nghiêm túc nghĩ đến việc rút lui khỏi ngành công nghiệp âm nhạc. Trong một lần xuất hiện với vai trò khách mời trên chương trình truyền hình "Hooray For Independence", Suhyun (AKMU) đã có dịp...