Rùng mình với lễ hội nhảy múa cùng hộp sọ người
Những người tham gia thờ cúng sẽ nhảy múa với hộp sọ người và mang đầu lâu đi khắp nơi trên đường phố.
Lễ hội Gajan ở thành phố Bardhaman, Ấn Độ
Trong lễ hội kỳ lạ này, những tín đồ sẽ diễu hành quanh thành phố, cầm trên tay những chiếc đầu lâu của người chết với hy vọng sẽ làm hài lòng các vị thần và có một vụ mùa bội thu trong năm tới.
Đây được gọi là lễ hội Gajan, một lễ kỷ niệm của người Hindu được tổ chức vào tháng 4 hàng năm và kéo dài 1 tuần lễ ở bang Tây Bengal, Ấn Độ. Trong dịp lễ, người dân sẽ mặc đồ có màu sắc rực rỡ và khoe đầu lâu trước đám đông.
Hình ảnh cầm đầu lâu trong lễ hội khiến người xem rùng mình
Video đang HOT
Tờ DailyMail đưa tin lễ hội Gajan gắn liền với các vị thần Hindu, bao gồm Shiva, Neel và Dharmaraj. Những chiếc đầu lâu được đem đi diễu hành thường bị bôi sơn. Nhiều chiếc dường như vẫn còn tóc và một số vẫn còn răng.
Người tham dự cởi trần và đeo vòng hoa trên cổ
Trong khi những người cầm đầu lâu không khỏi bối rối khi chạm vào chúng thì một số người trong đám đông, đặc biệt là trẻ em, dường như không quan tâm lắm.
Theo nhiếp ảnh gia Avishek Das, ngày cuối cùng của lịch Bengali là vào giữa tháng 4. Đó cũng là khi các tín đồ thực hiện lễ hội truyền thống Gajan thờ xác chết, lễ hội có tuổi đời 100 năm tuổi để thỏa mãn thần Shiva, người sẽ đem lại mưa và mùa màng tốt tươi.
Trong lễ hội Gajan có các hội chợ, có người chơi âm nhạc và trống. Một số người còn tham gia vào các màn đốt lửa.
Một số trẻ em thậm chí còn tỏ ra thích thú với những chiếc đầu lâu
Vùng Tây Bengal, Ấn Độ vốn quen thuộc với các lễ hội và còn có những lễ hội đáng sợ khác khi những người đàn ông dùng những thanh sắt và móc sắt sắc nhọn để đâm vào cơ thể mình. Họ thường đâm vào môi, tai, cánh tay, ngực, bụng và lưng nhằm gây đau đớn. Biểu hiện của sự đau đớn được coi là một cách để những người thờ cúng thể hiện sự tôn sùng của họ đối với vị thần Hindu, Shiva, và để nhận được một mùa màng bội thu.
Lễ hội đi chân trần trên than hồng ở Nhật Bản
Lễ hội đặc biệt được gọi là Hiwatari Matsuri và nó xuất hiện khoảng 50 năm trước tại núi Takao, Nhật Bản.
Các nhà sư đi chân trần trên than đang cháy âm ỉ
Tại một lễ hội hàng năm gần núi Takao, các tín đồ Nhật Bản cùng các nhà sư Phật giáo đã cùng nhau đi chân trần trên than cháy âm ỉ. Những người theo đạo đã tụng kinh và cầu nguyện cho sự an lành của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, việc đi bộ trên lửa sau đó vẫn là một việc làm khá căng thẳng. Theo Reuters, những người tham gia còn được yêu cầu đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội.
Chỉ 1.000 người theo đạo được phép tham gia sự kiện thường niên trong năm nay do đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành. Vào năm 2020, lễ hội này không được tiếp đón công chúng đến tham gia.
Lễ hội được gọi là Hiwatari Matsuri và có lịch sử khoảng 50 năm tại núi Takao. Trong lễ hội, các tín đồ đốt củi và lá bách để tạo ra một đống lửa lớn.
Sau đó, họ dùng nước để hạ nhiệt của lửa và thu thập than hồng trước khi xếp chúng thành hai dải dài. Tiếp đó, họ đi chân trần trên than trong khi tụng kinh và cầu nguyện.
Đốt lửa để làm than
"Để cơ thể đi xuyên qua ngọn lửa giúp gột rửa tâm hồn và gửi lời cầu nguyện của bạn đến Đức Phật. Về lịch sử, núi Takao là một nơi quan trọng để cầu nguyện giải thoát khỏi bệnh dịch, vì vậy tôi cảm thấy chúng ta nên tổ chức lễ hội năm nay với một số biện pháp phòng ngừa nhất định", Reuters dẫn lời Koshou Kamimura, một nhà sư đến từ chùa Takaosan Yakuouin.
Các nhà sư được theo sau bởi những người thờ phụng trong khi đi bộ trên than. Một số người theo đạo thậm chí còn bế con khi đi qua đống than hồng.
"Dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn cầu, vì vậy tôi đã cầu nguyện rằng nó không lây lan thêm nữa", Eriko Nakamura, một nhà sư Phật giáo cho biết.
Sự thật về bức ảnh khỉ hô hấp nhân tạo cứu đồng loại bị thương Bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại bị thương do nhiếp ảnh gia William Steel chụp được gây xôn xao cư dân mạng. Sự thật về bức ảnh khỉ hô hấp nhân tạo cứu đồng loại bị thương William Steel, 28 tuổi, nhiếp ảnh gia chuyên chụp thế giới động vật hoang dã, đã ghi lại được cảnh tượng đáng...